Powered by Techcity

Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22” ở Hà Tĩnh

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, Đảng bộ Hà Tĩnh đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách chăm lo cuộc sống Nhân dân. Những câu chuyện ấm lòng không ngừng được viết tiếp từ trách nhiệm, tình cảm, sự bền bỉ và sáng tạo trên suốt hành trình thực hiện công tác an sinh xã hội với nghĩa Đảng, tình dân.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

58 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ, gần 5.000 nhà ở kiên cố được xây mới trong gần 3 năm qua, không chỉ là điểm tựa vững chắc của cộng đồng dân cư khi mùa mưa lũ ập đến mà còn là nơi để tổ chức các hoạt động chung của cộng đồng, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi người dân. Trong khó khăn, thử thách, những ngôi nhà “nghĩa Đảng, tình dân” đã kịp xây nên từ chính sách nhân văn của tỉnh, sự chung tay của các cấp, ngành, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và cả cộng đồng.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Gần 3 năm sau ngày cơn lũ đi qua, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên) – địa phương ở vùng thấp trũng, hạ du hồ Kẻ Gỗ, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn lũ dữ vào tháng 10/2020 đã “thay áo mới”. Những con đường nông thôn mới thắm sắc hoa, những cánh đồng xanh màu no ấm; những công trình nhà văn hóa, nhà ở kiên cố, khang trang… đang điểm tô cho vùng đất từng tiêu điều, xác xơ; xóa bớt đi ký ức buồn đau những ngày chìm trong nước lũ…

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Trận đại hồng thủy lớn chưa từng có xảy ra vào cuối tháng 10/2020 làm hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, thiệt hại về kinh tế hết sức nặng nề; nhiều gia đình rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”.

Bà Trần Thị Ánh Tuyết – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Cẩm Duệ nhớ lại: “Trận đại hồng thủy lớn chưa từng có xảy ra vào cuối tháng 10/2020 làm hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, thiệt hại về kinh tế hết sức nặng nề; nhiều gia đình rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”.

Ngay sau lũ, Nghị quyết 01-NQ/TU kịp thời được triển khai, xã được hỗ trợ xây dựng 12 nhà ở kiên cố cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai và 3 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ với tổng kinh phí hơn 7,4 tỷ đồng. Cùng đó, người dân cũng nhanh chóng được tiếp cận các chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất, đời sống. Vượt qua hoạn nạn, người dân càng thêm phấn khởi và tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, chung sức phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm 2023”.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ thôn Phan Châu Trinh – xã Cẩm Duệ trở thành điểm vui chơi, sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Chia sẻ niềm hạnh phúc được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Quyết định 22-QĐ/TU, vợ chồng ông Hoàng Kim Cương (SN 1935), bà Phan Thị Thanh (SN 1950) ở thôn Phan Châu Trinh xúc động: “Tôi nhớ mãi ngày khánh thành ngôi nhà mới, không chỉ có bà con làng xóm mà các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện cũng về chia sẻ niềm vui cùng gia đình. Từ ngày có ngôi nhà kiên cố, vợ chồng tôi yên tâm, ổn định cuộc sống và tích cực hưởng ứng các phong trào xây dựng NTM, đời sống văn hóa ở thôn xóm”.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Ông Cương, bà Thanh chia sẻ niềm hạnh phúc khi ở trong căn nhà được xây dựng từ nguồn hỗ trợ theo Quyết định 22-QĐ/TU.

Cẩm Duệ là một trong hơn 100 xã, phường nhận được sự đồng hành kịp thời của cộng đồng để vươn mình hồi sinh sau lũ. Gia đình bà Phan Thị Thanh cũng là một trong gần 5.000 hộ dân may mắn nhận được hỗ trợ từ các nguồn lực để xây dựng ngôi nhà mới khang trang sau những ngày gian khó. Đây là kết quả của việc thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 18/11/2020 của BTV Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020; một số định hướng, mục tiêu và giải pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra (gọi tắt là Nghị quyết 01).

Được biết, để thực hiện mục tiêu Nghị quyết 01, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 22-QĐ/TU ngày 20/11/2020 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh bão lũ và nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (gọi tắt là Quyết định 22). Chính sách được ban hành kịp thời, các cấp, ngành khẩn trương vào cuộc. Bên cạnh hỗ trợ về kinh phí đồng thời huy động các nguồn lực tại chỗ để giúp người dân, từ thực tiễn trong quá trình thực hiện Quyết định 22, chính quyền, các ban, ngành, địa phương còn tích cực hỗ trợ tháo gỡ những vướng mắc liên quan các quy định, thủ tục về đất đai, tạo điều kiện tối đa cho người dân được an cư trong những ngôi nhà mới.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ thôn Tiền Phong, xã Quang Vĩnh (Đức Thọ).

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Với sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền, các gia đình chính sách, hộ nghèo ở Thạch Hà được tạo điều kiện tối đa để hưởng chính sách về hỗ trợ xây dựng nhà ở của tỉnh.

Ông Nguyễn Bá Hà – Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà cho biết: “Ban Chỉ đạo xây dựng nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh lũ, nhà ở hộ nghèo, hộ chính sách huyện Thạch Hà đã chủ động rà soát, thống kê tất cả các đối tượng gặp vướng mắc về đất đai, phân nhóm, giao các đơn vị, bộ phận chuyên môn hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hồ sơ, tham mưu phương án giải quyết cho từng người, tạo điều kiện tối đa để hoàn thành thủ tục pháp lý về đất đai trong thời gian sớm nhất, đảm bảo cho người dân được xây nhà ở theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo 22 tỉnh. Đến nay, toàn huyện đã có 271 hộ được xây dựng nhà ở theo Quyết định 22.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Những ngày này, khi mùa mưa bão đang đến gần, về những địa bàn vùng rốn lũ, càng cảm nhận được niềm vui đang nhân lên trong những nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ khang trang, ấm áp. Các công trình với kinh phí đầu tư bình quân 2 tỷ đồng/nhà, thiết kế 2 tầng, được xây dựng từ năm 2021 đến nay đã phát huy tác dụng trong các mùa mưa bão, trở thành điểm tựa vững chắc cho bà con khi thiên tai, nhất là những địa bàn như: Hương Khê, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Thạch Hà, Vũ Quang… Hơn thế, “cú hích” từ Nghị quyết 01 còn giúp người dân vùng nông thôn được hội họp, hoạt động thể thao, văn nghệ trong những ngôi nhà văn hóa khang trang, đồng bộ. Nhờ đó, đời sống tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng phong phú và sự gắn kết cộng đồng dân cư cũng thêm bền chặt.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

“Cú hích” từ Nghị quyết 01 còn giúp người dân vùng nông thôn được hội họp, hoạt động thể thao, văn nghệ trong những ngôi nhà văn hóa khang trang, đồng bộ.

Ông Nguyễn Tiến Sỹ – Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Điền Mỹ (Hương Khê) cho biết: “Thụ hưởng chính sách nhân văn của tỉnh và sự chung sức của cộng đồng, xã Điền Mỹ đã xây dựng được công trình nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ tại thôn Trung Tiến – vùng thấp trũng, thường xuyên bị ngập lụt. Trận mưa lớn vào cuối năm 2021 đã không còn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bà con như những đợt mưa trước nữa. Ngoài ra, công trình còn giúp thôn củng cố tiêu chí quan trọng về hạ tầng cơ sở; cảnh quan, môi trường, văn hóa, góp phần xây dựng thành công khu dân cư NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2022”.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Theo ông Nguyễn Trí Lạc – Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, tiêu chí hàng đầu khi triển khai chương trình theo Quyết định 22 là các công trình phải đảm bảo chất lượng, kiên cố, an toàn, do vậy, ngoài kinh phí 70 triệu đồng/nhà từ nguồn hỗ trợ ban đầu của chương trình, các cấp, ngành, đoàn thể đã huy động gia đình, dòng họ, xóm làng hỗ trợ kinh phí, ngày công, vật liệu xây dựng để giúp người dân có được những căn nhà khang trang, kiên cố, giá trị sử dụng lâu dài. Từ sự chung sức đó, đến nay, toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng 58 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ, gần 5.000 nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và hộ bị thiệt hại do thiên tai, với tổng kinh phí hơn 397 tỷ đồng. Đây là thành quả được kết tinh từ chủ trương an sinh xã hội đúng đắn, cách làm tâm huyết, hiệu quả và tinh thần đại đoàn kết toàn dân; góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Chính sách nhân văn của tỉnh từ Nghị quyết 01 đã tạo được sự lan tỏa, cộng hưởng tới tất cả các địa phương và cả cộng đồng, huy động được nguồn lực lớn của toàn xã hội để xây dựng nhà văn hóa và nhà ở cho người nghèo. Cuộc sống mới ở làng chài thôn Tiền Phong, xã Quang Vĩnh (Đức Thọ) là một trong những câu chuyện xúc động trong hành trình chăm lo điều kiện sống cho người nghèo của Hà Tĩnh.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Ước mơ được an cư của người dân làng vạn chài thôn Tiền Phong đã trở thành hiện thực.

Chúng tôi cùng ông Nguyễn Quang Việt – Chủ tịch UBND xã Quang Vĩnh đi trên con đường bê tông mới tinh, rộng rãi và sạch đẹp của thôn Tiền Phong, ngắm nhìn những dãy nhà liền kề san sát mái ngói đỏ tươi trong nắng của khu tái định cư cho người dân làng chài. “Cuối năm 2022, 24 hộ dân của làng chài thôn Tiền Phong từng sống lênh đênh trên sông nước đã chính thức dọn về ở trong những căn nhà mới của khu tái định cư. Cuộc sống của họ bây giờ đổi thay lắm rồi! Không chỉ có nhà, có đất, người dân còn được chăm lo đầy đủ từ khám chữa bệnh, học hành, được hỗ trợ chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trên bờ song song với nghề đánh bắt thủy sản truyền thống” – ông Việt phấn khởi chia sẻ.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Khu tái định cư thôn Tiền Phong là một công trình “lịch sử”, hiện thực hóa ước mơ, khát vọng “lên bờ” bao đời nay của các thế hệ người dân vạn chài, cũng như niềm trăn trở của lãnh đạo huyện, tỉnh trong nhiều năm qua. Với sự kêu gọi, kết nối của tỉnh, sự đồng cảm, chia sẻ của các mạnh thường quân, sau 1 năm xây dựng, đến cuối năm 2022, công trình khu tái định cư với 24 căn hộ liền kề cùng các công trình giao thông, đường điện thắp sáng với tổng trị giá hơn 9 tỷ đồng… đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng trong niềm hạnh phúc của bà con.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Cuối năm 2022, 24 hộ dân của làng vạn chài thôn Tiền Phong, từng sống lênh đênh trên sông đã chính thức dọn về ở trong những căn nhà mới của khu tái định cư.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Gia đình anh Nguyễn Trường Sinh và người dân làng vạn chài vui mừng khi được lên bờ an cư.

Anh Nguyễn Trường Sinh (SN 1982, người dân làng chài) vui mừng bày tỏ: “Từ thuở lọt lòng đến nay, tôi mới được ở trong căn nhà khang trang, vững chãi như thế này. Gia đình tôi có chỗ ăn ở, sinh hoạt ổn định; có đất trồng rau, nuôi gà – điều mà trước đây chúng tôi không bao giờ dám nghĩ đến. Con gái tôi hằng ngày cũng không còn phải chèo thuyền lên bờ rồi xin đi nhờ xe của bạn để đến trường nữa. Cuộc sống của người dân vạn chài đã thực sự có bước ngoặt lớn”.

Lan tỏa tinh thần từ Nghị quyết 01, không chỉ dựa vào nguồn lực của tỉnh, các địa phương đều có sự trăn trở và triển khai nhiều giải pháp, cách làm để huy động nguồn lực, dồn sức cải thiện điều kiện nhà ở cho người dân. Là địa phương khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, số lượng nhà ở của người dân cần sửa chữa, xây mới nhiều với hơn 630 hộ, việc huy động nguồn lực xã hội hóa chăm lo cho đời sống, xây dựng nhà ở kiên cố được cấp ủy, chính quyền huyện Kỳ Anh đặc biệt quan tâm thực hiện ngay từ đầu nhiệm kỳ. Ngoài nguồn hỗ trợ của tỉnh, đến nay, địa phương đã huy động được 41,5 tỷ đồng để xây dựng 471 ngôi nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai và 4 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ trên địa bàn.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Với cách làm sáng tạo, huyện Kỳ Anh huy động hiệu quả nguồn lực để xây dựng nhà ở cho hộ nghèo.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Ông Hồ Huy Thành – Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh cho biết: “Để tranh thủ các nguồn hỗ trợ, huyện luôn có sự kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp, mạnh thường quân; tổ chức chương trình huy động nguồn lực phù hợp. Nhờ đó, không chỉ Nhân dân địa phương mà con em xa quê, các nhà tài trợ trong và ngoài tỉnh đều tích cực ủng hộ kinh phí. Quá trình triển khai, huyện xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết; ban hành tiêu chí cho từng nhóm đối tượng được hỗ trợ để đảm bảo công bằng, minh bạch; thành lập tổ công tác rà soát, xác minh và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh”.

Tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách đã được lan truyền rộng rãi tới từng khu dân cư, từng địa bàn thôn xóm và mỗi người dân, tạo nên sự cộng hưởng mạnh mẽ trong cộng đồng, từ tỉnh đến thôn xóm, từ miền xuôi đến miền ngược. Chị Dương Thị Huê (SN 1986, thôn Đồng Tiến, xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh) chia sẻ: “May mắn khi được các cấp, ngành hỗ trợ 70 triệu đồng, lại được sự giúp đỡ của xóm làng, đoàn thể từ tiền của, ngày công nên gia đình tôi đã có đủ điều kiện để xây căn nhà khang trang như thế này. Tôi không bao giờ quên sự yêu thương, đùm bọc của cộng đồng, bà con làng xóm”.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Từ cách làm khoa học, sáng tạo, Hà Tĩnh tiếp tục huy động hiệu quả nguồn lực chăm lo chốn an cư cho người nghèo.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Điều đáng mừng là cách làm trách nhiệm, hiệu quả, khoa học của Hà Tĩnh đã và đang tạo dựng được niềm tin từ các đơn vị tài trợ. Nhờ đó, các chương trình làm nhà ở kiên cố cho người nghèo đang tiếp tục được nhiều đơn vị, tổ chức tích cực đồng hành. Tiêu biểu như các chương trình: xây dựng 1.000 căn nhà cho người nghèo, người khó khăn về nhà ở tại Hà Tĩnh được Bộ Công an tài trợ với số tiền 50 tỷ đồng; chương trình xây dựng 750 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh có nhà ở xuống cấp, nguy cơ đổ sập từ nguồn kinh phí Quỹ Cứu trợ tỉnh cũng đang được Ban Vận động cứu trợ tỉnh và các địa phương tích cực triển khai… Trong chuyến công tác tại địa phương vào đầu tháng 8 vừa qua, đồng chí Trương Thị Mai – Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương ghi nhận và đánh giá cao tỉnh Hà Tĩnh trong việc nỗ lực triển khai công tác an sinh xã hội, đặc biệt là việc triển khai xây dựng nhà ở, giúp nhiều hộ dân khó khăn có điều kiện ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Đồng chí Trương Thị Mai – Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương và các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao tặng quà cho 24 hộ dân làng vạn chài Tiền Phong.

Ngay từ những ngày đầu lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mục tiêu của Nhà nước ta: “Một là, làm cho dân có ăn. Hai là, làm cho dân có mặc. Ba là, làm cho dân có chỗ ở. Bốn là, làm cho dân được học hành”. Thấm nhuần tư tưởng vì dân của Người, với đặc thù của địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, từ nhiều nhiệm kỳ qua, Hà Tĩnh luôn chăm lo “làm cho dân có chỗ ở”. Nhiệm kỳ 2020-2025, trong bối cảnh khó khăn, Đảng bộ, chính quyền Hà Tĩnh đã kịp thời ban hành các chủ trương, chính sách đúng đắn, phương pháp thực hiện sáng tạo và trách nhiệm. Từ đó huy động được cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội giúp hàng nghìn hộ dân đã có chốn an cư; đời sống tinh thần, vật chất được đổi thay, góp phần giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Bài, Ảnh, Video: Nhóm PV

THIẾT KẾ & KỸ THUẬT: THÀNH NAM – NGỌC NGHI

(Còn nữa)

2:22:08:2023:09:43

Nguồn

Cùng chủ đề

Chỉ số sản xuất tăng, công nghiệp Hà Tĩnh tiếp đà phát triển

2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp Hà Tĩnh ước tăng 10,44% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đang thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh SXKD, tăng đà bứt phá.Trung bình mỗi giờ Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng sản xuất 33.000 lon bia.Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng – SAVABECO (Thị xã Hồng...

Nghi Xuân có tân Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện

Ông Nguyễn Anh Hào - Chánh Văn phòng Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Viện trưởng Viện KSND Tối cao về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Lãnh đạo Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh trao quyết định điều động, bổ nhiệm của Viện trưởng Viện...

Trò chuyện với tác giả cuốn sách viết về Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng

Cuốn sách “Chân dung Anh hùng Lý Tự Trọng - qua những tư liệu lịch sử” được tác giả Dương Trọng Phúc ra mắt vào tháng 2/2024 là tài liệu hữu ích cho các thế hệ đoàn viên, thanh niên. Phóng viên Báo Hà Tĩnh vinh dự có cuộc trò chuyện với anh.Anh Dương Trọng Phúc - Phó Hiệu trưởng Trường Đoàn Lý Tự Trọng (TP Hồ Chí Minh), chuyên gia giáo dục sáng tạo cao cấp của Microsoft...

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông

Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại Danh y Lê Hữu Trác vào tháng 11/2024 sẽ được huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức trang trọng, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.Du khách thập phương tới tham quan, thắp hương tại khu Khu di tích mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung.Theo đó, địa phương sẽ phát động phong trào thi đua cao điểm, toàn diện trên các...

Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng ở Lộc Hà

Đảng bộ huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng và tập trung thực hiện tốt Điều lệ Đảng để tạo nền tảng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.Chiều 29/2, Huyện ủy Lộc Hà tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011 - 2025).Dự hội nghị có Trưởng ban Tuyên giáo...

Cùng tác giả

Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiên

Tin mới y tế ngày 20/9: Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiênDù được cảnh báo nhiều lần nhưng thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc nấm tự nhiên khiến nhiều trường hợp nhập viện. Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiên Dù được cảnh báo nhiều lần nhưng thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc nấm tự nhiên khiến nhiều trường hợp nhập viện. Chuyên gia y tế...

Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực

Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trong tháng 8 Chỉ số PMI tháng 8 của ngành sản xuất đạt 52,4 điểm, mặc dù giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy mức cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh vào thời điểm giữa quý III, trong đó có những điểm nhấn tích cực là sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng...

Miền Trung tiếp tục mưa to, có nơi trên 250mm

   Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 19/9 và sáng sớm 20/9, khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 19/9 đến 3 giờ ngày 20/9 có nơi trên 100mm như: Hương Lâm (Hà Tĩnh) 110,4mm, Hóa Thanh (Quảng Bình) 237,6mm, Hiền Lương (Quảng Trị) 137,6mm… Ngày và đêm 20/9, khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh,...

Lũ cuồn cuộn đổ về sông Ngàn Phố, nhiều trường cho học sinh nghỉ học

Sáng 20/9, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn, cho biết do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ cơn bão số 4, địa phương này tiếp tục có mưa vừa, mưa to kéo dài. Các xã ở vị trí thượng nguồn như Sơn Kim1 và Sơn Kim2, mưa rất to từ đêm 19/9 đến sáng 20/9 khiến nước khe suối chảy xiết. Lũ đổ về khiến mực nước sông Ngàn...

Xuất khẩu lao động 9 tháng đạt kế hoạch cả năm

 Từ đầu năm đến nay,  Hà Tĩnh đã đưa được  gần 8.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài, vượt kế hoạch cả năm gần 500 lao động.  Hướng nghiệp cho học sinh đang là một vấn đề được quan tâm đặc biệt  Có được kết quả này là do bên cạnh việc khai thác tốt các thị trường truyền thống,...

Cùng chuyên mục

Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiên

Tin mới y tế ngày 20/9: Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiênDù được cảnh báo nhiều lần nhưng thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc nấm tự nhiên khiến nhiều trường hợp nhập viện. Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiên Dù được cảnh báo nhiều lần nhưng thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc nấm tự nhiên khiến nhiều trường hợp nhập viện. Chuyên gia y tế...

Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực

Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trong tháng 8 Chỉ số PMI tháng 8 của ngành sản xuất đạt 52,4 điểm, mặc dù giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy mức cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh vào thời điểm giữa quý III, trong đó có những điểm nhấn tích cực là sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng...

Miền Trung tiếp tục mưa to, có nơi trên 250mm

   Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 19/9 và sáng sớm 20/9, khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 19/9 đến 3 giờ ngày 20/9 có nơi trên 100mm như: Hương Lâm (Hà Tĩnh) 110,4mm, Hóa Thanh (Quảng Bình) 237,6mm, Hiền Lương (Quảng Trị) 137,6mm… Ngày và đêm 20/9, khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh,...

Lũ cuồn cuộn đổ về sông Ngàn Phố, nhiều trường cho học sinh nghỉ học

Sáng 20/9, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn, cho biết do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ cơn bão số 4, địa phương này tiếp tục có mưa vừa, mưa to kéo dài. Các xã ở vị trí thượng nguồn như Sơn Kim1 và Sơn Kim2, mưa rất to từ đêm 19/9 đến sáng 20/9 khiến nước khe suối chảy xiết. Lũ đổ về khiến mực nước sông Ngàn...

Trung Bộ mưa to, lũ trên sông Gianh lên nhanh

Hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động (BĐ)2. Mực nước lúc 1 giờ ngày 20/9 trên sông Gianh tại các trạm như sau: Trạm Đồng Tâm 12,90 m, dưới BĐ2 0,10 m; Trạm Mai Hóa 4,28 m, dưới BĐ2 0,72 m; Trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Gianh tiếp tục lên. Trong 12-24 giờ tiếp theo lũ trên sông Gianh đạt đỉnh ở mức BĐ2-BĐ3, sau đó xuống. Từ ngày...

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

(Bqp.vn) – Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Hướng di chuyển của bão số 4. Hồi 4 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng 210 km về phía Đông Bắc, cách Quảng Trị khoảng 260 km về phía...

Nguy cơ sạt lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

(VTC News) – Tối 19/9, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị tổ chức di dời khẩn cấp 84 hộ gia đình ở những điểm có nguy cơ sạt lở do mưa lớn. Tối 19/9, theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị), ảnh hưởng của bão số 4, trên địa bàn có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ,...

Nỗ lực di dời dân đến nơi an toàn trước ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới

   Các hộ dân ở vùng có nguy cơ sạt lỡ đã sơ tán đến Đồn Biên phòng an toàn. Chiều ngày 19/9, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Đồn Hướng Lập thông báo nước trên các sông, suối dâng cao từ 1,5 đến 1,8 m, đe dọa an toàn nhiều khu vực dân cư. Tính đến 16h30 cùng ngày, BĐBP tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tổ chức di...

Hà Tĩnh – Quảng Trị mưa lớn xối xả, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất màu ‘tím ngắt’

Xem clip: Ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia trả lời về diễn biến sau bão số 4: video-embed-169">   Bão số 4 đã đi vào đất liền Quảng Bình – Quảng Trị lúc đầu giờ chiều nay (19/9), rồi suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo những giờ tới (tính từ 15h), áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần...

Áp thấp nhiệt đới suy yếu thành vùng áp thấp

   Tối 19/9, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Ảnh: TT KTTV Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia tối 19/9 cho biết, do ảnh hưởng của bão số 4, tại đảo Hòn Ngư (Nghệ An) đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; Kỳ Anh (Hà Tĩnh)...

Tin nổi bật

Tin mới nhất