Powered by Techcity

Đưa “vị biển” Lộc Hà vào sản phẩm OCOP

Huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã tập trung phát huy lợi thế trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ… để phát triển nhiều sản phẩm OCOP mang đậm hương vị, bản sắc vùng quê biển.

Đưa “vị biển” Lộc Hà vào sản phẩm OCOP

Mực khô Ngọc Diệp là sản phẩm OCOP tiêu biểu, mang đậm hương vị của quê biển Lộc Hà.

Là một trong những sản phẩm đầu tiên được công nhận đạt chuẩn 3 sao, mực khô Ngọc Diệp (thôn Hoa Thành, xã Thạch Kim) được xem là sản phẩm thành công nhất trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm ở Lộc Hà xét cả về khía cạnh thương hiệu, thị trường lẫn chất lượng, lợi nhuận.

Trước đây, mỗi năm, bình quân cơ sở này chỉ sản xuất khoảng 600 kg mực khô thành phẩm, cho doanh thu trên 1 tỷ đồng, lợi nhuận 240-270 triệu đồng thì sau khi đạt chuẩn OCOP (năm 2020) tình hình đã thay đổi hẳn. Nhờ mở rộng sản xuất, đầu tư mua sắm trang thiết bị, tăng cường liên kết trong sản xuất, được thị trường tin dùng, mỗi năm, sản lượng đã đạt 4 tấn, lợi nhuận khoảng 800 triệu đồng.

Video về sản phẩm mực khô Ngọc Diệp.

Chị Nguyễn Thị Trung (chủ cơ sở mực Ngọc Diệp) cho chia sẻ: “Với lợi thế về nguyên liệu và kinh nghiệm của làng nghề truyền thống, năm 2015, chúng tôi đã chuyển đổi từ nghề đi biển và buôn bán nhỏ sang chế biến, kinh doanh mực khô. Để sản phẩm chất lượng, có độ dày, tươi ngon, hương vị đậm đà, chúng tôi đã liên kết với nhiều tàu cá đánh bắt xa bờ để lựa chọn những con mực tươi sống, kích cỡ lớn, sơ chế và phơi ngay trên thuyền khi mới đánh bắt được, không sử dụng hóa chất hay phẩm màu tẩm ướp.

Đối với những loại thu mua về chế biến tại khu vực sản xuất, chúng tôi tiến hành sẻ lấy nội tạng, rửa sạch bằng nước biển nhiều lần, đưa lên giàn phơi ngoài trời ở nhiệt độ từ 34 – 38 độ, khi mực chuyển sang màu vàng thì được đóng gói cấp đông, dán tem nhãn bán ra thị trường. Hiện nay, sản phẩm của chúng tôi có mặt khắp trong tỉnh, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, thậm chí gửi sang cả nước ngoài để làm quà”.

Đưa “vị biển” Lộc Hà vào sản phẩm OCOP

Cơ sở sản xuất nước mắm sành của chị Phan Thị Mai (thứ 2 từ trái qua phải) đang gấp rút hoàn tất thủ tục để được công nhận đạt chuẩn OCOP.

Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Kim Phạm Duy Khánh cho biết: “Với lợi thế có đội tàu bám biển vươn khơi đông, bà con kinh nghiệm trong chế biến, được tiếp cận các nguồn vốn sản xuất và được động viên, khuyến khích nên xã chúng tôi là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP nhất huyện. Hiện nay, ngoài mực khô Ngọc Diệp, chúng tôi còn có nước mắm Bồ Lô, nước nắm Nga Sơn, nước mắm Đồng Châu, ruốc kem Hương Xuân đã đạt OCOP 3 sao; mực một nắng Bích Lan và một số sản phẩm khác đang chờ quyết định công nhận.

Để phát triển lĩnh vực chế biến gắn với ổn định thị trường nguyên liệu, giải quyết việc làm, cải thiện cuộc sống cho người dân và đưa hương vị biển quê hương lan toả, thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng có thêm 1 – 2 sản phẩm OCOP đạt chuẩn/năm và chú trọng “nâng chất” các sản phẩm để đạt 4 sao gắn với xây dựng thương hiệu tập thể cho các loại hải sản…”.

Đưa “vị biển” Lộc Hà vào sản phẩm OCOP

Công nhân Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư HT sản xuất “Mắm tôm làng xưa”.

Là sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường (đầu năm 2022) nhưng sản phẩm “Mắm tôm làng xưa” ở thôn Đông Thắng (xã Mai Phụ) đã để lại dấu ấn trên thị trường, nhất là khi được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cách đây hơn 2 tháng.

Sau khi được công nhận đạt chuẩn, sản phẩm này đã được thị trường tin dùng hơn và sản lượng tiêu thụ tăng 30% so với trước, nhất là ở thị trường Hà Nội, Hưng Yên, Nghệ An, Thái Bình… Dự kiến, năm nay, Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư HT sẽ sản xuất và tiêu thụ được khoảng 30 tấn sản phẩm OCOP này (nhiều hơn năm ngoái 10 tấn), có lợi nhuận gần 300 triệu đồng.

Chị Lê Thị Thơ – Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư HT chia sẻ: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục kết hợp giữa kinh nghiệm, bí quyết với ứng dụng KHKT để sản xuất sản phẩm “Mắm tôm làng xưa” theo quy trình 5 bước (tiếp nhận nguyên liệu tép biển và muối trắng; sơ chế tép biển; trộn đều nguyên liệu tép biển, muối, xay nhuyễn rồi cho vào chum sành; các nguyên liệu được lên men bằng cách phơi nắng khoảng 3 tháng và thường xuyên khuấy đảo; đóng chai thành phẩm và tiêu thụ).

Quá trình đưa sản phẩm đến người tiêu dùng sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tiếp nhận và phản hồi thông tin góp ý của khách hàng…”

Đưa “vị biển” Lộc Hà vào sản phẩm OCOP

“Mắm tôm làng xưa” là sản phẩm thơm ngon, chất lượng, mang đậm hương vị biển và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh hải sản ở Lộc Hà đã chủ động tìm tòi, sáng tạo, tiếp cận quỹ đất, huy động nguồn lực đầu tư để xây dựng các sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng vùng miền.

Ngoài những sản phẩm đã khẳng định thương hiệu, vị thế trên thị trường tiêu dùng, trên địa bàn đang tiếp tục có nhiều sản phẩm khác được xây dựng mới, nhất là những loại nhạy cảm về nguồn gốc, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Video quy trình sản xuất nước mắm OCOP 3 sao của cơ sở Tâm Loan (tổ dân phố Xuân Hải, thị trấn Lộc Hà).

Ông Phan Bá Ninh – Cán bộ Văn phòng NTM huyện Lộc Hà cho biết: “Trên địa bàn huyện Lộc Hà hiện có 7 sản phẩm OCOP có nguồn gốc từ hải sản (Thạch Kim 5 sản phẩm, Mai Phụ 1 sản phẩm, thị trấn Lộc Hà 1 sản phẩm) và một số sản phẩm khác đang làm hồ sơ thủ thủ, chờ được công nhận.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ cùng cấp ủy, chính quyền địa phương (Thạch Kim, thị trấn Lộc Hà, Thạch Châu, Mai Phụ, Hộ Độ, Thịnh Lộc) vận động, khuyến khích, đôn đốc bà con vùng ven biển tiếp tục đầu tư hạ tầng sản xuất, mua sắm máy móc hiện đại, xây dựng quy trình đảm bảo để hướng tới mỗi năm có thêm 2 – 3 sản phẩm OCOP có nguồn gốc từ hải sản. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ khuyến khích các cơ sở sản xuất có sản phẩm đạt chuẩn đầu tư thêm để “nâng tầm” thành 4 sao”.

Tiến Phúc

Nguồn

Cùng chủ đề

Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại

Định vị thương hiệu nước mắm Phú Sáng Bà Lê Thị Phượng (thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Xuyên) đã gắn bó gần cả đời người với nghề truyền thống chế biến thủy hải sản bao đời ông cha để lại. Gìn giữ công thức muối gia truyền với hương vị thơm ngon, tinh khiết, song nước mắm của bà Phượng vẫn chỉ quanh quẩn ở “lũy tre làng”. Trở về nước sau nhiều năm học tập, làm việc tại Đài...

Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng ở Lộc Hà

Đảng bộ huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng và tập trung thực hiện tốt Điều lệ Đảng để tạo nền tảng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.Chiều 29/2, Huyện ủy Lộc Hà tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011 - 2025).Dự hội nghị có Trưởng ban Tuyên giáo...

Phong tỏa nguồn lây, tập trung khống chế bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò

Đến thời điểm hiện tại, Hà Tĩnh có 8 thôn đã ghi nhận dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò.Ngày 26/2/2024, tại thôn Mỹ Hoà, xã Phù Lưu (Lộc Hà) ghi nhận 1 con bò của 1 hộ chăn nuôi bị ốm. Sau đó 1 ngày, kết quả xét nghiệm ngành chuyên môn khẳng định vật nuôi này bị bệnh viêm da nổi cục, Lộc Hà chính thức là địa phương thứ 3 trên toàn tỉnh ghi...

Lộc Hà xuất hiện dịch viêm da nổi cục trên trâu bò

Thông tin từ ngành chuyên môn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cho biết, trên địa bàn vừa xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên bò tại 1 hộ chăn nuôi ở xã Phù Lưu.Cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm trên con bò của hộ ông H.V.HNgày 26/2, nhận được tin báo trên địa bàn xã Phù Lưu xuất hiện 1 con bò của hộ ông H.V.H (ở thôn Mỹ Hòa) có biểu hiện nổi cục, ủ...

Sâu bệnh xuất hiện trên lúa, các địa phương chủ động phòng trừ

Một số địa phương ở Hà Tĩnh đã ghi nhận bệnh đạo ôn lá, ốc bươu vàng, bọ trĩ... gây hại lúa xuân.Thời tiết bất lợi những ngày qua khiến 2 sào lúa P6 của gia đình chị Nguyễn Thị Hương (thôn Quyết Tiến, xã Bùi La Nhân, Đức Thọ) bị nhiễm đạo ôn lá. Ngay khi lá lúa xuất hiện vết bệnh, gia đình chị Hương lập tức phun phòng trừ đối với diện tích bị nhiễm và...

Cùng tác giả

Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Giá heo hơi hôm nay 13/11: Quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam. (Nguồn: Gia chánh cẩm tuyết) Giá heo hơi hôm nay 13/11 *Giá heo hơi miền Bắc: Khảo sát tại thị trường phía Bắc trong phiên sáng ngày 13/11 cho thấy giá heo hơi tại khu vực này đứng yên trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch cao nhất cả nước là 64.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải...

Báo Tuổi Trẻ chuyển tặng hơn 1.000 quyển sách cho học sinh ở Hà Tĩnh

Nhà báo Hoàng Trí Dũng – trưởng văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ vùng Tây Nam Bộ (thứ 4 từ trái qua) – trao tặng sách cho ban giám hiệu Trường TH & THCS Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh – Ảnh: Đ.TUYẾT Thầy Trần Đề – hiệu trưởng Trường TH & THCS Thuận Lộc – cho biết chương trình “Sách cho em – cho bà con” đã tiếp tục lan tỏa với hơn 1.000 quyển...

Xã Ân Phú đón nhận bằng di tích cấp tỉnh Đền Thạch Bàn

Sáng nay, xã Ân Phú, huyện Vũ Quang tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đền Thạch Bàn. Đến dự có đồng chí Võ Trọng Hải, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương và đông đảo bà con Nhân dân trên địa...

Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại

Định vị thương hiệu nước mắm Phú Sáng Bà Lê Thị Phượng (thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Xuyên) đã gắn bó gần cả đời người với nghề truyền thống chế biến thủy hải sản bao đời ông cha để lại. Gìn giữ công thức muối gia truyền với hương vị thơm ngon, tinh khiết, song nước mắm của bà Phượng vẫn chỉ quanh quẩn ở “lũy tre làng”. Trở về nước sau nhiều năm học tập, làm việc tại Đài...

Công bố Cúp Chiến thắng 2024 lần thứ 8

Danh sách đề cử các hạng mục giải thưởng Cúp Chiến thắng 2024 *Nữ VĐV của năm: 1) Diệp Thị Hương (canoeing, Vĩnh Phúc) giành 1 HCV giải vô địch châu Á, 1 HCV U23 châu Á 2) Phạm Thị Huệ (rowing, Đà Nẵng) giành 1 HCV thuyền đôi giải vô địch châu Á, đoạt suất và lọt...

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh ước thu trên 69.500 tấn cam

Đặc sản cam Hà Tĩnh đang bước vào chính vụ thu hoạch. Theo ước tính, sản lượng cam toàn tỉnh đạt trên 69.500 tấn. Tổng diện tích trồng cam của Hà Tĩnh gần 7.400 ha, tập trung ở một số địa phương như: Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc. Vườn cam Hà Tĩnh đang vào mùa thu hoạch, trái...

Phía sau khoản lỗ của công ty Xổ số kiến thiết Hà Tĩnh

Công ty Xổ số kiến thiết Hà Tĩnh được thành lập năm 1993. Tháng 10/2007, chuyển sang mô hình hoạt động công ty TNHH một thành viên, do UBND tỉnh Hà Tĩnh làm chủ sở hữu. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến năm 2023, công ty kinh doanh thua lỗ triền miên, lũy kế đến nay đã lên đến hơn 6,1...

Kích cầu tiêu dùng cuối năm

Những tháng cuối năm là thời điểm “vàng” để kích cầu mua sắm. Tận dụng khoảng thời gian này, các cơ sở sản xuất, phân phối, điểm bán lẻ đã chủ động tăng cường nhiều hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm, mở rộng các kênh tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Từ nay cho đến...

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ vận hành Dự án Thủy lợi Nỏng Bốc

Chiều nay, đồng chí Võ Trọng Hải, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các thành viên trong đoàn công tác đã đến Dự lễ vận hành Dự án Hệ thống Thủy lợi huyện Nỏng Bốc, tỉnh Khăm Muồn. Tham dự buổi lễ có đồng chí Văn Xay Phong Xa Vẳn, Bí thư - Tỉnh trưởng và...

Hà Tĩnh và Khăm Muồn tăng cường hợp tác phát triển kinh tế

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chiều nay đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hà Tĩnh do đồng chí Võ Trọng Hải, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khăm Muồn, để bàn các giải pháp tăng cường...

Hà Tĩnh có thêm 8 sản phẩm đạt chuẩn ocop 4 sao

UBND tỉnh vừa có quyết định công nhận 8 sản phẩm của 8 chủ thể đạt chuẩn OCOP 4 sao. Trong đó, 7 sản phẩm đánh giá, phân hạng lần đầu và 1 sản phẩm đánh giá, phân hạng lại. Trong số này, huyện Thạch Hà với 3 sản phẩm; huyện Kỳ Anh 2 sản phẩm; Hương Sơn, Nghi Xuân và...

Vựa rau giống Can Lộc đắt hàng vụ Đông

Thôn Hồng Lĩnh, xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc là vựa rau giống lớn nhất Hà Tĩnh. Thời điểm này, các hộ dân đang tích cực chăm sóc rau giống để xuất ra thị trường, phục vụ sản xuất vụ Đông 2024. Ông Phan Văn Phúc ở thôn Hồng Lĩnh, xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc đang chăm sóc vườn rau của mình Những...

Nâng cao năng lực khai thác hàng siêu trường siêu trọng

Cùng với việc chú trọng đầu tư nâng cấp về kết cấu hạ tầng, hệ thống cầu cảng, những năm qua Công ty cổ phần Cảng Quốc tế Lào - Việt không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, vì thế khối lượng hàng hóa thông qua cảng Vũng Áng ngày một nhiều. Đặc biệt, là các loại hàng hóa đặc thù có...

Lan tỏa phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Những năm qua, phong trào “Thi đua sản xuất kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới”, được Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh triển khai sâu rộng. Qua phong trào đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình, đóng góp quan trọng vào xây dựng nông thôn mới. Hằng năm,...

Hà Tĩnh chuẩn bị  tổ chức Lễ hội Cam 2024

Sở Công thương Hà Tĩnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024. Theo đó Lễ hội dự kiến diễn ra trong 3 ngày từ 15 đến 17/11/2024 tại thành phố Hà Tĩnh. Dự kiến lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh năm 2024 sẽ được tổ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất