Powered by Techcity

Khơi thông nguồn lực đất đai, nhìn từ những đại điền thế hệ mới

Những ngọn cờ đại điền tiên phong

Từ nhiều năm qua, Thái Bình là tỉnh có trình độ thâm canh lúa trong tốp đầu cả nước. Việc hình thành các đại điền trong khoảng bảy năm gần đây không những giúp địa phương này giữ vững sản lượng lúa gạo khoảng 1 triệu tấn/năm mà còn tạo ra lớp nông dân mới để đưa máy móc, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai.

Ông Đỗ Văn Dân ở xã Vũ Quý (huyện Kiến Xương) là một chủ đại điền có tiếng, đồng thời cũng là Chủ tịch CLB đại điền tỉnh Thái Bình. Hiện, ông Dân có khoảng 30 ha ruộng từ việc thuê mượn của hộ dân không có nhu cầu sản xuất để cấy lúa.

Theo ông Dân, quy trình cấy một giống lúa trên diện tích lớn, kết hợp đưa khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào các khâu sản xuất đã khẳng định trồng lúa là có lãi. Tính ra, cứ 1 sào lúa ông lãi 600.000 đồng.

Khơi thông nguồn lực đất đai, nhìn từ những đại điền thế hệ mới - Ảnh 1.

Tích tụ ruộng đất, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng đã giúp nhiều nông dân thành tỷ phú.

Tỉnh Thái Bình hiện có khoảng 2.000 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, với tổng diện tích hơn 8.000 ha; bình quân 4,08 ha/tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Qua rà soát, có 1.511 hộ tích tụ quy mô dưới 5 ha; 324 hộ tích tụ được từ 5 – 10 ha và 133 hộ tích tụ được diện tích hơn 10 ha.

Huyện Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Vũ Thư và Kiến Xương là những nơi có phong trào tích tụ đất khá sôi động, với hơn 1.000 ha/địa phương và liên kết, sinh hoạt cùng nhau thông qua CLB đại điền.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Bình, việc tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất đã tạo hiệu quả rõ rệt về kinh tế, giảm chi phí đầu vào khoảng 2,6 triệu đồng/ha; đồng thời tạo thuận lợi để người dân đầu tư máy móc, trang thiết bị sản xuất nông nghiệp, thực hiện đồng bộ cơ giới hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch, bảo quản; bảo đảm sản lượng, tỷ lệ đồng đều về chất lượng, mẫu mã nông sản cao, thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thu mua và bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng liên kết.

Sau một năm thành lập và hoạt động, CLB Đại điền Hải Phòng đã có 108 thành viên từ tất cả các huyện trên địa bàn, tổng diện tích sản xuất hơn 3.000ha. Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch CLB Đại điền Hải Phòng cho biết, hiện các thành viên CLB đã có 6 máy cày, 8 máy cấy, 6 máy bay phun thuốc, 4 máy gặt, 5 giàn gieo mạ, 5 máy sấy công suất từ 5-10 tấn.

“Trước đây, mỗi vụ mùa, người thừa mạ, người thiếu mạ, người có máy này, người có máy kia,… Từ khi CLB Đại điền thành lập, qua nhóm Zalo, anh em thừa thiếu gì thì báo lên nhóm,… phương án phun thuốc ốc, phun thuốc bảo vệ thực vật thế nào thì anh em đều chia sẻ với nhau. Bên cạnh đó, tham gia CLB được doanh nghiệp đứng ra cung ứng giống và thu mua sản phẩm nên các thành viên yên tâm sản xuất”, ông Nguyễn Mạnh Hùng thông tin.

Theo Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, CLB Đại điền là mô hình sản xuất nông nghiệp mới, được thành lập năm 2023 với mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và có giá trị kinh tế cao. Ban đầu chỉ mấy chục thành viên nhưng chỉ sau một năm đã phát triển mạnh mẽ, số lượng người dân trồng lúa tham gia CLB ngày càng đông.

Khơi thông nguồn lực đất đai, nhìn từ những đại điền thế hệ mới - Ảnh 2.

Đưa máy móc vào sản xuất, nông dân tiết kiệm được công sức, chi phí phân bón, giống… trong khi lợi nhuận cao gấp nhiều lần cách làm truyền thống.

Lưu Vĩnh Sơn là vựa lúa của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), tuy nhiên do lịch sử để lại cả mấy chục ngàn mảnh ruộng manh mún, nhỏ lẻ, thửa cao, thửa thấp, gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất, nên phải sử dụng hơn 80% sức người khi cày cấy, thu hoạch vì cơ giới hóa khó tham gia; lượng vật tư, phân bón tốn kém; năng suất lúa, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích hạn chế…

Những năm gần đây HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Bắc Sơn (HTX Bắc Sơn), xã Lưu Vĩnh Sơn đã thuê lại những diện tích đất manh mún, nhỏ lẻ của 154 hộ dân xứ đồng Thiên Đình với tổng diện tích hơn 50 ha để xây dựng cánh đồng lớn. Đây là mô hình dồn điền đầu tiên của Hà Tĩnh triển khai theo cơ chế này.

Ông Trần Hậu Nhân, Giám đốc HTX Bắc Sơn cho hay: “Chưa bao giờ nông dân làm ruộng khỏe như bây giờ. Công đoạn cày, gặt, phun thuốc BVTV đều có máy móc, công nghệ. Bà con chỉ mất vài ngày gieo sạ và bón phân”. Không những thế, hệ thống đường nội đồng mở rộng, kênh mương được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, thu hoạch.

Năng suất lúa trên cánh đồng HTX đang sản xuất bình quân đạt 6,5 tấn/ha lúa tươi, tăng 0,8 tấn/ha so với khi chưa chuyển đổi; chi phí làm đất và thu hoạch sau khi chuyển đổi giảm 800 ngàn đồng/ha; diện tích đất sản xuất sau khi phá bỏ bờ thửa tăng từ 53,8ha lên 55ha. “Sau khi thực hiện tích tụ ruộng đất, phá bỏ ô thửa nhỏ hình thành cánh đồng lớn, tổng doanh thu vụ lúa xuân bình quân của HTX đạt hơn 1,8 tỷ đồng/vụ (tính theo năng suất bình quân 6,5 tấn/ha và giá lúa tươi 5.300 đồng/kg); lợi nhuận gần 500 triệu đồng”, ông Nhân nhẩm tính.

Cụ thể hóa bằng Luật Đất đai 2024

Rõ ràng những lợi ích mà phong trào đại điền mang lại không chỉ là nâng cao năng suất, thu nhập cho nông dân mà trên hết còn giúp khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai – một trong những điều kiện tiên quyết để có được nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Nghị quyết số 19-NQ/TW BCH Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã nêu rõ: Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyên canh hàng hóa tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học- công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, cơ giới hóa, tự động hóa…; tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật đất đai bảo đảm quản lý, sử dụng bền vững, hiệu quả đất nông nghiệp, thúc đẩy tích tụ, tập trung, sử dụng linh hoạt, hiệu quả đất lúa; khắc phục tình trạng bỏ hoang, làm thoái hóa đất…

Khơi thông nguồn lực đất đai, nhìn từ những đại điền thế hệ mới - Ảnh 3.

Luật Đất đai 2024 được xem như bước ngoặt lớn giúp khơi thông nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất.

Tuy nhiên, quá trình tập trung đất nông nghiệp diễn ra còn chậm, chưa theo kịp nhu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung, cho phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nói riêng; đất đai manh mún đang là yếu tố cản trở người dân và doanh nghiệp đầu tư dài hạn vào nông nghiệp. Nhiều ruộng đất vẫn bị bỏ hoang vì người nông dân canh tác không hiệu quả, nhưng để cho doanh nghiệp thuê lại hoặc chuyển đổi đất sản xuất thì người nông dân lại không yên tâm.

Trong bối cảnh đó, Luật Đất đại 2024 (có hiệu lực từ 1/8/2024) được xem như bước ngoặt mang tính đột phá cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam.

Theo đó, Luật Đất đai năm 2024 có quy định rõ, tập trung đất nông nghiệp là việc tăng diện tích đất nông nghiệp để tổ chức sản xuất thông qua chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp theo phương án dồn điền, đổi thửa; thuê quyền sử dụng đất và hợp tác sản xuất, kinh doanh bằng quyền sử dụng đất.

Còn tích tụ đất nông nghiệp là việc tăng diện tích đất nông nghiệp của người sử dụng đất để tổ chức sản xuất thông qua việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện tập trung, tích tụ đất để sản xuất nông nghiệp; ứng dụng khoa học-công nghệ để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất.

Theo nhận định của các chuyên gia, những chính sách mới của Luật Đất đai sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có năng lực về vốn, khoa học kỹ thuật tiếp cận đất đai, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Các chuyên gia cho rằng những quy định mới liên quan đất nông nghiệp của Luật Đất đai sẽ tăng khả năng kêu gọi đầu tư, nhất là những doanh nghiệp lớn đầu tư khoa học-công nghệ vào nông nghiệp. Người dân có nhiều lựa chọn để gia tăng giá trị đất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, hạn chế tình trạng bỏ hoang đất. Ngành nông nghiệp sẽ có cơ hội phát triển nhiều mô hình nông nghiệp mới mang lại hiệu quả, thu nhập cao cho nông dân.

Luật Đất đai mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp từ 10 lần lên không quá 15 lần hạn mức giao đất tại địa phương; đồng thời, mở rộng đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa cho tổ chức kinh tế, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; được sử dụng một phần diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp; được kết hợp thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu…

Nguồn: https://danviet.vn/dien-dan-lang-nghe-nong-dan-noi-khoi-thong-nguon-luc-dat-dai-nhin-tu-nhung-dai-dien-the-he-moi-20241107000812365.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Đại tá Nguyễn Đức Hải giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai

TPO – Bộ công an điều động đại tá Nguyễn Đức Hải, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai thay cho đại tá Nguyễn Hồng Phong được điều động giữ chức Cục trưởng Cục Nghiệp vụ. Chiều ngày 4/1, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ tại Công...

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh. Di sản thiên nhiên thế giới 1. Vịnh Hạ Long   Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập...

Năm 2024, giá trị tôm nuôi đạt 600 tỷ đồng

Mạnh dạn đầu tư về hạ tầng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỉ thuật vào sản xuất nên năm 2024 dù thời tiết không thuận lợi nhưng sản lượng tôm thương phẩm của Hà Tĩnh tăng hơn 1,7% so với năm 2023 và cho giá trị sản xuất khoảng 600 tỷ đồng. Kiểm tra và đánh giá hệ thống...

Nhiều nơi chạm mốc 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (4/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự biến động tăng so với hôm qua, được dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang là hai thị trường đang có giá heo hơi cao nhất cả nước, đạt 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở Ninh Bình được giao dịch thấp nhất khu vực miền Bắc chỉ với 67.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong...

Báo Hà Tĩnh đổi mới và sáng tạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị địa phương

Sáng nay, Báo Hà Tĩnh tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng, thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan. Năm 2024, Báo Hà Tĩnh đã chú trọng công tác xây dựng Đảng, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi...

Cùng chuyên mục

Đại tá Nguyễn Đức Hải giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai

TPO – Bộ công an điều động đại tá Nguyễn Đức Hải, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai thay cho đại tá Nguyễn Hồng Phong được điều động giữ chức Cục trưởng Cục Nghiệp vụ. Chiều ngày 4/1, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ tại Công...

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh. Di sản thiên nhiên thế giới 1. Vịnh Hạ Long   Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập...

Nhiều nơi chạm mốc 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (4/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự biến động tăng so với hôm qua, được dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang là hai thị trường đang có giá heo hơi cao nhất cả nước, đạt 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở Ninh Bình được giao dịch thấp nhất khu vực miền Bắc chỉ với 67.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong...

Giải cứu người đàn ông bị lừa sang Campuchia, đòi 160 triệu tiền chuộc

Ngày 3/1, Công an xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa giải cứu thành công anh H.M.T. (SN 1996, trú xã Lâm Hợp, huyện Kỳ Anh) trở về Việt Nam an toàn sau thời gian bị bán sang Campuchia lao động. Theo cơ quan Công an, trước đó, gia đình anh H.M.T. đến Công an xã Kỳ Thượng trình báo việc anh T. bị kẻ gian dụ dỗ, lừa sang làm việc tại công...

Thiên nhiên kỹ bí, hùng vĩ ở vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình – miền Trung Việt Nam. Với tổng diện tích 343.300ha, trong đó vùng lõi là 123.300ha và vùng đệm là 220.000ha, Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc địa phận các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch và Minh Hóa, cách thành phố Đồng Hới 50km về hướng tây bắc. Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng còn được...

Dòng người ‘đi bão’ quanh sân Việt Trì ăn mừng tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

TPO – Sau trận chung kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam – Thái Lan kết thúc với tỷ số 2-1, hàng nghìn người dân đổ xô xuống đường quanh sân vận động Việt Trì (Phú Thọ) ăn mừng chiến thắng, hàng nghìn lá cờ Tổ Quốc tung bay phấp phới khắp tuyến đường. TPO – Sau trận chung kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam – Thái Lan kết thúc với tỷ số 2-1,...

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì tổng kết phòng chống tham nhũng

Chiều nay, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết ngành nội chính và hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng,...

Tổng kết công tác tài nguyên và môi trường năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều nay, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho...

Năm 2025, kỳ vọng lương nhà giáo xếp cao nhất thành hiện thực

TPO – Năm 2025, các nhà giáo kỳ vọng, lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng. Sau nhiều đời Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kiên trì đề xuất việc lương nhà giáo được xếp cao nhất đến nay nội dung này vẫn chưa đi vào thực tiễn. Năm 2025, các thầy cô giáo tiếp tục kỳ...

Đà Nẵng: Nhiều chương trình thiết thực, nhân văn dành cho người dân trong dịp Tết

Tết Ất Tỵ năm 2025, Đà Nẵng tiếp tục khẳng định tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” thông qua nhiều chương trình thiết thực, nhân văn. Với đối tượng chính sách, người yếu thế, tổng kinh phí chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 là hơn 126 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách thành phố Đà Nẵng hơn 108,4 tỷ đồng, nguồn ngân sách từ Trung ương hơn 7,4 tỷ đồng và nguồn của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất