Powered by Techcity

Phát triển kinh tế nông thôn ở Hà Tĩnh theo hướng hiện đại, hội nhập

Sản xuất được cơ cấu lại theo hướng bền vững, khai thác tối đa giá trị; các sản phẩm nông nghiệp địa phương ngày càng nâng cao chất lượng, mẫu mã, ứng dụng tiến bộ KHCN, tạo sức cạnh tranh… Những yếu tố này đã tạo bước ngoặt đột phá cho kinh tế nông thôn Hà Tĩnh.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Sản xuất được cơ cấu lại theo hướng bền vững, khai thác tối đa giá trị; các sản phẩm nông nghiệp địa phương ngày càng nâng cao chất lượng, mẫu mã, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tạo sức cạnh tranh… Những yếu tố này đã tạo bước đột phá cho kinh tế nông thôn Hà Tĩnh.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Trở lại thôn Phú Minh, xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh) sau thực hiện thí điểm chuyển đổi, tập trung ruộng đất, những cánh đồng được quy hoạch thành thửa lớn, bằng phẳng, vuông vức nối với nhau bởi những tuyến đường nội đồng như ô bàn cờ. Ông Trần Văn Thoan – Phó Chủ tịch UBND xã giúp chúng tôi hình dung ra từng khu vực sản xuất: “Cả cánh đồng 65 ha này là vùng sản xuất lúa VietGap; cách con đường lớn, phía bên kia là 15 ha sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Xã còn quy hoạch được 3 ha sản xuất hữu cơ cá, lúa do HTX làm chủ và đang tiến tới khai thác du lịch sinh thái. Chuyển đổi ruộng đất thực sự là một cuộc cách mạng lớn, chúng tôi đã giảm từ 1.680 thửa xuống còn 116 thửa, bình quân khoảng 0,3 ha/thửa trở lên; sản xuất được thực hiện quy trình truy xuất nguồn gốc theo chuỗi cung ứng”.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hữu cơ rộng 15 ha tại thôn Phú Minh, xã Kỳ Phú.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Vụ xuân 2023 được xem là vụ thu hoạch lúa thắng lợi nhất từ trước tới nay tại Hà Tĩnh.

Có sự chuyển dịch này là nhờ những quyết sách lớn của huyện, từ việc quy hoạch lại vùng sản xuất, cơ cấu đến hình thành các chuỗi giá trị hàng hóa. Theo ông Nguyễn Thanh Hải – Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, đến nay, địa phương đã thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất tại 8 vùng của 7 xã, với tổng diện tích 378,63 ha, sau chuyển đổi bình quân diện tích 0,66 ha/thửa, 86% số hộ còn 1 thửa/hộ; thực hiện phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn tại 44 cánh đồng với tổng diện tích 366,28 ha. Các vùng cánh đồng lớn được tổ chức sản xuất cùng “1 giống sử dụng giống chất lượng, 1 thời vụ, 1 quy trình”, gắn với xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa lúa gạo Kỳ Anh. Từ phát triển sản xuất, nhiều mô hình kinh tế tập thể được hình thành và phát huy hiệu quả, làm tốt vai trò cầu nối giữa sản xuất với thị trường như: mô hình bao tiêu sản phẩm lúa giữa Tổ hợp tác Trồng lúa thôn Phú Minh (xã Kỳ Phú) với Công ty TNHH MTV TCH (xã Kỳ Giang); mô hình nuôi lợn hữu cơ giữa hộ ông Trần Văn Hợp (xã Kỳ Phong) với Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Organic Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm)…

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 18/11/2021 về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp theo của BCH Đảng bộ tỉnh là động lực lớn cho các địa phương quyết tâm thực hiện chuyển đổi ruộng đất lần 3 thành công.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

“Huyện cũng xây dựng các chuỗi cung ứng nông sản sạch, hữu cơ, sản phẩm OCOP gắn với xúc tiến thương mại để sản phẩm tiếp cận thị trường. Theo dự kiến, hết tháng 8/2023, 100% sản phẩm thuộc chuỗi của huyện được áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, từng bước tích hợp thông tin với cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh. Đến cuối năm 2023, thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất đạt 1.000 ha, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; tiếp tục nâng cao giá trị các lĩnh vực kinh tế nông thôn, phấn đấu hoàn thành tiêu chí phát triển kinh tế nông thôn trong năm nay” – ông Hải cho biết thêm.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Không riêng huyện Kỳ Anh, sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung; quy chuẩn, tiêu chuẩn hóa sản phẩm nông nghiệp nhằm khai thác tối đa giá trị, nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp là xu thế tất yếu của các địa phương trong toàn tỉnh. Tại huyện Cẩm Xuyên, sau chuyển đổi ruộng đất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp tăng từ 16-20% so với sản xuất truyền thống. Đặc biệt, huyện đã xây dựng thí điểm 8 nhóm mô hình hữu cơ, tuần hoàn (lúa, rau hữu cơ, đậu tương, dưa hấu, chăn nuôi lợn hữu cơ, chăn nuôi lợn tuần hoàn) liên kết với Tập đoàn Quế Lâm, làm “hạt nhân” trong phát triển chuỗi giá trị kinh tế nông thôn. Ông Trương Xuân Hà (thôn 5, xã Cẩm Minh) chia sẻ: “Cuối tháng 12/2022, cơ sở đầu tư máy móc, công nghệ chế biến các sản phẩm từ thịt lợn hữu cơ gồm: xúc xích, giò lụa, chả chiên mang thương hiệu “Thực phẩm sạch hữu cơ Ngân Hà”. Hiện nay, sản phẩm ngoài tiêu thụ theo hệ thống chuỗi cửa hàng của doanh nghiệp thì còn tận dụng các kênh bán hàng trực tuyến, xúc tiến thương mại đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh”.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Từ mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ liên kết với Tập đoàn Quế Lâm, ông Trương Xuân Hà đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuỗi chế biến sản phẩm sạch, mở rộng thị trường cung ứng.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Phải nói rằng, trong gần 2 năm (2022-2023), các địa phương đã tạo được những bước đột phá quan trọng về chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Đặc biệt, Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 15/7/2021 về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 18/11/2021 về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo của BCH Đảng bộ tỉnh, là “kim chỉ nam” để phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Từ đây, HĐND, UBND tỉnh đã cụ thể hóa bằng các nghị quyết, quyết định, văn bản chỉ đạo về xây dựng NTM, trong đó có phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn như: cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2022-2025; chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM…

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Toàn tỉnh hiện có gần 40 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung với tổng diện tích trên 1.800ha (tối thiểu 30ha/vùng).

Theo Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, hiện toàn tỉnh thực hiện được gần 10.700 ha lúa đã được phá bờ thửa nhỏ thành ô thửa lớn, dồn điền đổi thửa, cho thuê quyền sử dụng đất; gần 40 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung với tổng diện tích trên 1.800 ha (tối thiểu 30 ha/vùng); 36 vùng trồng đã được cấp mã số; vùng trồng sản xuất bưởi Phúc Trạch của Tổ hợp tác Sản xuất bưởi Phúc Trạch Anh Quân (xã Phúc Trạch, Hương Khê) được cấp mã phục vụ xuất khẩu các nước châu Âu và Nga; 22 chuỗi sản xuất cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận, gắn với truy xuất nguồn gốc và minh bạch nguồn gốc sản phẩm. Gắn với đó, ngày càng nhiều những “ông chủ” nông dân, HTX, tổ hợp tác đủ năng lực tham gia vào kinh tế nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, số hóa và quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP, VietGAHP, GMP, HACCP, ISO… hữu cơ). Sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh vì thế cũng từng bước tham gia vào các sàn thương mại điện tử, xúc tiến thương mại. Đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 1.000 sản phẩm đã lên sàn thương mại điện tử của tỉnh (Hatiplaza.com). Ngoài ra, các cơ sở chủ động kết nối, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử lớn của Việt Nam như: Voso.vn, Postmart.vn, Sendo.vn, Shoppe.vn…

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Nhiều sản phẩm OCOP Hà Tĩnh được rao bán trên sàn thương mại điện tử như: Hatiplaza.com, Postmart.vn, Voso.vn, Sendo.vn.

Ông Nguyễn Văn Việt – Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Qua đánh giá, kinh tế nông thôn tăng trưởng khá, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; nhiều cơ sở đã có sự đầu tư nâng cấp công nghệ, sản xuất hiện đại. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2022 đạt 46,08 triệu đồng (gấp 5,5 lần so với năm 2010); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,79% (năm 2011 là 23,91%). Để hoàn thành tiêu chí phát triển kinh tế nông thôn, khó khăn nhất hiện nay chính là việc thu hút doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi sản xuất quy mô lớn; trong khi nguồn lực để triển khai các chương trình/dự án trọng điểm phải phân bổ cho nhiều tiêu chí, lĩnh vực. Cùng với đó, sản phẩm nông nghiệp chỉ mang tính mùa vụ; năng lực kinh tế của người sản xuất hạn hẹp; các chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm còn gặp khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Trong hành trình xây dựng NTM ở Hà Tĩnh, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tiếp tục giữ vai trò là chương trình trọng tâm nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên bản địa, phát huy giá trị truyền thống, văn hóa của mỗi vùng miền. Đây cũng là “sân chơi” đào tạo, bồi dưỡng các chủ thể doanh nhân sản xuất OCOP làm trụ cột và dẫn dắt kinh tế nông thôn gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Chương trình OCOP đã nâng tầm thương hiệu của nông sản địa phương. Trong ảnh: Mực một nắng và nước mắm xã Cẩm Nhượng . Ảnh: Hương Thành

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Cơ sở sản xuất nhung hươu Hiền Ngọc của vợ chồng chị Nguyễn Thu Hiền và anh Trần Văn Ngọc ở thôn 7, xã Sơn Giang (Hương Sơn) đang sở hữu 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP gồm: nhung hươu tươi, rượu nhung hươu, nhung hươu khô thái lát, nhung hươu khô tán bột. Chị Hiền chia sẻ: “Năm 2019, cơ hội đến với chúng tôi khi được tham gia OCOP, vợ chồng tôi đầu tư thêm 2 tỷ đồng để mở rộng nhà xưởng, mua máy sấy, máy cắt lát, máy xay khô, đóng gói… Sau gần 4 năm (đạt chuẩn từ cuối năm 2019), các sản phẩm của cơ sở đã có mặt khắp các thị trường cả nước và đi nước bạn Lào.

Hiện nay, cơ sở đang liên kết với 200 hộ chăn nuôi, bình quân mỗi năm thu mua trên 3 tấn nhung hươu tươi với doanh thu sản xuất trên 12 tỷ đồng, tăng khoảng 40-50% so với trước khi tham gia OCOP. Chúng tôi đang đăng ký xây dựng sản phẩm OCOP 4 sao, mở rộng quy mô liên kết để xây dựng chuỗi sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển kinh tế cộng đồng đồng thời đưa cơ sở phát triển thành trung tâm SXKD – tiêu thụ của vùng”.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Cơ sở sản xuất nhung hươu Ngọc Hiền đang sở hữu 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP gồm: nhung hươu tươi, rượu nhung hươu, nhung hươu khô thái lát, nhung hươu khô tán bột.

Cũng nắm bắt cơ hội từ OCOP, Công ty TNHH KC Hà Tĩnh (xã Thạch Đài, Thạch Hà) lựa chọn “chinh chiến” trên lĩnh vực khó – chế biến, xuất khẩu các sản phẩm từ gạo và xây dựng đạt chuẩn OCOP 4 sao. Thời điểm bắt đầu, KC Hà Tĩnh là doanh nghiệp duy nhất “dám” đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến lên đến 30 tỷ đồng, với công suất trên 25.000 tấn/năm; xây dựng vùng nguyên liệu trong và ngoài tỉnh với sản phẩm gạo đầu vào đạt chất lượng cao. Cuối năm 2019, gạo Ngọc Mầm được tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao, xuất khẩu chính ngạch đi nhiều nước trên thế giới (các nước châu Phi, khối ASEAN…) với gần 18 nghìn tấn/năm gạo, nông sản và phân bón. Ông Nguyễn Khánh Tùng – Giám đốc công ty cho biết: “Chúng tôi ưu tiên tối đa ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, quản lý doanh nghiệp và tìm kiếm khách hàng. Hiện nay, công ty đang tập trung cao vào việc khai thác thị trường từ các sàn thương mại điện tử, mục tiêu cao nhất là có thể đặt kho hàng tại Amazon.com, xuất khẩu hàng đi Mỹ”.

Lũy kế đến nay, Hà Tĩnh có 286 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 14 sản phẩm 4 sao, 272 sản phẩm 3 sao. Toàn tỉnh đã có 20 cửa hàng theo chuỗi phân phối OCOP. Theo đánh giá, doanh số bán hàng của 100% cơ sở tăng bình quân từ 40% trở lên so với trước khi tham gia OCOP. Không chỉ tự tin với thị trường trong nước, nhiều sản phẩm còn tìm được thị trường xuất khẩu như: bánh đa vừng Nguyên Lâm, sứa Mai Dung, bánh ram Anh Thu, bánh đa nem Nam Chi, cu đơ Bà Hường, nước mắm Luận Nghiệp… Chương trình OCOP cũng sàng lọc các chủ thể sản xuất giữ vai trò trụ cột, làm đầu kéo phát triển kinh tế nông thôn.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Sen Hào Thành.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Ông Võ Tá Nghĩa – Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: “Mục tiêu đến năm 2025, Hà Tĩnh phấn đấu có ít nhất 300 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên; 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa; 50% làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, trong đó, 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại. Điều này đòi hỏi sản xuất phải tiếp tục được chuẩn hóa từ chất lượng đầu vào – đầu ra của sản phẩm. Cùng với đó, chủ thể OCOP cần nâng cao năng lực quản trị, khả năng tiếp cận thị trường để định hướng sản xuất; tăng cường mối liên kết giữa các cơ sở OCOP cùng nhóm để hỗ trợ lẫn nhau, gia tăng sản lượng, giảm giá thành và cùng xây dựng thương hiệu chung. Đây cũng là giải pháp để giải bài toán về phát triển chuỗi logistics nông sản gắn với xúc tiến thương mại và các kênh bán hàng hiện đại”.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Đi đầu trong hành trình này là TP Hà Tĩnh trong việc tập trung khai thác thế mạnh, xây dựng các mô hình nông nghiệp đô thị theo hướng đa giá trị. Sau 3 năm, nhiều mô hình không chỉ cho hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn, góp phần hình thành hệ sinh thái nông nghiệp đô thị bền vững ở thành phố.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Mô hình sinh kế “3 trong 1” được xây dựng vừa sản xuất lúa hữu cơ, vừa thả nuôi các loại thủy sản và mở dịch vụ du lịch sinh thái tại TP Hà Tĩnh.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Du khách đến đây có thể trải nghiệm mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị, vừa thưởng thức sản phẩm của địa phương.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Anh Nguyễn Hữu Quyền – Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật (xã Thạch Hạ – TP Hà Tĩnh) cho biết: “Mô hình “3 trong 1” được xây dựng vừa sản xuất lúa hữu cơ, vừa thả nuôi các loại thủy sản và mở dịch vụ du lịch sinh thái. Hiện nay, các cơ sở hạ tầng đã cơ bản hoàn thiện với khu sản xuất và các chòi nổi kinh doanh dịch vụ ăn uống. Du khách đến đây ngoài thưởng thức ẩm thực được sản xuất ngay tại mô hình thì có thể trải nghiệm bắt tôm càng xanh, câu cá, khám phá cảnh quan đồng quê… Bắt đầu đón khách từ ngày 30/4/2023 đến nay, mỗi tháng, chúng tôi đón khoảng 2.000 lượt khách. Đặc biệt, HTX trở thành trung tâm tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp của người dân trên địa bàn, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương”.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Đón “làn gió mới” du lịch cộng đồng, các huyện cũng đang khai thác mạnh mẽ lợi thế của địa phương, thực hiện mô hình du lịch xanh tại thôn Hoa Thị, xã Thọ Điền (Vũ Quang), bản Phú Lâm, xã Phú Gia (Hương Khê). Đặc biệt, xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn) được Trung ương chọn là điểm xây dựng mô hình phát triển chuỗi du lịch nông nghiệp, nông thôn liên kết các điểm đến, hình thành các tour du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp, làng nghề, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh sẽ mở ra cơ hội trở thành cực phát triển mới về phía Tây. Hơn thế, mô hình mới này sẽ là hạt nhân lan tỏa, tạo “đòn bẩy” để phát triển kinh tế, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm vùng miền.

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Đoàn công tác ADB khảo sát đồi chè Hương Trà (Hương Khê). (Ảnh Thiên Vỹ).

Cùng với dịch vụ, du lịch, phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là lĩnh vực kỳ vọng sẽ tạo cơ hội lớn để “hút” lao động từ khu vực nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Ông Lê Xuân Từ – Phó Giám đốc Sở Công thương cho hay: “Theo Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, 100% huyện, thị, thành phố đều có khu, cụm công nghiệp (CCN). Hiện nay, tỷ lệ lấp đầy các CCN có dự án thứ cấp đầu tư, SXKD đạt 56,05%. Hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư đã nghiên cứu, lập dự án đầu tư vào các CCN trên địa bàn như: dự án viên nén gỗ tại CCN Gia Phố; dự án may mặc, sản xuất mì sợi, bao bì… tại CCN Phù Việt; các dự án tại CCN Thái Yên, Thạch Kim… sẽ là những “đầu kéo” thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn”.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Công thương, để phát triển CCN một cách thực chất thì vẫn phải trở lại bài toán nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất để vượt “ao làng” và đến với quy mô công nghiệp. Cùng với đó, địa phương cần quản lý chặt chẽ công tác quản lý đất đai, không cấp quyền sử dụng đất ngoài CCN cho mục đích SXKD; đẩy mạnh việc thực hiện chính sách hỗ trợ hạ tầng và hỗ trợ cơ sở SXKD trong CCN theo Nghị quyết số 86/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2020 của HĐND tỉnh; huy động xã hội hóa, mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào CCN…

Xây dựng NTM ở Hà Tĩnh: Đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững (bài 2): Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, CCN Trung Lương đã được điều chỉnh quy hoạch mở rộng thêm 19,8ha.

Kinh tế nông thôn đang phát triển theo chiều sâu, hiện đại, bền vững, tuy nhiên, rất cần thêm động lực mới để tạo được sự đột phá nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025, bình quân thu nhập người dân nông thôn tối thiểu lên 60 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều khu vực nông thôn thấp hơn bình quân chung của vùng Bắc Trung Bộ theo đề án thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM.

Bài, Ảnh, Video: Nhóm PV

THIẾT KẾ & KỸ THUẬT: THÀNH NAM – NGỌC NHI

3:09:08:2023:08:23

Nguồn

Cùng chủ đề

Một làng ở Hà Tĩnh, chưa phải làng du lịch, chả có đình chùa, đẹp kiểu gì mà khối người muốn xem?

Cảnh quan của làng Phú Lễ được bàn tay bà con Nhân dân nơi đây vun trồng, chăm bón hàng ngày. Không phải làng du lịch, không có những di tích nổi tiếng cũng không có những kỳ quan hùng vỹ… tất thảy cảnh quan của làng Phú Lễ được bàn tay bà con nhân dân nơi đây dày công chăm sóc, vun trồng mỗi ngày theo chương trình xây dựng nông thôn mới. Phú Lễ hiện lên trong veo, xanh...

“Thủ phủ” bánh đa nem ở Hà Tĩnh khởi động vụ mới

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất bánh đa nem ở xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) đã tập trung vào vụ mới để phục vụ thị trường sau tết, gửi gắm nhiều kỳ vọng thắng lợi.Cơ sở sản xuất bánh đa nem của chị Lê Thị Dung ở thôn Bình, xã Thạch Hưng sản xuất từ mùng 4 tết đến nayBắt đầu từ sáng mùng 4 tết, cơ sở sản xuất bánh đa nem của chị Lê...

Sản phẩm OCOP ở Can Lộc “đắt hàng” trong dịp tết

Với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất, sự đồng hành của đơn vị chức năng, các sản phẩm OCOP ở Can Lộc (Hà Tĩnh) đang từng bước vươn tầm, mở rộng thị trường.Cam giòn loại 1 của HTX Trà Sơn, xã Thượng Lộc hiện có giá bán 150.000 đồng/kg.Những ngày này, người trồng cam HTX Trà Sơn, xã Thượng Lộc đang tranh thủ thời gian, huy động nhân lực cắt cam cho...

Phấn đấu đưa Cẩm Xuyên đạt chuẩn huyện NTM nâng cao cuối năm 2024

Ngay từ đầu năm, cả hệ thống chính trị trên toàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cần xây dựng khung kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể để tập trung đưa huyện đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm 2024.Sáng 27/1, Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững và mỗi xã một sản phẩm huyện Cẩm Xuyên tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai...

630 sản phẩm có mặt trên sàn thương mại điện tử Hà Tĩnh

Sàn thương mại điện tử Hà Tĩnh http://hatiplaza.com hiện giới thiệu, bày bán 630 sản phẩm tiêu biểu của hơn 500 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất.Sàn thương mại điện tử Hà Tĩnh hiện giới thiệu, bày bán 630 sản phẩm.Sàn thương mại điện tử Hà Tĩnh http://hatiplaza.com do Sở Công thương vận hành, quản lý. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh quảng bá sản...

Cùng tác giả

FORMOSA hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động đã qua đào tạo, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho con em địa phương, thời gian qua, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, đã đẩy mạnh công tác phối hợp với các trường dạy nghề trên địa bàn tổ chức các khóa đào tạo nghề miễn phí. Từ...

Nghệ An: Vị trí ga đường sắt cao tốc Bắc

Nghệ An: Vị trí ga đường sắt cao tốc Bắc – Nam dự kiến đặt gần Khu công nghiệp VSIPTuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua Nghệ An sẽ có chiều dài 85,5 km với điểm đón trả khách là ga Vinh đặt tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thông tin từ Sở Giao thông Vận tải tỉnh Nghệ An, địa phương đã trình Quốc hội phương án lựa chọn địa điểm...

Chương trình “Chubb Life – Vì tương lai em” hỗ trợ giáo dục cho trẻ em trên cả nước

Chương trình “Chubb Life – Vì tương lai em” hỗ trợ giáo dục cho trẻ em trên cả nướcChubb Life Việt Nam và hành trình hỗ trợ cộng đồng với những hoạt động dài hạn nhằm góp phần thúc đẩy phát triển giáo dục, nâng cao sức khỏe, thể chất và các quà tặng thiết thực cho các thế hệ tương lai của đất nước. Từ năm 2005, Chubb Life Việt Nam đã duy trì hoạt động hỗ trợ giáo...

Tinh gọn bộ máy để rõ việc, rõ trách nhiệm

Theo ĐBQH Vũ Trọng Kim, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, để đảm bảo bộ máy tinh gọn, đồng bộ, liên thông, cần sắp xếp theo hướng một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính. ĐBQH Vũ Trọng Kim. Trung ương cần gương mẫu đi đầu Phát biểu tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18/2017...

Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt

Vi phẫu không chỉ là một kỹ thuật y học tiên tiến mà còn mang lại hy vọng mới cho hàng nghìn bệnh nhân bị khuyết hổng vùng hàm mặt, giúp họ lấy lại nụ cười và sống một cuộc đời bình thường. Trong bối cảnh tỷ lệ người dân mắc các bệnh lý liên quan đến vùng hàm mặt, đặc biệt là ung thư hàm mặt, đang gia tăng, các bác sỹ ngành phẫu thuật hàm mặt phải đối...

Cùng chuyên mục

FORMOSA hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động đã qua đào tạo, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho con em địa phương, thời gian qua, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, đã đẩy mạnh công tác phối hợp với các trường dạy nghề trên địa bàn tổ chức các khóa đào tạo nghề miễn phí. Từ...

BQL Khu Kinh tế tỉnh tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

Thời gian qua, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh đã tăng cường công tác phối hợp với các sở, ngành địa phương để xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng góp phần tạo môi trường lành mạnh nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư. Hiện nay, tại các khu kinh tế, khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh có...

Khai mạc lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024

Chiều tối nay (15/11), tại Quảng trường Trần Phú, phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Sở Công Thương tổ chức khai mạc Lễ hội cam và các sản phẩm Hà Tĩnh lần thứ 7. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Dương Tất Thắng...

Hà Tĩnh 23 mỏ khoáng sản khai thác vượt công suất

23/70 mỏ khoáng sản tại Hà Tĩnh được ngành chức năng xác định khai thác vượt công suất, gây thất thoát tài nguyên, thất thu thuế Nhà nước. Theo số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, trên địa bàn tỉnh hiện có 70 mỏ vật liệu xây dựng được UBND tỉnh cấp phép đang còn hiệu lực. Trong số...

Lễ hội cam và các sản phẩm Hà Tĩnh – Cơ hội kết nối cung cầu

Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024, sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 15  đến ngày 17/11 tại Thành phố Hà Tĩnh. Đây là cơ hội để Hà Tĩnh quảng bá, tôn vinh thương hiệu Cam Hà Tĩnh và một số nông sản, đặc sản của địa phương; Lễ hội cũng là cầu nối...

Hà Tĩnh ước thu trên 69.500 tấn cam

Đặc sản cam Hà Tĩnh đang bước vào chính vụ thu hoạch. Theo ước tính, sản lượng cam toàn tỉnh đạt trên 69.500 tấn. Tổng diện tích trồng cam của Hà Tĩnh gần 7.400 ha, tập trung ở một số địa phương như: Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc. Vườn cam Hà Tĩnh đang vào mùa thu hoạch, trái...

Phía sau khoản lỗ của công ty Xổ số kiến thiết Hà Tĩnh

Công ty Xổ số kiến thiết Hà Tĩnh được thành lập năm 1993. Tháng 10/2007, chuyển sang mô hình hoạt động công ty TNHH một thành viên, do UBND tỉnh Hà Tĩnh làm chủ sở hữu. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến năm 2023, công ty kinh doanh thua lỗ triền miên, lũy kế đến nay đã lên đến hơn 6,1...

Kích cầu tiêu dùng cuối năm

Những tháng cuối năm là thời điểm “vàng” để kích cầu mua sắm. Tận dụng khoảng thời gian này, các cơ sở sản xuất, phân phối, điểm bán lẻ đã chủ động tăng cường nhiều hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm, mở rộng các kênh tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Từ nay cho đến...

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ vận hành Dự án Thủy lợi Nỏng Bốc

Chiều nay, đồng chí Võ Trọng Hải, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các thành viên trong đoàn công tác đã đến Dự lễ vận hành Dự án Hệ thống Thủy lợi huyện Nỏng Bốc, tỉnh Khăm Muồn. Tham dự buổi lễ có đồng chí Văn Xay Phong Xa Vẳn, Bí thư - Tỉnh trưởng và...

Hà Tĩnh và Khăm Muồn tăng cường hợp tác phát triển kinh tế

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chiều nay đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hà Tĩnh do đồng chí Võ Trọng Hải, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khăm Muồn, để bàn các giải pháp tăng cường...

Tin nổi bật

Tin mới nhất