Powered by Techcity

Vững tin hội nhập và tự cường


vuon-minh.jpg
Thủ đô Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 là thành phố “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Ảnh: Quang Thái

1. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định muốn hòa bình và phát triển thì phải mở cửa với bên ngoài, hợp tác với các quốc gia khác, trong đó hội nhập quốc tế là hình thức, trình độ phát triển cao của hợp tác quốc tế. Nói cách khác hội nhập quốc tế là “đặt đất nước vào dòng chảy chính của thời đại, đập cùng nhịp đập, thở cùng hơi thở của thời đại”, gia tăng sức mạnh của mình thông qua việc gắn kết với thế giới”.

Chủ trương, chính sách hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta đã định vị Việt Nam trong dòng chảy của thời đại, khẳng định được lợi ích quốc gia – dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thành tựu nổi bật là, Việt Nam từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị bao vây, cô lập, đến nay đã trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, hội nhập sâu rộng vào nền chính trị, kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, với vị thế đang lên, Việt Nam đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế, phát huy vai trò tích cực tại các tổ chức quốc tế, diễn đàn đa phương quan trọng.

Trong những năm gần đây, khi tình hình thế giới, khu vực luôn có những xáo trộn khó lường, Việt Nam vẫn cho thấy vị thế, uy tín trên trường quốc tế ngày càng được củng cố, nâng cao. Các quốc gia trên thế giới ngày càng coi trọng, đánh giá cao, mong muốn thúc đẩy quan hệ sâu rộng, hiệu quả với Việt Nam.

Chỉ tính riêng giai đoạn năm 2024 đến đầu năm 2025, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với 6 quốc gia: Australia, Pháp, Malaysia, New Zealand, Indonesia, Singapore. Như vậy đến nay, Việt Nam đã có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 12 quốc gia (trước đó có Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản).

Về tổng thể, đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 194 nước, đưa hợp tác giữa nước ta với các nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, mang tính chiến lược, ổn định và lâu dài.

Trên bình diện đa phương, Việt Nam ngày càng khẳng định năng lực, vai trò và trách nhiệm của mình trong các vấn đề quốc tế khi là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức khu vực và quốc tế. Trên các diễn đàn quốc tế như: Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới (G20), Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), Hội đồng liên Nghị viện Hiệp hội Các quốc gia Ðông Nam Á (AIPA), Phong trào Không liên kết, Pháp ngữ…, Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tích cực với những tiếng nói có trách nhiệm, hiệu quả.

Trong hội nhập quốc tế, lĩnh vực ngoại giao kinh tế, kinh tế đối ngoại phát triển mạnh mẽ, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng, cũng như thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế trên nền tảng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo. Nổi bật là việc tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã gắn kết Việt Nam với hơn 60 nền kinh tế chủ chốt, tham gia sâu hơn vào các chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu…

Hiện Việt Nam có quy mô thương mại đứng thứ 17 thế giới và trong nhóm 20 nền kinh tế thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất thế giới… Hợp tác quốc tế về văn hóa cũng đã làm đậm nét và lan tỏa thêm hình ảnh một Việt Nam hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới. Đặc biệt, trước những biến động lớn trên thế giới, quốc phòng, an ninh và đối ngoại đã thực sự hình thành thế chân kiềng góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

2. Với vai trò là Thủ đô – trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, nơi diễn ra phần lớn hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nguyên tắc, phương châm, quan điểm chỉ đạo về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Có vị trí là trung tâm ngoại giao của cả nước, vì thế, Hà Nội không ngừng khẳng định vai trò tiên phong trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Hà Nội đã mở rộng quan hệ, chủ động hội nhập quốc tế với ba trụ cột chính là chính trị, kinh tế và văn hóa. Trong đó, đến nay, Hà Nội thiết lập và duy trì hợp tác hiệu quả với hơn 100 thành phố, thủ đô trên thế giới. Thành phố cũng đẩy mạnh thu hút đầu tư và trở thành điểm sáng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các tập đoàn lớn trên thế giới…

Quá trình hội nhập quốc tế, Hà Nội cũng luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Thủ đô và thể hiện sự hào hoa, thanh lịch cùng khí phách anh hùng của mảnh đất kinh kỳ nghìn năm tuổi. Vị thế đặc biệt này đã được bạn bè quốc tế công nhận khi Hà Nội là Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo… Những thành tựu đáng tự hào đã khẳng định Hà Nội là nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

Trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước, Thủ đô Hà Nội đang huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực để hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả. Theo đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: Đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực… Đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới…

3. Tiếp nối những chủ trương, chính sách về hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta, trong đó có Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”; Nghị quyết số 59-NQ/TƯ ngày 24-1-2025 của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới” được đánh giá là quyết sách đột phá, đánh dấu bước ngoặt có tính lịch sử trong quá trình hội nhập của đất nước với việc định vị hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Quan điểm xuyên suốt của nghị quyết khẳng định, hội nhập quốc tế chuyển từ tiếp nhận sang đóng góp, từ hội nhập sâu rộng sang hội nhập đầy đủ, từ vị thế một quốc gia đi sau sang trạng thái một quốc gia vươn lên, tiên phong vào những lĩnh vực mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” đã khẳng định: “Đứng trước thời điểm lịch sử, đất nước cần những quyết sách lịch sử. Kế thừa những giá trị đã được khẳng định, Nghị quyết số 59-NQ/TƯ đã nắm bắt được dòng chảy của sức mạnh thời đại và “nâng tầm” hội nhập quốc tế với những quan điểm mang tính cách mạng, tính đột phá, tính dân tộc, tính khoa học, tính thời đại cao”.

Trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, mọi ngành, mọi lĩnh vực và các giai tầng trong xã hội đều góp sức mình để đưa đất nước phát triển thịnh vượng, giàu mạnh. Và hội nhập quốc tế cũng không ngoại lệ, phải có “tính cách mạng, tính đột phá, tính dân tộc, tính khoa học, tính thời đại cao”, để tranh thủ nguồn lực, điều kiện thuận lợi bên ngoài cho mục tiêu bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước với đích hướng đến cao nhất là bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc, lợi ích của nhân dân.

Trên tinh thần này, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Trong nhận thức, hội nhập quốc tế phải là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, động lực, lực lượng chủ công và đối tượng thụ hưởng các lợi ích của hội nhập quốc tế. Hội nhập nhưng vẫn giữ bản sắc dân tộc, hội nhập, hòa nhập chứ không hòa tan”.

Trong tầm nhìn chiến lược vì tương lai phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, người đứng đầu Đảng ta nhấn mạnh các nhiệm vụ quan trọng: “Cùng với “tinh thần đổi mới” về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị của Nghị quyết số 18-NQ/TƯ; “tư tưởng đột phá” về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Nghị quyết số 57-NQ/TƯ; định hướng về hội nhập quốc tế là “cẩm nang hành động” của Nghị quyết số 59-NQ/TƯ sẽ tạo nên “bộ ba chiến lược” trong trọng tâm “Ổn định lâu dài – Phát triển bền vững – Đời sống nâng cao” do Đảng đã vạch ra”.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế với nền đối ngoại – ngoại giao Việt Nam độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, sẽ tiếp tục khẳng định vị thế mới, diện mạo mới và tư duy mới của đất nước trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/vung-tin-hoi-nhap-va-tu-cuong-698435.html

Cùng chủ đề

Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”

Dự lễ có nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng: Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao...

Mở rộng các không gian sáng tạo mang tầm quốc tế

Theo đó, thành phố nhấn mạnh kế hoạch thúc đẩy hoạt động sáng tạo, xây dựng các không gian sáng tạo - điểm đến trên cơ sở các thiết chế văn hóa như: Không gian sáng tạo giáo dục...

Từ thiết chế cộng đồng đến không gian sáng tạo

Sự kết hợp giữa không gian di sản và nghệ thuật sáng tạo không chỉ gợi lại hào quang một thời của nghề dệt lụa ở Thăng Long xưa mà còn mở ra một hướng đi mới trong chiến...

Huyện Chương Mỹ có 40 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá giai đoạn 2023 – 2024

Ngày 10/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức trao Chứng nhận “Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá” giai đoạn 2023 – 2024. Thời gian qua, LĐLĐ huyện Chương Mỹ đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của LĐLĐ Thành phố, Huyện ủy Chương Mỹ, chú trọng xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện vững mạnh về thể chất, có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, có...

Phong trào mạnh – dễ tìm “sao”

CLB nữ Hà Nội chơi 2 trận (1 trận thua, 1 trận hòa) tại giải này, xếp cuối bảng B, bị loại ngay tại vòng đấu bảng - thành tích tệ hại cho thấy sự sa sút của bóng...

Cùng tác giả

Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”

Dự lễ có nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng: Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao...

Mở rộng các không gian sáng tạo mang tầm quốc tế

Theo đó, thành phố nhấn mạnh kế hoạch thúc đẩy hoạt động sáng tạo, xây dựng các không gian sáng tạo - điểm đến trên cơ sở các thiết chế văn hóa như: Không gian sáng tạo giáo dục...

Từ thiết chế cộng đồng đến không gian sáng tạo

Sự kết hợp giữa không gian di sản và nghệ thuật sáng tạo không chỉ gợi lại hào quang một thời của nghề dệt lụa ở Thăng Long xưa mà còn mở ra một hướng đi mới trong chiến...

Huyện Chương Mỹ có 40 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá giai đoạn 2023 – 2024

Ngày 10/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức trao Chứng nhận “Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá” giai đoạn 2023 – 2024. Thời gian qua, LĐLĐ huyện Chương Mỹ đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của LĐLĐ Thành phố, Huyện ủy Chương Mỹ, chú trọng xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện vững mạnh về thể chất, có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, có...

Phong trào mạnh – dễ tìm “sao”

CLB nữ Hà Nội chơi 2 trận (1 trận thua, 1 trận hòa) tại giải này, xếp cuối bảng B, bị loại ngay tại vòng đấu bảng - thành tích tệ hại cho thấy sự sa sút của bóng...

Cùng chuyên mục

Công an TP Hà Nội quán triệt một số tác phẩm của Tổng Bí thư Tô Lâm

Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 39 điểm cầu, với sự tham dự của gần 3.000 đảng viên, cán bộ, chiến sĩ.Trước khi bước vào hội nghị, các đại biểu tham quan trưng bày triển lãm các...

“Chìa khóa” để nông nghiệp Thủ đô phát triển bền vững

Nhìn thẳng vào những bất cậpNhiều năm kể từ ngày Luật Thủ đô năm 2012 đi vào cuộc sống, Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Song bên cạnh các điểm...

Lắng nghe, tiếp thu ý kiến cử tri 4 huyện phía Nam Thủ đô

Tham dự buổi tiếp xúc có các đại biểu: Ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; bà Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật...

Những thành tựu từ công tác “dân vận khéo” ở Gia Lâm

Nhiều mô hình điển hìnhNăm 2024, Huyện đoàn - Hội đồng Đội huyện Gia Lâm đã hưởng ứng, thực hiện chương trình “Điều ước của em” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Đây là hoạt động...

Hà Nội lưu ý làm rõ đặc trưng trong Đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Đây là một trong những nội dung được nêu trong Thông báo số 2116-TB/KL ngày 10-4-2025 về Kết luận Hội nghị giao ban trực tuyến giữa Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội với...

Tổng thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 759.042 triệu đồng

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Phùng Khắc Sơn cho biết, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn quý I-2025 đạt khoảng 12.148.145 triệu đồng, bằng 25,3% kế hoạch năm và tăng...

Tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí

Mô hình này được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng, trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đăng...

Hà Nội rà soát vị trí việc làm, biên chế thực hiện phân cấp, ủy quyền

Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp được quy định tại các luật kịp thời, nghiêm túc, đồng...

Quận Ba Đình sẽ hoàn thành sắp xếp lại các phường trước 31-5-2025

Trong quý I-2025, bên cạnh những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, cấp ủy Đảng, chính quyền từ quận tới cơ sở triển khai nhiều nhiệm vụ mới, phát sinh trong quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn...

Đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương lớn về sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tại hội nghị, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương đã thông tin về kết quả thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30-12-2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định...

Tin nổi bật

Tin mới nhất