Powered by Techcity

Đặc điểm văn hóa ứng xử, tính cách con người Nghệ Tĩnh qua cách xưng hô

L.T.S: PGS-TS Hoàng Trọng Canh (Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Vinh) là người đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương ngữ các vùng trong cả nước, đặc biệt là từ địa phương Nghệ Tĩnh. Báo Hà Tĩnh xin giới thiệu cuộc trò chuyện cùng ông.

Đặc điểm văn hóa ứng xử, tính cách con người Nghệ Tĩnh qua cách xưng hô

PGS-TS Hoàng Trọng Canh.

P.V: Xin ông cho biết một số nét khái quát về đặc điểm văn hóa ứng xử, tính cách con người và vùng dân cư thể hiện qua những nét khác nhau về xưng hô giữa các vùng, nhất là Nghệ Tĩnh.

PGS-TS Hoàng Trọng Canh: Các vùng phương ngữ tuy đều dùng chung các yếu tố xưng gọi nhưng mức độ dùng và sắc thái biểu cảm, thái độ ứng xử không như nhau. Điều này được thể hiện trước hết ở việc dùng từ “con” trong xưng gọi. Trong gia đình, họ hàng bên nội cũng như bên ngoại ở Nghệ Tĩnh, mọi người thường gọi “cháu”, “chắt” bằng con. Cho nên ta sẽ gặp rất phổ biến các vai khác nhau nhưng có cùng một kiểu xưng gọi: cố (cụ) (và anh, em trong họ ngang vai với “cụ”) – con, ôông (ông), bà (và những người trong họ nội, ngoại ngang vai với ông, bà) – con, bác, chú, mự (mợ, thím), o (cô), cụ (cậu), dì, dượng – con. Cách gọi này là không đúng vai, hay nói cách khác, cách xưng gọi đúng theo vai của người Nghệ Tĩnh thường không triệt để, thường xuyên như người Bắc Bộ. Ngay cả khi con cháu đã trưởng thành hoặc đã có gia đình, trong tình huống giao tiếp đòi hỏi nghi thức, xã giao, người Nghệ vẫn gọi con cháu mình bằng con chứ không gọi bằng anh, chị như người Bắc Bộ. Nếu mình “bị” gọi bằng “anh”, “chị” thì người đó sẽ cảm nhận được một cách rất tự nhiên rằng, mình đang bị đối xử lạnh nhạt, khách sáo, xã giao như với người ngoài.

Bình thường người Nghệ cũng không dùng đại từ xưng hô tôi (mang sắc thái trung tính) để xưng với con cháu, ngay cả khi con cháu đã trưởng thành. Trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, tui là từ biến thể ngữ âm, tương ứng với tôi. Nhưng trong cách dùng của người Nghệ Tĩnh cũng như sắc thái biểu cảm của từ, tui khác tôi rất rõ. Con cái có thể dùng tui để xưng với cha, mẹ, ông bà và những người lớn tuổi hơn mình với sắc thái biểu cảm không mang tính trung tính như tôi. Đối với người Nghệ Tĩnh, dùng tui là khiêm nhường và thân mật, còn dùng tôi trong trường hợp xưng với người lớn tuổi là có phần xấc xược, hỗn láo.

Nếu người Bắc Bộ dùng tôi để xưng với con cái (đã trưởng thành) là bình thường, là lịch sự, tôn trọng thì ngược lại, người Nghệ Tĩnh lại cho đó là thiếu tình cảm, là xa lạ. Người Nam Bộ cũng dùng tui để xưng hô như người Nghệ Tĩnh, tạo ra sắc thái dân dã, mộc mạc, người nghe sẽ cảm thấy thân mật, gần gũi hơn so với tôi. Nhưng người Nam Bộ thường dùng tui để tiếp chuyện với những đối tượng ngang bằng, hoặc nhỏ hơn mà không dùng để xưng với cha mẹ, người cao tuổi như người Nghệ.

Nếu nói rộng hơn về xưng hô thì phải nói đến cả lời (câu), chào hỏi (các thành phần của câu, đầy đủ hay không đầy đủ (cộc lốc), các yếu tố tình thái đi kèm, các quán ngữ đi kèm để đưa đẩy cho uyển chuyển…). Những điều đó Nghệ Tĩnh cũng có nét riêng. Nhiều khi mộc mạc đến mức cộc lốc, khác Bắc và Nam (người Bắc nói: “Con chào bố, cháu chào ông”; người Nam nói: “Con chào thầy, em chào anh”… nhưng người Nghệ chỉ: “chào bố”, “chào thầy”, “chào ông”…) – nét này nên học người Bắc và Nam.

Đặc điểm văn hóa ứng xử, tính cách con người Nghệ Tĩnh qua cách xưng hô

Nghệ ngữ được sử dụng phong phú trong đời sống.

P.V: Ông có thể nói rõ hơn về nét riêng trong văn hóa xưng gọi của phương ngữ Nghệ Tĩnh khác với các vùng?

PGS-TS Hoàng Trọng Canh: Một nét riêng về văn hóa xưng gọi truyền thống trong gia đình (cũng như ngoài xã hội) được thể hiện rõ trong phương ngữ Nghệ Tĩnh là người Nghệ thường dùng yếu tố chỉ giới (trai/gái). Điều đó thể hiện ở việc dùng các yếu tố cu, đị (đĩ) trong xưng gọi ở lối giao tiếp bình dân. Khi có con, thường tên của cha mẹ được gọi thay bằng tên của đứa con đầu lòng nhưng trước đây, ở Nghệ Tĩnh, trong tên gọi về cha mẹ có thêm yếu tố cu hoặc đị đi kèm.

Cụ thể, nếu vợ chồng sinh con trai đầu lòng thì từ đó tên gọi của cha, mẹ của đứa bé sẽ được gọi theo tên con đầu lòng và có thêm yếu tố cu đi trước tên riêng (cu Lan, cu Hòa)…; nếu sinh con gái đầu lòng thì tên gọi của bố mẹ cũng gọi bằng tên con gái và kèm yếu tố đị đi trước: đị Lan, đị Hòa…

Cách gọi như thế cho thấy tư tưởng phân biệt giới (nam, nữ) ăn sâu vào tâm thức, ứng xử của người Nghệ. Ở nhiều vùng nông thôn, người phụ nữ có chồng thì không còn được gọi theo tên riêng của mình trước khi lấy chồng nữa mà gọi theo tên chồng (ví dụ, chồng tên Hòa nên vợ cũng được mọi người gọi là ả (chị), mự (mợ)… Hòa).

Thái độ ứng xử thể hiện thái độ về giới, trai – gái cũng như về nội – ngoại cũng được thể hiện rõ trong việc gọi tên các đối tượng là anh chị em ruột của bố/ mẹ. Ở Bắc Bộ, người con trai sinh trước bố thì gọi bằng bác, sinh sau thì gọi chú, nữ sinh trước bố thì gọi là bác, sinh sau thì gọi là cô. Về bên mẹ, người con trai sinh trước mẹ thì gọi bằng bác, sinh sau thì gọi cậu, nữ sinh trước mẹ thì gọi là bác, sinh sau thì gọi là dì. Ở Nghệ Tĩnh, là trai, sinh trước/ sau bố thì gọi như Bắc Bộ nhưng nữ thì sinh trước hay sau đều gọi là o. Về bên mẹ, khác Bắc Bộ, nếu là trai, sinh trước hay sau mẹ đều gọi bằng cụ (cậu), nếu là gái, sinh trước hay sau mẹ đều gọi là dì.

Như thế, ta thấy người Bắc Bộ luôn ý thức, đề cao yếu tố tôn ti, trên dưới; người hàng trên luôn được đề cao, không có sự phân biệt nam hay nữ, nội hay ngoại. Sự phân biệt giới chỉ đặt ra ở hàng dưới với người sinh sau bố, mẹ. Sự không phân biệt nội hay ngoại về tình cảm đối với người Bắc Bộ còn được thể hiện ở chỗ, chồng của chị gái bố và chồng của chị gái mẹ đều gọi bằng bác như gọi anh trai bố; chồng của cô và chồng của dì đều được gọi là chú như gọi em trai của bố. Trong khi đó, với người Nghệ Tĩnh, chồng của o (sinh trước hay sinh sau bố) hay dì (sinh trước hay sinh sau mẹ) đều gọi là dượng.

Rõ ràng, quan niệm, tình cảm, thái độ ứng xử của người Nghệ Tĩnh theo giới cũng như với nội, ngoại là có sự khác với người Bắc Bộ.

Đặc điểm văn hóa ứng xử, tính cách con người Nghệ Tĩnh qua cách xưng hô

Cách xưng gọi ngoài xã hội ở phương ngữ Nghệ Tĩnh mang sắc thái địa phương khá đậm nét. (Ảnh minh họa).

P.V: Vậy cách xưng hô ngoài xã hội ở phương ngữ Nghệ Tĩnh như thế nào, thưa ông?

PGS-TS Hoàng Trọng Canh: Nét khác biệt dễ thấy nhất so với các phương ngữ khác là số lượng từ xưng gọi ngoài xã hội ở phương ngữ Nghệ Tĩnh rất phong phú. Cùng với các yếu tố của ngôn ngữ toàn dân và với các kết hợp khác nhau, phương ngữ Nghệ Tĩnh đã tạo nên hệ thống từ xưng gọi vừa phong phú, vừa độc đáo.

Có thể liệt kê ra đây các từ ngữ được dùng trong xưng gọi ngoài xã hội ở Nghệ Tĩnh như: tui, tau, choa, miềng, mềnh, ni, đằng ni, bầy choa, bầy tui, bì choa, nậu tui, nậu choa, mì choa, nậu ni, bọn ni, bọn choa, bọn tau, bọn tui, nhà tui, nhà choa, nhà miềng, tụi tui, tụi tau, tụi choa, tụi miềng, tụi mềnh, quân choa, quân tau… (dùng để chỉ ngôi thứ nhất, số ít và số nhiều). Các từ ngữ: mày, mi, nghỉ, ôông, ung, cu, đị, chắt, enh, êênh, ả, mụ, cố, cố chắt, ôông chắt, bà chắt, êênh chắt, ả chắt, ả cháu, êênh cháu, ôông cháu, bà cháu, ôông cu, bà cu, êênh cu, ả cu, ả đị, êênh đị, ôông đị, bà đị, bà hoe, êênh hoe, ôông hoe, ả hoe, ả nhiêu, êênh nhiêu, êênh học, ả học, ả nho, mệ nho, êênh nho… (dùng chỉ ngôi hai, số ít). Các từ ngữ: bay, bây, bọn bây, tụi bây, nậu bây, bọn mi, tụi mi, nậu mi, tụi mày, bọn mày, nậu mày, quân bay, các nghỉ, các họ… (dùng chỉ ngôi hai số nhiều). Các từ ngữ: hấn, nghỉ, ôông nứ (nớ), bà nứ (nớ), mụ nứ (nớ), mệ nớ (nứ), o nớ (nứ), ả nớ (nứ), êênh nớ (nứ), cố nớ (nứ), cu nớ, đị nớ, học nớ… (dùng để chỉ ngôi thứ ba, số ít). Các từ ngữ: Họ, chúng nó, bọn nó, chúng hấn, bọn hấn, nậu hấn, tụi hấn, quân hấn, bọn nghỉ, nậu nớ, nậu nứ, bọn nớ, bọn nứ, quân nớ, quân nứ… (dùng đề chỉ ngôi ba, số nhiều).

Với số lượng từ ngữ xưng gọi phong phú như vậy, sắc thái biểu cảm của từ trong xưng gọi cũng được phân biệt tinh tế. Đặc biệt, số lượng các từ dùng trong giao tiếp không mang tính nghi thức chiếm tỷ lệ cao, vì thế, cách xưng gọi ngoài xã hội ở phương ngữ Nghệ Tĩnh mang sắc thái địa phương khá đậm nét. Có cách gọi mộc mạc bình dân, thô ráp, lại có cách gọi trân trọng nghi thức mang tính văn hóa cao. Những cách xưng gọi như vậy không chỉ dùng phổ biến rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày mà còn được dùng một cách tự nhiên cả trong sáng tác thơ ca dân gian.

Dấu ấn về một thói quen trong xưng gọi chú ý nhiều đến yếu tố giới tính, đề cao tính tiếp nối, đề cao gia đình lớn có nhiều thế hệ và quan hệ gắn bó giữa các thế hệ trong gia đình, duy trì yếu tố truyền thống trong xưng gọi – đó là những nét sắc thái văn hóa riêng về giao tiếp của người dân xứ Nghệ trong cộng đồng người Việt.

P.V: Xin cảm ơn ông!

Minh Huệ

(thực hiện)

Nguồn

Cùng chủ đề

Chỉ số sản xuất tăng, công nghiệp Hà Tĩnh tiếp đà phát triển

2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp Hà Tĩnh ước tăng 10,44% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đang thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh SXKD, tăng đà bứt phá.Trung bình mỗi giờ Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng sản xuất 33.000 lon bia.Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng – SAVABECO (Thị xã Hồng...

Nghi Xuân có tân Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện

Ông Nguyễn Anh Hào - Chánh Văn phòng Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Viện trưởng Viện KSND Tối cao về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Lãnh đạo Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh trao quyết định điều động, bổ nhiệm của Viện trưởng Viện...

Trò chuyện với tác giả cuốn sách viết về Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng

Cuốn sách “Chân dung Anh hùng Lý Tự Trọng - qua những tư liệu lịch sử” được tác giả Dương Trọng Phúc ra mắt vào tháng 2/2024 là tài liệu hữu ích cho các thế hệ đoàn viên, thanh niên. Phóng viên Báo Hà Tĩnh vinh dự có cuộc trò chuyện với anh.Anh Dương Trọng Phúc - Phó Hiệu trưởng Trường Đoàn Lý Tự Trọng (TP Hồ Chí Minh), chuyên gia giáo dục sáng tạo cao cấp của Microsoft...

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông

Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại Danh y Lê Hữu Trác vào tháng 11/2024 sẽ được huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức trang trọng, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.Du khách thập phương tới tham quan, thắp hương tại khu Khu di tích mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung.Theo đó, địa phương sẽ phát động phong trào thi đua cao điểm, toàn diện trên các...

Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng ở Lộc Hà

Đảng bộ huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng và tập trung thực hiện tốt Điều lệ Đảng để tạo nền tảng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.Chiều 29/2, Huyện ủy Lộc Hà tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011 - 2025).Dự hội nghị có Trưởng ban Tuyên giáo...

Cùng tác giả

Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiên

Tin mới y tế ngày 20/9: Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiênDù được cảnh báo nhiều lần nhưng thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc nấm tự nhiên khiến nhiều trường hợp nhập viện. Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiên Dù được cảnh báo nhiều lần nhưng thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc nấm tự nhiên khiến nhiều trường hợp nhập viện. Chuyên gia y tế...

Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực

Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trong tháng 8 Chỉ số PMI tháng 8 của ngành sản xuất đạt 52,4 điểm, mặc dù giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy mức cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh vào thời điểm giữa quý III, trong đó có những điểm nhấn tích cực là sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng...

Miền Trung tiếp tục mưa to, có nơi trên 250mm

   Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 19/9 và sáng sớm 20/9, khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 19/9 đến 3 giờ ngày 20/9 có nơi trên 100mm như: Hương Lâm (Hà Tĩnh) 110,4mm, Hóa Thanh (Quảng Bình) 237,6mm, Hiền Lương (Quảng Trị) 137,6mm… Ngày và đêm 20/9, khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh,...

Lũ cuồn cuộn đổ về sông Ngàn Phố, nhiều trường cho học sinh nghỉ học

Sáng 20/9, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn, cho biết do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ cơn bão số 4, địa phương này tiếp tục có mưa vừa, mưa to kéo dài. Các xã ở vị trí thượng nguồn như Sơn Kim1 và Sơn Kim2, mưa rất to từ đêm 19/9 đến sáng 20/9 khiến nước khe suối chảy xiết. Lũ đổ về khiến mực nước sông Ngàn...

Xuất khẩu lao động 9 tháng đạt kế hoạch cả năm

 Từ đầu năm đến nay,  Hà Tĩnh đã đưa được  gần 8.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài, vượt kế hoạch cả năm gần 500 lao động.  Hướng nghiệp cho học sinh đang là một vấn đề được quan tâm đặc biệt  Có được kết quả này là do bên cạnh việc khai thác tốt các thị trường truyền thống,...

Cùng chuyên mục

Ngân hàng Phát triển Châu Á triển khai dự án du lịch tại Hà Tĩnh

Tháng 7/2023, đoàn công tác của ADB đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số địa phương như: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Cẩm Xuyên. Đây là hoạt động nhằm triển khai văn bản đồng ý chủ trương tiếp nhận Dự án “Thúc đẩy đổi mới trong hợp tác và hội nhập khu vực sau hậu quả của COVID-19, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh” (gọi tắt là dự án) của...

Hà Tĩnh tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh

Hà Tĩnh tham gia gian hàng trưng bày, quảng bá các sản phẩm du lịch, các điểm đến du lịch của tỉnh với du khách trong, ngoài nước tại Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2024. Sáng 5/9, Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 (ITE HCMC 2024) chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh). Phó Chủ tịch UBND...

Hà Tĩnh đón hơn 220 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút khoảng 220.242 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 265% so với cùng kỳ năm 2023. Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, trong 220.242 lượt du khách tham quan, nghỉ dưỡng tại các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh dịp lễ 2/9 (từ 31/8 - 3/9/2024), có 29.309 lượt khách lưu trú (tăng 33% so với cùng kỳ năm...

Chợ cá biển Thiên Cầm

Bãi biển Thiên Cầm từ lâu đã rất nổi tiếng với bãi cát dài, mịn, cùng nhiều loại hải sản tươi ngon. Nhưng nhiều du khách nơi xa chưa biết ngay cạnh Thiên Cầm còn có một chợ cá họp sớm, rất thú vị với người ưa khám phá. Đó là chợ cá Cẩm Nhượng, còn gọi là chợ cá Cồn Gò, thuộc xã Cẩm Nhượng (H.Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Từ khu du lịch Thiên Cầm (TT.Thiên Cầm, H.Cẩm Xuyên), đi tiếp theo bờ...

Hà Tĩnh: Doanh thu dịch vụ, du lịch 7 tháng tăng trên 13%

Trong 7 tháng của năm 2024 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành của Hà Tĩnh ước đạt hơn 4.800 tỷ đồng, tăng 13,43% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt hơn 4.580 tỷ đồng, tăng 13,87%; du lịch lữ hành và dịch vụ hỗ trợ du lịch ước đạt hơn 49 tỷ đồng, tăng 69,28%. Riêng doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt...

Khảo sát, kết nối hợp tác phát triển thị trường du lịch với các tỉnh của Lào – Thái Lan trên đường 8 và...

Từ ngày 17 đến 21/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khảo sát, kết nối hợp tác phát triển thị trường du lịch với các tỉnh của Lào - Thái Lan trên đường 8 và đường 12 năm 2024. Chuyến khảo sát nhằm mục đích: Tìm hiểu, khảo sát các điểm đến du lịch ở các tỉnh biên giới Lào, thủ đô Viêng Chăn, Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và một số điểm đến...

Thiên Cầm được quy hoạch phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia

Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được ban hành, có 61 địa điểm phân bố tại 6 vùng du lịch nằm trong danh sách các địa điểm tiềm năng phát triển Khu Du lịch Quốc gia. Trong đó, khu du lịch Thiên Cầm (Hà Tĩnh) được Quy hoạch. Cụ thể, Vùng trung du và miền núi phía Bắc có 15 địa điểm tiềm năng gồm: Công viên Địa chất...

Đoàn Farmtrip các tỉnh khảo sát du lịch nông thôn Hà Tĩnh

Trong 2 ngày 23 - 24/5, đoàn Farmtrip gồm đại diện hơn 40 doanh nghiệp lữ hành và hiệp hội du lịch các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An đã có chuyến khảo sát du lịch nông thôn trên địa bàn TP Hà Tĩnh. Theo đó, đoàn đã đến tham quan, khảo sát tại HTX Sản xuất rau, củ, quả và dịch vụ tổng hợp xã Thạch Hạ. Đoàn tham quan, tìm hiểu về quy trình sản xuất bánh...

Chuyên gia đề xuất nhiều giải pháp phát triển du lịch Hà Tĩnh bền vững

Chiều 7/6, Sở VH-TT&DL tổ chức họp nghe báo cáo đánh giá kết quả khảo sát các loại hình du lịch; định hướng, giải pháp phát triển du lịch Hà Tĩnh bền vững. Thực hiện kế hoạch của Bộ VH-TT&DL và UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc khảo sát tài nguyên du lịch, phát triển du lịch nông thôn, từ ngày 28/5 - 7/6/2024, Sở VH-TT&DL đã chủ trì phối hợp các địa phương, đơn vị và các chuyên gia...

Hội thảo Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn bền vững tỉnh Hà Tĩnh

Sáng nay 19/5, tại Hương Khê, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hà Tĩnh phối hợp với Viện Kinh tế và Du lịch Nông nghiệp tổ chức Hội thảo "Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn bền vững tỉnh Hà Tĩnh".   Tham dự chương trình có ông Dương Minh Bình - Chuyên gia du lịch, Chủ tịch Hội đồng thành viên CBT Travel; ông Phạm Thanh Tùng - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế...

Tin nổi bật

Tin mới nhất