Bộ ảnh “Hát bội” của tác giả Phạm Nhựt Thưởng ghi lại hình ảnh hát Bội ở Nam bộ là biến thể của lối hát Bội cung đình mà những nghệ sĩ, nghệ nhân và những lưu dân mang theo khi tiến sâu về phương Nam mở đất. Hát Bội đã gắn bó với những buồn vui, thăng trầm của lịch sử dân tộc và đất nước suốt mấy trăm năm trở lại đây và là di sản văn hóa phi vật thể. Bộ ảnh được tác giả gửi tham dự cuộc thi Ảnh và Video Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Hát Bội ở Nam bộ là biến thể của lối hát Bội cung đình mà những nghệ sĩ, nghệ nhân và những lưu dân mang theo khi tiến sâu về phương Nam mở đất. Hát Bội đã gắn bó với những buồn vui, thăng trầm của lịch sử dân tộc và đất nước suốt mấy trăm năm trở lại đây và là di sản văn hóa phi vật thể.
Hát bội là loại hình nghệ thuật sân khấu tồn tại từ rất lâu đời ở Việt Nam nói chung, Nam bộ nói riêng. Đến nay, loại hình nghệ thuật sân khấu có tuổi đời hàng trăm năm này vẫn tồn tại; đặc biệt trong các buổi cúng Kỳ yên ở đình làng. Tại Nam bộ còn có tục thờ tổ hát bội với nhiều ý nghĩa truyền thống.
Khi diễn hát, các đào kép vừa hát vừa múa, đi lại trên sân khấu, điệu bộ hấp dẫn với vật tượng trưng, ví dụ như ngựa chỉ là một cây roi hay cây chổi có buộc nhiều sợi vải màu; tướng soái chỉ huy cả mươi vạn binh, mang sau lưng cờ trận, kỳ hiệu của những đội quân do vị tướng này thống lĩnh…
Ở các tỉnh Nam bộ, các ghe hát bội vẫn đi tới phục vụ diễn tuồng, đem niềm vui lại cho cư dân ở đó. Ở những nơi này, mỗi khi có hội cúng đình, hoặc lễ Tết, người ta cố mời bằng được một đoàn hát bội về để diễn cho nhân dân xem thỏa thích. Lễ hội năm nào mà thiếu hát bội, thì ban hội tề ở đó cảm thấy “muối mặt” với dân làng và xã bạn.
Vietnam.vn