Trang chủNewsNhân quyềnHaruna Ishimaru - cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế...

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ


“Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự án mà tôi có thể thực hiện với niềm đam mê mãnh liệt”.

Việt Nam trong trái tim một người Nhật Bản
Chuyện về một người Nhật yêu tam giác mạch Việt Nam
Haruna Ishimaru - cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

Haruna Ishimaru tới Việt Nam với vai trò là cán bộ điều phối của Plan International

(Ảnh: NVCC).

Đó là những chia sẻ của Haruna Ishimaru, 30 tuổi đến từ Nhật Bản. Được biết, Haruna tới Việt Nam từ tháng 8/2022. Là cán bộ điều phối của Plan International, Haruna mong mỏi cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ tại địa phương miền múi như Hà Giang, Lai Châu

Tạp chí Thời Đại đã có buổi phỏng vấn với Haruna Ishimaru về vấn đề cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ. Với Haruna, các bạn trẻ dân tộc thiểu số thực sự lạc quan và kiên trì nỗ lực vì bình đẳng giới.

– Được biết Haruna là cán bộ điều phối của Dự án “Trao quyền kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số ở Hà Giang và Lai Châu”, vậy bạn mong muốn đem đến điều gì khi tham gia dự án?

Tôi hi vọng sẽ giúp tăng cường trao quyền cho phụ nữ, hướng tới bình đẳng giới thông qua các hoạt động sinh kế.

– Công việc của một điều phối viên cho dự án “Trao quyền kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số ở Hà Giang và Lai Châu” có phải là thử thách mới với bạn?

Đúng thế, đây là dự án đầu tiên mà tôi làm việc với vai trò cán bộ điều phối, cũng là lần đầu tiên tôi tới Việt Nam và do vậy mà tôi vô cùng lo lắng. Nhưng nhờ vào sự chân thành và nồng hậu của các bạn đồng nghiệp cũng như các anh chị cơ quan đối tác Việt Nam, tôi đã thích nghi rất nhanh chóng.

Haruna Ishimaru - cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ
Haruna Ishimaru (thứ hai từ trái sang) là cán bộ điều phối dự án dự án “Tăng cường trao quyền phát triển kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số vùng Hà Giang và Lai Châu” (Ảnh: NVCC).

– Một người nước ngoài xây dựng dự án ở các khu vực đô thị, đồng bằng hay các vùng dễ tiếp cận cũng đã rất khó khăn. Tại sao Haruna lại chọn Việt Nam, chọn Hà Giang, Lai Châu – các tỉnh miền núi mà không phải địa phương khác?

Địa bàn hoạt động của tổ chức Plan International Việt Nam đều là những vùng xa xôi hẻo lánh nhất của Việt Nam, trong đó có tỉnh Hà Giang và Lai Châu. Chúng tôi lựa chọn hai tỉnh này bởi vì tỷ lệ kết hôn sớm của thanh niên ở nơi đây rất cao, đặc biệt là các bạn thanh niên dân tộc thiểu số. Họ cũng phải đối mặt với những khó khăn trong việc duy trì sinh kế, khi mà việc canh tác, chăn nuôi phụ thuộc hầu hết vào kinh nghiệm truyền thống.

Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Vì dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới, nên tôi nghĩ đây là dự án mà tôi có thể thực hiện với niềm đam mê mãnh liệt.

Haruna Ishimaru - cô gái Nhật Bản với mong mỏi cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ
Dự án của cô tập trung vào cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ (Ảnh: NVCC).

– Ở Nhật Bản có dân tộc thiểu số không? Bạn có so sánh gì với quốc gia của bạn?

Ở Nhật Bản cũng có những nhóm người dân tộc thiểu số. Tôi cảm thấy có nhiều cơ hội để học hỏi về văn hóa của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hơn là ở Nhật Bản. Đây thực sự là một cơ hội học hỏi tuyệt vời và tôi hi vọng Nhật Bản có thể học được từ Việt Nam.

– Theo bạn thanh niên dân tộc thiểu số tham gia dự án sẽ giúp mang lại những lợi ích gì?

Các bạn trẻ dân tộc thiểu số tham gia dự án hiện đang truyền cảm hứng cho nhiều người xung quanh. Ở những khu vực này, phụ nữ luôn đảm nhận công việc gia đình nên bạn khó có thể tưởng tượng họ có thể có thu nhập. Thông qua dự án này, phụ nữ và nam giới ở nhiều lứa tuổi khác nhau đã rất hào hứng khi thấy những bạn thanh niên này, đặc biệt là phụ nữ. Họ chính là những hạt nhân đang thúc đẩy cho sự thay đổi các định kiến lạc hậu từ chính câu chuyện của họ tại địa phương, là hình mẫu cho trẻ em dân tộc thiểu số. Đối với tôi, họ là những người thực sự lạc quan và kiên trì nỗ lực vì bình đẳng giới.

Haruna Ishimaru - cô gái Nhật Bản với mong mỏi cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

Với Haruna, các bạn trẻ dân tộc thiểu số thực sự lạc quan và kiên trì nỗ lực vì bình đẳng giới

(Ảnh: NVCC).

– Bạn thấy dự án của mình có tác động, ảnh hưởng thế nào đến đời sống của thanh niên dân tộc thiểu số tại Hà Giang, Lai Châu?

Nhờ có sự tận tâm của các đối tác địa phương và sự cam kết mạnh mẽ của thanh niên khi tham gia vào các khóa tập huấn của dự án, thu nhập của nhiều người đã tăng lên đáng kể. Chúng tôi sử dụng các chỉ số xây dựng ở giai đoạn thiết kế dự án để theo dõi tác động bằng các con số cụ thể. Thực tế cho thấy, 96% thanh niên tham gia các khóa tập huấn đã tăng thu nhập lên hơn 10%. Chỉ có 4% là không cho rằng những kiến thức, phương pháp về chăn nuôi, trồng trọt mà họ học được mang lại hiệu quả cao hơn về thời gian/chi phí, cũng như thân thiện hơn với môi trường.

Chúng tôi cũng đo lường tác động của dự án xung quanh việc phụ nữ tham gia vào quản lý tài chính gia đình. Chỉ có 46% phụ nữ cho biết đã tham gia quản lý tài chính gia đình trước khi tập huấn nhưng tỷ lệ này đã tăng lên 95% sau tập huấn. Chúng tôi nhận thấy đã có sự thay đổi đáng kể trong việc chị em phụ nữ thực hành việc ghi chép chi tiêu, đứng tên vay tiền ngân hàng và tạo thu nhập cho gia đình.

– Trong suốt thời gian tham gia dự án, khó khăn, rào cản lớn nhất bạn gặp phải là gì?

Việc giao tiếp ban đầu rất khó khăn. Tôi chưa bao giờ có cơ hội nói chuyện nhiều với bất kỳ ai đến từ Việt Nam trước đây, nên ban đầu tôi không yên tâm lắm về cách giao tiếp. Đặc biệt với các bạn trẻ dân tộc thiểu số, một số người cũng cần phiên dịch sang ngôn ngữ địa phương của họ, vì vậy tôi cần đảm bảo rằng mình nói bằng những từ ngữ dễ hiểu để người dịch hiểu rõ quan điểm của tôi hơn. Tôi và các bạn phiên dịch cũng đã thảo luận trước về các câu hỏi hướng dẫn, để các bạn thanh niên có thể hiểu câu hỏi tốt hơn. Chuẩn bị kỹ là vậy nhưng đôi khi tôi vẫn nhận được những câu trả lời “lạc đề”, ngoài dự tính. Nhưng tôi thấy những trải nghiệm này thực sự thú vị và đáng nhớ. Xóa bỏ khoảng cách giới là một hành trình dài, nhưng chúng tôi sẽ không dừng lại cho tới khi tất cả chúng ta đều có được bình đẳng giới.

Haruna Ishimaru - cô gái Nhật Bản với mong mỏi cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ
Nhờ có sự tận tâm của các đối tác địa phương và sự cam kết mạnh mẽ của thanh niên khi tham gia vào các khóa tập huấn của dự án, thu nhập của nhiều người đã tăng lên đáng kể (Ảnh: NVCC).

– Câu chuyện nào khiến bạn ấn tượng nhất trong suốt thời gian tham gia dự án?

Tất cả những câu chuyện mà tôi được nghe, được biết đều gây ấn tượng, nhưng có một câu chuyện thực sự làm tôi xúc động, đó là về một bạn gái tên Mai. Tôi gặp cô ấy lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2022. Việc giao tiếp với cô ấy không chỉ khó khăn do rào cản ngôn ngữ, mà còn do cô ấy cực kỳ ngại ngùng và xấu hổ, cô ấy thậm chí còn không cười một lần nào trong cả cuộc nói chuyện. Tôi đã quay lại, gặp cô ấy 6 tháng sau đó (tháng 4/2023) và cô ấy đã hoàn toàn thay đổi. Cô ấy mỉm cười tự tin và trả lời tất cả các câu hỏi của tôi bằng tiếng Việt. Khi tôi nói rằng cô ấy như thể một người khác vậy (nếu so sánh với lần gặp nhau trước đó), cô ấy nói rằng nhờ tham gia vào các khóa tập huấn của dự án mà cô ấy có được sự tự tin mà mình chưa bao giờ có. Giờ đây cô ấy không còn sợ hãi khi nói chuyện với người lạ, hoặc khi đứng nói chuyện trước đông người nữa. Tôi cảm nhận được sự thay đổi của cô ấy và rất nhiều người khác nữa, đó là thành quả thực sự ý nghĩa mà dự án này đã và đang mang lại. May mắn thay, tôi đã được trực tiếp chứng kiến những điều tuyệt vời này.

– Bạn có kế hoạch tiếp tục ở lại Việt Nam khi dự án kết thúc?

Tôi sắp phải rời Việt Nam do visa sắp hết hạn. Tuy nhiên, tôi cùng các đồng nghiệp Việt Nam và Nhật Bản đang cùng nhau xây dựng dự án mới. Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng nhau trong quá trình chuẩn bị này bất chấp khoảng cách địa lý. Khi dự án này khởi động, tôi sẽ quay lại Việt Nam vào năm tới.

Cảm ơn Haruna về cuộc trò chuyện này!

Quảng Nam: Chuyên gia Nhật Bản ứng dụng công nghệ xác định niên đại tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Quảng Nam: Chuyên gia Nhật Bản ứng dụng công nghệ xác định niên đại tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Đoàn chuyên gia Nhật Bản giới thiệu ứng dụng “Khảo cổ trường địa từ” và “Đá từ tính” Nhật Bản để xác định niên đại các cổ vật tại Khu đền tháp Mỹ Sơn.

11 năm đồng hành cùng nạn nhân chất độc da cam tại Ninh Bình

11 năm đồng hành cùng nạn nhân chất độc da cam tại Ninh Bình

Ngày 18/8, Hội Những người Nhật Bản yêu Việt Nam đã đến thăm, tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.





Nguồn

Cùng chủ đề

9X bỏ phố thị về Sa Pa, biến đồ cũ thành những bức vẽ chân dung độc đáo

(Dân trí) - Bị thu hút bởi ánh mắt, nụ cười của những cụ già vùng cao, Thùy Giang thu gom những món đồ cũ, rồi biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật sống động. Phạm Thị Thùy Giang (SN 1997) sinh ra và lớn lên ở Sa Pa (Lào Cai), mang trong mình lý tưởng lan tỏa nét đẹp văn hóa, con người ở quê hương. Sau khi tốt nghiệp ngành Mỹ thuật tại trường Cao đẳng Sư...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Câu chuyện về chuyển đổi số ở trường TH&THCS Phú Cường (Hòa Bình)

Là một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình nhưng trường TH&THCS Phú Cường lại được trang bị một phòng học không gian số hiện đại với màn hình tương tác, máy tính bàn và 20 chiếc máy tính bảng. Những thiết bị này đã thổi một làn gió mới vào công tác giảng dạy và học tập tại trường. ...

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hậu Giang lần thứ IV

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hậu Giang lần thứ IV năm 2024 vừa được tổ chức trong 2 ngày 31/10 - 1/11. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang Trần Văn Huyến, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang Trần Văn Chính cùng lãnh đạo các sở ban, ngành tỉnh dự chỉ đạo...

Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Hậu Giang không ngừng được nâng cao

Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ III, năm 2019, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS trong tỉnh không ngừng được nâng cao. Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Hậu Giang lần thứ IV năm 2024 được tổ chức ngày 1/11 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Người dân 3 xã biên giới ở Nghệ An vui ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), tại nhiều bản biên giới ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, với nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao đầy ý nghĩa, thiết thực, thắm tình đoàn kết quân dân. Tại các bản: Ta Đo (xã Mường Típ), Noọng Hán (xã Đoọc Mạy),...

Tăng cường giao lưu nhân dân giữa Hà Nội với các địa phương của Argentina

Đại sứ Marcos Antonio Bednarski bày tỏ mong muốn tổ chức sự kiện về nhảy Tango tại Hà Nội để thế hệ trẻ Việt Nam có thể hiểu hơn về văn hóa của Argentina. Đại sứ cũng gợi ý, bộ môn bóng đá là một điểm mạnh của Argentina, qua đó có thể triển khai một chương trình hợp tác kỹ thuật cho bóng đá Việt Nam. Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND...

Gần 120 tác phẩm tham gia Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội năm 2024

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông, Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII mang ý nghĩa đặc biệt khi Hà Nội và cả nước trang trọng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, là dịp để tôn vinh giá trị trường tồn của lịch sử, giá trị văn hóa truyền thống và nét đẹp độc đáo của Hà Nội nghìn năm văn hiến. ...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Cầu truyền hình trực tiếp chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

(CLO) Chương trình sẽ diễn ra tại 3 điểm cầu Cà Mau, Hải Phòng, Thanh Hoá và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 vào ngày 16/11. ...

Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FIT

Dự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 chậm triển khai; Dự án Nhà máy mặt trời Thiên Tân 1.4, Dự án Nhà máy điện gió Hanbaram… không được hưởng giá FIT có nguyên nhân từ cơ chế chính sách giá điện. Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FITDự...

Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp đưa ra đấu giá

Bình Định đưa ra đấu giá đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý và Dự án Điểm số 2 (2-2) trong tháng 11/2024. Hai khu đất đều có giá khởi điểm hơn 537 tỷ đồng. Bình Định: Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp...

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận phản ánh một số quy định mới về môi trường, đất đai ban hành đã tác động, thay đổi đến việc giải quyết thủ tục đầu tư cần được quan tâm, tháo gỡ. Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệpDoanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận...

Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực...

Mới nhất