Powered by Techcity

Vững vàng tâm thế bước vào kỷ nguyên mới

Tuy nhiên, với dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Trong nước khó khăn, thách thức và thời cơ, thuận lợi đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Điều này đòi hỏi cả hệ thống chính trị sẽ phải “tăng tốc, bứt phá”, tập trung phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của năm 2025 cũng như cả nhiệm kỳ; song hành phải thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Nhiều “động lực” lan tỏa

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn NVIDIA (Hoa Kỳ) chứng kiến Lễ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Tại nhiều cuộc họp gần đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế – xã hội năm 2024 tiếp tục có xu hướng phục hồi tích cực. Việt Nam đã đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội do Quốc hội đề ra. Theo đó, kinh tế tăng trưởng hơn 7%, cao hơn so với kỳ vọng đầu năm. Việt Nam thuộc nhóm ít quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Một loạt số liệu về kinh tế vĩ mô ngày càng cải thiện, thể hiện đà tăng trưởng với diễn biến khả quan. Theo Bộ Công Thương, năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 8,4%. Trong cỗ xe “tam mã” là đầu tư – xuất khẩu – tiêu dùng thì xuất khẩu ước đạt 403 tỷ USD lập mốc lịch sử mới, vượt mốc lịch sử 371,82 tỷ USD của năm 2022. Cán cân thương mại hàng hoá ước tính xuất siêu gần 25 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cũng nhiều khởi sắc, Chính phủ đã có những quyết sách nhằm tạo dựng cơ hội, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận làn sóng FDI thế hệ mới cũng như như xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; hợp tác với các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài thực hiện mục tiêu đào tạo 50 nghìn kỹ sư đến năm 2030.

Chính phủ và các địa phương cũng đang thực thi giải pháp nhằm đảm bảo năng lượng ổn định, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng xanh. Việt Nam là điểm đặt chân đến của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ công nghệ, bán dẫn, bán lẻ… đến năng lượng tái tạo. Nhiều tên tuổi lớn trong mảng công nghệ như: Nvidia, Intel, Samsung, Synopsys, Qualcomm, Infineon, Amkor… cho biết đã có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Đáng chú ý trong tháng 12/2024, Chủ tịch Nvidia chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác với Việt Nam thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) về AI và trung tâm dữ liệu AI. Nvidia cũng công bố thương vụ mua lại VinBrain – một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của Tập đoàn Vingroup. Đây được đánh giá là bước ngoặt mang tính lịch sử, mở ra cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm R&D về AI hàng đầu châu Á. Ngoài Nvidia, Alibaba cũng tiết lộ dự định xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam hay ông lớn Google cũng xác nhận mở công ty Google Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực, kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Các chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy cục bộ làm giá xăng dầu, hàng hóa cơ bản, cước vận tải biến động mạnh; kinh tế, thương mại phục hồi chậm, thiếu vững chắc; tổng cầu, đầu tư toàn cầu sụt giảm; tỷ giá, lãi suất biến động khó lường; thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, lương thực, an ninh mạng diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, điểm yếu quan trọng là khu vực kinh tế trong nước chưa đóng vai trò lớn trong tăng trưởng, các địa phương đầu tàu kinh tế như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu đang giảm dần tỷ trọng GDP. Nguyên nhân xuất phát từ việc các địa phương này đã đạt tới mức phát triển tối đa, trong khi các tỉnh thành khác đang dần vươn lên.

Về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, dù có sự cải thiện đáng kể so với 10 năm trước, nhưng mức độ hiệu quả chung vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng. Các ngành xuất khẩu chủ lực như: da giày, may mặc và điện tử dù mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng hiệu quả chỉ đạt khoảng 50%, chủ yếu do doanh nghiệp vẫn dựa vào mô hình gia công.

Ngoài ra, thực tế cũng đặt ra yêu cầu giải quyết những vấn đề đột xuất, phát sinh ngoài dự báo, nhất là những diễn biến liên quan đến chính sách tiền tệ, tài khóa bên cạnh việc ứng phó, khắc phục thiên tai gây hậu quả nặng nề tại nhiều địa phương như siêu bão Yagi…

“Đột phá của đột phá”

Chú thích ảnh
Cuộc đua hướng tới nền kinh tế xanh đã trở thành ưu tiên hàng đầu của thế giới, khi các quốc gia tìm kiếm giải pháp bền vững cho các lĩnh vực xương sống của nền kinh tế như công nghiệp nặng và vận tải. Ảnh: THX/TTXVN

Từ thực tế và kết quả tích cực của năm 2024, Nghị quyết số 158/2024/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 đã đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 6,5 – 7% và phấn đấu khoảng 7 – 7,5%. Đặc biệt, trong Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20/12/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính xác định: Mục tiêu cụ thể là phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8% (cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao). Đó sẽ là tiền đề cho Việt Nam hướng tới giai đoạn mới, với dấu ấn bứt phá liên tục, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa nhằm phát triển nhanh, bền vững.

Để đạt được mục tiêu, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh: Trước hết phải tiếp tục hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”; tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh để cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, kiểm tra, giám sát, theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp; triển khai kịp thời, hiệu quả các luật, nghị quyết đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 để các quy định mới đi vào thực tiễn nhanh nhất.

Bên cạnh đó, tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy, tạo đột phá cho các động lực tăng trưởng mới, tập trung thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao động nhanh, cao và bền vững. Đồng thời, huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp Nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân.

Để tạo bước đột phá cho năm 2025 và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diện cho biết: Ngoài việc thông tin thị trường nhằm đảm bảo thường xuyên cập nhật thông tin về quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường ngoài nước, Bộ Công Thương sẽ tập trung nâng cao năng lực sản xuất, khuyến khích đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh xuất khẩu bền vững góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước. 

Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa lợi ích từ FTA đã ký kết; tổ chức chương trình đào tạo, hội nghị và tư vấn cho doanh nghiệp về quy tắc xuất xứ hàng hóa nhằm tận dụng ưu đãi thuế quan đồng thời, giúp doanh nghiệp hiểu rõ tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường trong khuôn khổ FTA để tăng cường xuất khẩu bền vững.

Mặt khác, Bộ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng, đảm bảo nguồn nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, môi trường và phát triển bền vững. Các chương trình kết nối doanh nghiệp với nhà cung cấp uy tín trong nước và quốc tế sẽ giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. 

Nhằm tạo dựng, phát huy hiệu quả các động lực phát triển trong kỷ nguyên mới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần tạo đột phá đối với các động lực tăng trưởng mới, thu hút đầu tư vào lĩnh vực mới, công nghệ cao như bán dẫn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, năng lượng sạch, kinh tế xanh, kinh tế số…

“Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư và tới đây là Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiến hành cuộc cách mạng chuyển đổi số đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới sẽ tạo khung pháp lý thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ lần thứ tư, chuyển đổi số góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm đề xuất cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xoá bỏ tập trung quyền lực, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong bộ máy nhà nước, không giới hạn thẩm quyền của các cơ quan nhằm đạt hiệu quả công việc cao nhất. Đồng thời, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia dựa trên môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, cơ sở hạ tầng đồng bộ, phát triển đầy đủ các loại thị trường. Vị thế, thương hiệu đất nước ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế sẽ giúp củng cố, nâng cao quyền lực mềm quốc gia.

Dự báo năm 2025, dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục chuyển dịch sang Việt Nam và thị trường xuất khẩu rộng mở hơn. GS. TS. Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá: Thu hút FDI sẽ  vẫn rất khả quan nhờ sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào nội lực kinh tế Việt Nam. Xu hướng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đã thay đổi, từ việc tập trung vào lao động giá rẻ sang khoa học – công nghệ và công nghệ cao. Việt Nam cũng khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) và trong thời gian tới sẽ tiếp tục đa dạng hóa thị trường để hạn chế rủi ro khi xuất khẩu tập trung vào một số thị trường như trước đây.

Thực tế cũng cho thấy, hiện nay, hạ tầng cơ sở Việt Nam phát triển nhanh chóng, cao tốc mở đến đâu, kinh tế địa phương phát triển đến đó. Doanh nghiệp hưởng lợi từ điều này vì có thể đầu tư ở vùng nguyên liệu có chi phí đất rẻ. Đây sẽ là động lực giúp Việt Nam có thể tăng trưởng hai con số trong giai đoạn sắp tới. Nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025, Chính phủ đang tập trung đôn đốc, với sự vào cuộc của cả hệ thống, các ngành, địa phương nhằm tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; quyết tâm giải ngân 95% kế hoạch. Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo về rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban; thành lập các tổ công tác để kịp thời tháo gỡ những “điểm nghẽn”, khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn.

Nguồn:https://baotintuc.vn/viet-nam-ky-nguyen-moi/vung-vang-tam-the-buoc-vao-ky-nguyen-moi-20241231152356600.htm

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư: Tìm bước đi mới tránh bẫy thu nhập trung bình, nguy cơ tụt hậu

Sáng 9/1, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi gặp mặt nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu và đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ các tỉnh, thành phố phía Nam. Sự kiện được tổ chức tại TPHCM, với sự tham dự của các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng...

Tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, TĂNG TỐC, BỨT PHÁ, ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC TIẾN VÀO KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH, PHÁT TRIỂN GIÀU MẠNH, VĂN MINH, THỊNH VƯỢNG CỦA DÂN TỘC PHẠM MINH CHÍNHỦy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi của năm 2024 khẳng định nỗ lực vượt bậc, ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá tiếp tục...

Đưa du lịch thành một trong những ngành đi đầu trong kỷ nguyên vươn mình

Hội nghị diễn ra trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến đến 58 điểm cầu trên cả nước với sự tham dự đại diện Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Quốc hội; đại diện lãnh đạo các cơ quan trực thuộc Bộ VHTTDL, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; các Sở quản lý Du lịch một số địa phương, các Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các trường...

Bứt phá kiên cường của khoa học Việt nhìn từ giải thưởng VinFuture

Theo Quỹ VinFuture, với thông điệp “Bứt phá kiên cường”, VinFuture 2024 vinh danh các công trình nghiên cứu và phát minh mang tính đột phá và có tác động sâu rộng, giúp nhân loại kiên cường vượt qua khó khăn và chạm tới những đỉnh cao mới. Như thông lệ, hệ thống giải thưởng VinFuture năm nay gồm 4 hạng mục. Trong đó, giải thưởng chính trị giá hơn 76 tỉ đồng (tương đương 3 triệu USD) là...

Cơ hội tỉ đô từ hợp tác với NVIDIA

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với ông Jensen Huang, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Tập đoàn NVIDIA (Hoa Kỳ) và chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA – Ảnh: TTXVN Ông Võ Xuân Hoài, phó giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), nhận định như trên trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ. Ông Hoài nói: – Nhìn bề ngoài thì dự...

Cùng tác giả

Thêm động lực từ những cầu thủ xuất ngoại

Dù thành công hay chưa thành công nhưng tất cả đều có giá trị riêng, tiếp thêm động lực cho các cầu thủ đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam hướng đến mục tiêu tiếp theo.Cơ hội được cọ...

Trieste – thành phố duyên dáng

Lát cắt lịch sửDu khách khi đến Trieste nên mua cho mình một tấm thẻ thông hành FVGcard. Một tấm thẻ chỉ với giá 30 Euro (có giá trị trong 48h) hoặc 45 Euro (giá trị trong 1 tuần)...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 9-2-2025

Hà Nội xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung:Nền tảng phát triển đô thị thông minhỔn định giá trị đồng tiền, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng, bảo đảm nguồn vốn cho nền kinh tế trên cơ...

Huyện Đan Phượng thi đấu cờ tướng trong khuôn khổ Đại hội thể dục, thể thao huyện lần thứ XI

Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Đan Phượng Bùi Thị Quyên cho biết, cờ tướng là môn thi đấu thu hút người chơi không chỉ bởi tính chiến thuật và trí tuệ,...

Độc đáo Lễ hội “rước vua giả” đền Sái

Lễ hội đền Sái với nghi thức rước vua độc đáo thể hiện tính đoàn kết cộng đồng; bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà...

Cùng chuyên mục

Tổ chức phong trào thi đua cao điểm chào mừng Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Theo kế hoạch, 100% đơn vị thuộc thành phố triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội, các ngày lễ lớn của Thủ...

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trình bày tờ trình, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, việc xây dựng Pháp lệnh nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài,...

Quận Đống Đa kết nạp 8 tân binh vào Đảng

Trước khi vào buổi gặp mặt, lãnh đạo quận cùng các thanh niên lên đường nhập ngũ, quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đã tham gia "Lễ dâng hương - Tiếp lửa truyền thống cho...

Hội Nông dân thành phố đặt mục tiêu trồng mới 30.000 cây xanh

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền dự.Chủ tịch Hội Nông dân thành phố đề nghị các cấp Hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương...

Hội Nông dân thành phố phấn đấu trồng mới 30.000 cây xanh

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền dự.Chủ tịch Hội Nông dân thành phố đề nghị các cấp Hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương...

Cơ chế vượt trội xử lý các xung đột pháp luật

Chưa đáp ứng được yêu cầu phát triểnĐánh giá về Luật Thủ đô được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ tư ngày 21-11-2012, sau gần 12 năm triển khai, đại diện các bộ, ngành đều...

Khen thưởng 49 tập thể, cá nhân có thành tích trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 4-2-2025 về việc khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức, triển khai...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

* Tiếp đó, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác đã đến dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bức phù điêu Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân...

Mỗi bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương hoàn thành nhiệm vụ thì cả nước hoàn thành nhiệm vụ

Tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 1-2025; triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP; xây dựng kịch bản tăng trưởng của các địa phương; tình hình phân bổ,...

Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025

Phải tập trung ngay vào xử lý công việcThủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, sau kỳ nghỉ Tết...

Tin nổi bật

Tin mới nhất