Powered by Techcity

Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 7 tăng 0,7% so với tháng trước

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tích cực

Sản lượng tăng mạnh do số đơn đặt hàng mới đã tốt lên tháng thứ 4 liên tiếp. Theo S&P Global, tốc độ tăng sản lượng sản xuất tháng 7 đã nhanh hơn so với tháng 6 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2011. Do vậy, sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 7 tăng 0,7% so với tháng trước và tăng tới 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 13,3%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,9%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,1%; riêng ngành khai khoáng giảm 7,0%. Đặc biệt, sản xuất tháng 7 của đầu tàu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy sự hồi phục ở cả ba chỉ số là IIP tăng 9,6%, tiêu thụ chế biến – chế tạo thêm 13,4% và tồn kho giảm 17,8%.

Tính chung 7 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 0,8%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,5% (cùng kỳ năm 2023 giảm 1,2%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,4% (cùng kỳ năm 2023 tăng 1,4%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,2% (cùng kỳ năm 2023 tăng 5,2%); riêng ngành khai khoáng giảm 6,2% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,0%).

Chỉ số sản xuất 7 tháng năm 2024 của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 28,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 21,5%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 17,3%; khai thác quặng kim loại tăng 15,0%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 13,0%; sản xuất kim loại tăng 12,8%; sản xuất thiết bị điện tăng 12,5%; dệt và sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí cùng tăng 12,4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 11,1%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 7,4%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 12,4%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 2,9%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 1,8%; khai thác than cứng và than non giảm 1,3%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 7 tháng năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Thép thanh, thép góc tăng 31,4%; thép cán tăng 17,8%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 17,0%; phân hỗn hợp NPK tăng 14,2%; sữa bột tăng 12,3%; đường kính tăng 12,0%; linh kiện điện thoại tăng 11,7%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Khí đốt thiên nhiên dạng khí và khí hóa lỏng LPG cùng giảm 16,9%; dầu mỏ thô khai thác giảm 7,1%; bia giảm 3,8%; điện thoại di động giảm 3,2%; alumin giảm 3,1%; sắt, thép thô giảm 1,6%.

Sản xuất công nghiệp tăng trên diện rộng, chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 03 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 7 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng cao là: Lai Châu tăng 43,1%; Phú Thọ tăng 38,4%; Bắc Giang tăng 27,5%; Bình Phước tăng 17,1%; Thanh Hóa tăng 15,1%; Điện Biên tăng 8,8%. Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: Khánh Hòa tăng 258,5 %; Lai Châu tăng 66,4 %; Cao Bằng tăng 62,1 %; Điện Biên tăng 51,8%; Sơn La tăng 35,2%; Thanh Hóa tăng 33,0%; Phú Thọ tăng 15,3%.

Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm: địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bảy tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng thấp hoặc giảm là: Cà Mau tăng 1,5%; Gia Lai tăng 0,3%; Hà Tĩnh giảm 8,0%; Quảng Ngãi giảm 4,2%; địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện 7 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng thấp hoặc giảm: Quảng Trị tăng 1,7%; Quảng Ngãi giảm 16,9%; Thừa Thiên – Huế giảm 16,1%; Lạng Sơn giảm 15,5%; Lâm Đồng giảm 5,6%; Gia Lai giảm 3,6%; địa phương có chỉ số sản xuất ngành khai khoáng giảm: Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 14,3%; Lâm Đồng giảm 8,6%; Quảng Trị giảm 4,7%; Lạng Sơn giảm 3,0%; Thừa Thiên – Huế giảm 1,6%.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/7/2024 tăng 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 3,3% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 0,4% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1,0% và tăng 3,5%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí không đổi so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 1,1% so với cùng thời điểm năm trước; riêng ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 1,2% so với cùng thời điểm năm trước.

Đồng bộ các giải pháp phát triển công nghiệp

Mặc dù đã đạt những kết quả tích cực, song sản xuất công nghiệp tăng trưởng chưa toàn diện khi còn 06 địa phương có chỉ số IIP giảm; một số ngành sản xuất có chỉ số sản xuất công nghiệp giảm; Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực giảm so với cùng kỳ năm trước; ngành thép, vật liệu xây dựng gặp khó khăn do thị trường bất động sản trong nước tiếp tục trầm lắng và nhu cầu thế giới giảm, cung vượt cầu, đơn hàng trong nước và xuất khẩu đều giảm;

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn do khó tiếp cận vốn dù lãi suất đã giảm, chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cùng với tỷ giá đồng USD tăng cao, chi phí logistics tăng cao… làm giảm tính cạnh tranh về giá của sản phẩm xuất khẩu; Khu vực sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài;

Mức độ liên kết và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành còn hạn chế; liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn chậm nên chưa thúc đẩy phát triển kỹ năng quản trị, chuyển giao công nghệ, hình thành các chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu và cụm liên kết ngành. Sự tham gia mạnh của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu chưa được cải thiện rõ nét.

Nhiệm vụ, giải pháp trong những tháng cuối năm 2024, Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện thể chế, chính sách, trong đó tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật về phát triển lĩnh vực công nghiệp và xây dựng từng bước hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả theo tinh thần của KH 81/KH-UBTVQH và Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị;

Tiếp tục tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ. Đồng thời, tập trung triển khai các Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để khuyến khích đầu tư, phát triển các dự án trọng điểm, tạo đà tăng trưởng công nghiệp những năm tiếp theo.

Trình Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực (sữa, giấy, thép, ô tô, dịch vụ logictics, thị trường bán lẻ…); Đề án Tổng thể về việc đề nghị các nước công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường trong các vụ việc phòng vệ thương mại giai đoạn 2024-2030; Chương trình quốc gia về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam; Kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026-2030.

Đối với phát triển sản xuất công nghiệp, Bộ Công Thương đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, rà soát các tồn đọng để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo, khoáng sản…; Tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc triển khai các công trình trong lĩnh vực dầu khí, nhất là các dự án trong điểm về dầu khí, kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng để chỉ đạo tháo gỡ khó khăn; bám sát tình hình cấp than cho sản xuất điện để kịp thời tham mưu, báo cáo Lãnh đạo Bộ để xem xét, chỉ đạo các vấn đề phát sinh;

Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong các ngành chế biến chế tạo để mở rộng sản xuất như: xử lý vấn đề chồng lấn quy hoạch khoáng sản tại một số địa phương để thực hiện các dự án phát triển; sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các sản phẩm công nghiệp như thép như tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, thép không gỉ, ô tô điện và linh kiện, phụ tùng cùng hệ thống hạ tầng cho ngành ô tô điện (như trạm sạc, cổng sạc…), an toàn thực phẩm; trình Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi như về lệ phí trước bạ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu linh phụ kiện phục vụ sản xuất trong nước… để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh; xem xét, áp dụng phù hợp các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ thị trường cho ngành sản xuất trong nước (thép, phân bón, điện – điện tử…);

Tiếp tục hợp tác với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn trong và ngoài nước cùng các tổ chức quốc tế (như World Bank, IFC, UNIDO…) nhằm thúc đẩy liên kết với các doanh nghiệp trong nước và nâng cao năng lực cho các nhà cung ứng nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp CNHT tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; Đẩy nhanh tiến độ công tác xây dựng cơ bản nhằm xây dựng cơ sở vật chất để hình thành các Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp miền Bắc và miền Nam, đóng vai trò hỗ trợ đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực sản xuất cho doanh nghiệp trong các ngành CNHT ưu tiên phát triển tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/chi-so-san-xuat-cong-nghiep-trong-thang-7-tang-0-7-so-voi-thang-truoc.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Năm 2025, Hà Tĩnh phấn đấu kim ngạch xuất khẩu trên 2,5 tỷ USD

Năm 2025, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng mà tỉnh có lợi thế, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD. Khai thác lợi thế của vùng biển Hà Tĩnh đã và đang đẩy mạnh sản xuất khẩu thủy sản đông lạnh  Để đạt mục tiêu đề ra,...

Hơn 650 km cao tốc Bắc

TPO – Mặc dù Chính phủ và Bộ GTVT đã yêu cầu hoàn thành các hạng mục thiết yếu để phục vụ người dân dịp cao điểm cuối năm, nhưng hơn 650 km cao tốc đã thông xe hơn 1 năm qua vẫn ‘trắng’ trạm dừng nghỉ, tiếp nhiên liệu theo tiêu chuẩn. Hiện trạng cao tốc Cao tốc Mai Sơn – QL45 và Nghi Sơn – Diễn Châu là 2 trong số 11 dự án cao tốc...

Dự báo thời tiết 15/1/2025: Không khí lạnh tràn về, miền Bắc mưa nhỏ kèm rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực vùng núi và trung du phía Đông Bắc Bộ. Gió vịnh Bắc Bộ đã mạnh lên cấp 6, giật cấp 7. Dự báo ngày và đêm 15/1, bộ phận không khí lạnh này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung...

Tạo đột phá phát triển ngành công nghiệp ô tô

Thẳng thắn nhìn nhận điểm nghẽn Theo thống kê của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), ngành công nghiệp ô tô đang nhập khẩu 80% linh kiện sản xuất. Hiện cả nước có 377 doanh nghiệp ô tô, trong đó có 169 doanh nghiệp FDI, chiếm tỷ lệ 46,43%. Cần phải có các giải pháp quyết liệt để tạo sự đột phá và phát triển công nghiệp ô tô. Ảnh: TT Số lượng nhà cung cấp của Việt Nam trong ngành công...

UBND tỉnh Hà Tĩnh tổng kết nhiệm vụ quốc phòng và an ninh năm 2024

Sáng nay, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết nhiệm vụ quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Võ Trọng Hải – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; đại tá Nguyễn Xuân Thao – uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Giám đốc Công an tỉnh; đại tá Nguyễn Xuân...

Cùng chuyên mục

Hơn 650 km cao tốc Bắc

TPO – Mặc dù Chính phủ và Bộ GTVT đã yêu cầu hoàn thành các hạng mục thiết yếu để phục vụ người dân dịp cao điểm cuối năm, nhưng hơn 650 km cao tốc đã thông xe hơn 1 năm qua vẫn ‘trắng’ trạm dừng nghỉ, tiếp nhiên liệu theo tiêu chuẩn. Hiện trạng cao tốc Cao tốc Mai Sơn – QL45 và Nghi Sơn – Diễn Châu là 2 trong số 11 dự án cao tốc...

Dự báo thời tiết 15/1/2025: Không khí lạnh tràn về, miền Bắc mưa nhỏ kèm rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực vùng núi và trung du phía Đông Bắc Bộ. Gió vịnh Bắc Bộ đã mạnh lên cấp 6, giật cấp 7. Dự báo ngày và đêm 15/1, bộ phận không khí lạnh này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung...

Tạo đột phá phát triển ngành công nghiệp ô tô

Thẳng thắn nhìn nhận điểm nghẽn Theo thống kê của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), ngành công nghiệp ô tô đang nhập khẩu 80% linh kiện sản xuất. Hiện cả nước có 377 doanh nghiệp ô tô, trong đó có 169 doanh nghiệp FDI, chiếm tỷ lệ 46,43%. Cần phải có các giải pháp quyết liệt để tạo sự đột phá và phát triển công nghiệp ô tô. Ảnh: TT Số lượng nhà cung cấp của Việt Nam trong ngành công...

UBND tỉnh Hà Tĩnh tổng kết nhiệm vụ quốc phòng và an ninh năm 2024

Sáng nay, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết nhiệm vụ quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Võ Trọng Hải – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; đại tá Nguyễn Xuân Thao – uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Giám đốc Công an tỉnh; đại tá Nguyễn Xuân...

Hàng loạt nhà xe tăng giá vé dịp Tết Nguyên đán

Khách qua bến xe dự kiến tăng 350% Năm nay, người dân sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ thứ Bảy ngày 26/01/2025 Dương lịch (tức ngày 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật, ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội nhận định, nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng...

Doãn Ngọc Tân khiến Nam Định mất ngôi đầu?

Để phục vụ các CLB làm nhiệm vụ quốc tế, lịch thi đấu V-League 2024-2025 có một số điều chỉnh. Trận đấu sớm vòng 12 chiều nay là cuộc chiến phân định ngôi đầu bảng giữa CLB Thanh Hóa và đội Nam Định. Đương kim vô địch chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi không có sự phục vụ của 2 ngôi sao sáng nhất trên hàng công là Xuân Son và Văn Toàn vì chấn thương....

Khởi động hai dự án trị giá 5,5 triệu USD giúp đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và...

Các đại biểu nhấn nút khởi động hai dự án trị giá 5,5 triệu USD nhằm đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam. (Ảnh: Thu Trang) Ngày 13/1, KOICA công bố gói tài trợ 5,5 triệu USD cho hai dự án mới, với hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giải quyết...

Hà Tĩnh nhiều giải pháp tăng tốc thực hiện đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2015

"Quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tăng tốc, bứt phá, thực hiện đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2025, cùng với cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" là tinh thần chủ đạo tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo...

CLB Nam Định đau đầu khi vắng Xuân Son

Lời cảnh báo ở Cúp quốc gia Tiền đạo Nguyễn Xuân Son sẽ nghỉ thi đấu ít nhất 8 tháng để phục hồi chấn thương gặp phải ở chung kết lượt về AFF Cup 2024. Sớm nhất đến tháng 9, Xuân Son mới tái xuất, đồng nghĩa mùa giải 2024 – 2025 đã khép lại với chân sút này. CLB Nam Định đang rất nhớ Xuân Son Mùa trước, Xuân Son ghi 31 bàn sau 26 trận ở V-League, trong đó có...

Họp BCĐ xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Chiều nay, Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước tổ chức phiên họp trực tuyến toàn quốc để triển khai nhiệm vụ thời gian tới. Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo; Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất