Powered by Techcity

Xây dựng văn hóa, người Hà Nội thích nghi với thời đại mới


Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đào Thị Hồng:
Phát triển văn hóa cơ sở – nền tảng để xây dựng văn hóa Hà Nội

ct-0611(1).jpg

Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Đan Phượng đã quan tâm và thực hiện có hiệu quả các nội dung xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Huyện đã xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đến năm 2024, toàn huyện có 96,4% gia đình được công nhận gia đình văn hóa; 100% thôn, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa, 86,5% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận danh hiệu văn hóa. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa góp phần gìn giữ văn hóa địa phương luôn được quan tâm đầu tư thực hiện. Trong nhiệm kỳ, huyện đã bố trí hơn 451 tỷ đồng từ ngân sách và nhân dân xã hội hóa kinh phí hơn 40 tỷ đồng để thực hiện tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các cấp, ngành triển khai nhiều phong trào, cuộc vận động, cuộc thi, hội thi, mô hình hay, sáng tạo, nổi bật gắn với xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hằng năm như: Phong trào xây dựng “Người tốt, việc tốt” và các điển hình tiên tiến, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Điểm sáng là cuộc thi “Giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn và thông minh” được huyện triển khai từ năm 2019 đến nay, cuộc thi được 129/129 thôn, tổ dân phố tích cực hưởng ứng tham gia.

Thời gian tới, huyện Đan Phượng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa nói chung và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nói riêng; xây dựng và nâng cao chất lượng phong trào Gia đình văn hóa, Thôn, Tổ dân phố văn hóa, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; đẩy mạnh xã hội hóa, khai thác các nguồn lực vật chất cũng như tinh thần trong nhân dân và toàn xã hội vào việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa.

Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng:
Phát triển sản phẩm văn hóa gắn với du lịch

ct-06-10.jpg

Xác định rõ, mỗi địa phương có đặc thù, tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển văn hóa – xã hội, để hiện thực hóa mục tiêu quan trọng “Quyết tâm phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế, xây dựng quận Tây Hồ thành Trung tâm dịch vụ – du lịch văn hóa của Thủ đô”, quận Tây Hồ đã ban hành các Nghị quyết, chương trình, trong đó, xác định 7 mục tiêu cụ thể cùng 6 nhóm nhiệm vụ giải pháp trọng tâm. Trong đó, xác định phát triển công nghiệp văn hóa tập trung vào các lĩnh vực: Du lịch văn hóa; Làng nghề truyền thống; Lễ hội truyền thống; Không gian văn hóa sáng tạo; Phát huy giá trị của các di tích – là những lợi thế riêng có của quận Tây Hồ, phù hợp với mục tiêu, định hướng tập trung đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội.

Quận Tây Hồ xác định, cần phải nâng tầm giá trị di sản và phát huy giá trị của di sản để phát triển văn hóa, thúc đẩy sự quan tâm của người dân với văn hóa. Nhiều sản phẩm văn hóa, du lịch được hình thành trên địa bàn quận đã góp phần tăng sức hút về du lịch.

Với mong muốn xây dựng quận Tây Hồ trở thành một Trung tâm dịch vụ – du lịch văn hóa của Thủ đô, thời gian tới, Đảng bộ quận Tây Hồ xác định cần tập trung vào 2 yếu tố then chốt là con người và công nghệ. Quận sẽ tiếp tục tích cực triển khai thực hiện phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đồng thời, đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 30 của Thành ủy về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh ngày càng đi vào thực chất.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội Trần Thế Cương:
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực

ct-06-9.jpg

Thành phố Hà Nội hiện có tổng số 2.913 trường mầm non, phổ thông các cấp; 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên với 2.238.000 học sinh, 70.150 lớp. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có 105 cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; 9 văn phòng đại diện nước ngoài; 1.051 trung tâm các loại.

Những năm học qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai rộng rãi, đồng bộ nhiều chương trình, hoạt động giáo dục nhằm xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh; bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tư tưởng đạo đức và lối sống lành mạnh cho học sinh trên địa bàn thành phố như: Tổ chức các lớp tìm hiểu về Đảng nhằm bồi dưỡng tư tưởng chính trị và đạo đức cách mạng cho các học sinh ưu tú; triển khai Chương trình giáo dục di sản với nhiều hoạt động giáo dục ngoại khóa; tiếp tục phát huy hiệu quả và ngày càng hoàn thiện Bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” triển khai trong trường học; xây dựng bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc”…

Phát huy các kết quả đã đạt được, tiếp tục kiên trì mục tiêu xây dựng trường học thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa phù hợp với xu thế thời đại gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long – Hà Nội, thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về công tác xây dựng văn hóa và thực hiện văn hóa trong trường học; chỉ đạo các nhà trường, xây dựng kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung văn hóa ứng xử trong trường học bảo đảm dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện; tăng cường quản lý nền nếp, chất lượng dạy và học trong nhà trường; chủ động phối hợp cùng gia đình và xã hội trong việc xây dựng và thực hiện văn hóa ứng xử thanh lịch, văn minh trong trường học…

Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng:
Tiếp tục tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số

ct-06-12.jpg

Thời gian qua, Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội đã tăng cường công tác giáo dục ý thức trân trọng các giá trị văn hóa dân tộc, đề cao nhiệm vụ bảo tồn, gìn giữ lịch sử truyền thống của Thủ đô và đất nước. Thanh niên Thủ đô tham gia tu sửa, tôn tạo, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tại địa phương, triển khai hiệu quả các hoạt động…

Trong đó, điểm sáng là việc thực hiện Đề án Mã hóa dữ liệu địa chỉ đỏ trên địa bàn thành phố phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, thanh niên” đã và đang là phần việc thu được nhiều kết quả nổi bật, có sức lan tỏa. Đến hết năm 2024, Thành đoàn Hà Nội đã thực hiện mã hóa 235 điểm di tích, từ đó hình thành một thư viện số, không gian trải nghiệm thực tế ảo 360 – bản đồ số hệ thống các địa chỉ đỏ” trên địa bàn thành phố. Dự kiến 6 tháng đầu năm 2025, hoàn thành 322 công trình.

Bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, Thành đoàn Hà Nội sẽ tích cực triển khai các hoạt động phát triển công nghiệp văn hóa trong thời đại công nghệ số, công nghệ 4.0. Tổ chức Đoàn Thanh niên thành phố sẽ tiếp tục xây dựng lớp thanh niên chủ động, sáng tạo trong công tác, vững vàng trong tư tưởng, tự giác tham gia thực hiện các nhiệm vụ xã hội bằng những việc làm có ý nghĩa thiết thực hằng ngày; phát huy vai trò, sứ mệnh của thế hệ trẻ Thủ đô trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chấn hưng văn hóa trong thời đại số.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/xay-dung-van-hoa-nguoi-ha-noi-thich-nghi-voi-thoi-dai-moi-697157.html

Cùng chủ đề

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 3-4-2025

Giá vàng lên mức kỷ lục: Vẫn rất cần thận trọngKhông ít biển báo giao thông trên địa bàn Thủ đô hiện đang gây khó cho người tham gia giao thông. Điển hình như trên trục đường Tố Hữu...

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ viếng đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone tại Thủ đô Viêng Chăn

Cụ thể, ngày 3-4-2025, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov

Ngày 2-4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Nga, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã hội đàm.Trong bầu không khí thân tình, hữu nghị và tin cậy, hai bên đã cùng nhau trao đổi, đánh giá về tình...

Khởi động Giải chạy Standard Chartered marathon di sản Hà Nội 2025

Với thông điệp Bứt phá, vươn xa (Together, we run further) xuyên suốt từ mùa giải đầu tiên, Standard Chartered Marathon di sản Hà Nội tiếp tục đặt sứ mệnh lan tỏa tinh thần thể thao kết nối và...

Việt Nam luôn coi Nga là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi Nga là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Việt Nam mong muốn duy trì quan hệ truyền thống tốt đẹp,...

Cùng tác giả

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 3-4-2025

Giá vàng lên mức kỷ lục: Vẫn rất cần thận trọngKhông ít biển báo giao thông trên địa bàn Thủ đô hiện đang gây khó cho người tham gia giao thông. Điển hình như trên trục đường Tố Hữu...

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ viếng đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone tại Thủ đô Viêng Chăn

Cụ thể, ngày 3-4-2025, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov

Ngày 2-4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Nga, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã hội đàm.Trong bầu không khí thân tình, hữu nghị và tin cậy, hai bên đã cùng nhau trao đổi, đánh giá về tình...

Khởi động Giải chạy Standard Chartered marathon di sản Hà Nội 2025

Với thông điệp Bứt phá, vươn xa (Together, we run further) xuyên suốt từ mùa giải đầu tiên, Standard Chartered Marathon di sản Hà Nội tiếp tục đặt sứ mệnh lan tỏa tinh thần thể thao kết nối và...

Việt Nam luôn coi Nga là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi Nga là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Việt Nam mong muốn duy trì quan hệ truyền thống tốt đẹp,...

Cùng chuyên mục

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 3-4-2025

Giá vàng lên mức kỷ lục: Vẫn rất cần thận trọngKhông ít biển báo giao thông trên địa bàn Thủ đô hiện đang gây khó cho người tham gia giao thông. Điển hình như trên trục đường Tố Hữu...

Khởi động Giải chạy Standard Chartered marathon di sản Hà Nội 2025

Với thông điệp Bứt phá, vươn xa (Together, we run further) xuyên suốt từ mùa giải đầu tiên, Standard Chartered Marathon di sản Hà Nội tiếp tục đặt sứ mệnh lan tỏa tinh thần thể thao kết nối và...

Lần đầu tiên thưởng lãm bức tranh vải trường cảnh về Hà Nội của họa sĩ Thanh Thục

Hai bức trường cảnh khổ lớn 200cm x 90cm được giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm này đều đặc biệt. Bức “Miền đá nở hoa” về cảnh đẹp tuyệt vời của miền núi phía Bắc và tác...

Quốc Oai: Khai mạc Lễ hội truyền thống Chùa Thầy và Tuần lễ văn hóa, du lịch, xúc tiến thương mại năm 2025

Tối 1/4 (ngày 4/3 năm Ất Tỵ), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Thầy, huyện Quốc Oai long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống Chùa Thầy và Tuần lễ văn hóa, du lịch, xúc tiến thương mại năm 2025. Lễ hội truyền thống Chùa Thầy là một trong những lễ hội mang giá trị tâm linh sâu sắc và quan trọng bậc nhất của huyện Quốc Oai. Tham dự buổi lễ có Thiếu tướng Nguyễn...

Biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 – 01/5/2025); 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2025, các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ Nhân dân Thủ đô tại các tại trung tâm một số quận, huyện trên địa bàn...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 1-4-2025

Những dấu mốc lịch sử của Đại thắng mùa Xuân năm 1975Chiến thắng ngày 30-4-1975 là thành quả vĩ đại, trang sử hào hùng, chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam;...

Festival Nhiếp ảnh trẻ năm 2025

Festival Nhiếp ảnh trẻ năm 2025 dự kiến sẽ chính thức phát động vào đầu tháng 4/2025 tại thủ đô Hà Nội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức Festival Nhiếp ảnh trẻ năm 2025. Theo đó, đối tượng tham gia Festival Nhiếp ảnh trẻ năm 2025 là công dân Việt Nam từ 18 đến 35 tuổi (kể cả người...

Hà Nội: Thêm 567 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê và bảo tồn

Danh mục di tích bổ sung bao gồm nhiều loại hình khác nhau như đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ, quán, văn chỉ… phân bố ở nhiều quận, huyện, thị xã. Trong đó, một số huyện có số lượng di tích bổ sung đáng kể như huyện Mỹ Đức (44 di tích), huyện Sóc Sơn (39 di tích), thị xã Sơn Tây (37 di tích) và huyện Thạch Thất (33 di tích). UBND thành phố Hà Nội yêu cầu...

Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4 năm 2025. Việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam nhằm góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hoá đọc; khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất