Powered by Techcity

Tổng trấn Nguyễn Văn Thành và những đóng góp trên mảnh đất Kinh kỳ nghìn năm văn hiến


Hướng tới kỷ niệm 220 năm xây dựng công trình Khuê Văn Các – biểu tượng của Thủ đô Hà Nội (1805-2025), sáng 19/12/2024, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng trấn Nguyễn Văn Thành (1758-1817) với Thăng Long – Hà Nội”. Hội thảo là dịp để tìm hiểu về một vị danh nhân văn hóa đã để lại dấu ấn đặc biệt trên mảnh đất Thủ đô với nhiều quyết sách sáng suốt về chính trị, kinh tế và văn hóa, chăm lo đời sống Nhân dân, chấn hưng giáo dục; trùng tu Văn Miếu, xây thêm Khuê Văn Các; xây dựng các công trình kiến trúc như Kỳ đài, chợ Đồng Xuân…

<em>Toàn cảnh Hội thảo<em>

Nguyễn Văn Thành (1758 – 1817) nguyên quán ở làng Bác Vọng Tây, tổng Phú Ốc, huyện Quảng Điền, phủ Triệu Phong (nay thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), đến đời cụ thân sinh ông thì dời vào Gia Định. Theo gia phả dòng họ ghi lại, từ nhỏ, Nguyễn Văn Thành có vẻ ngoài đẹp đẽ, tính cách trầm ổn, thích đọc sách binh thư và có tài võ nghệ. Ngay từ sớm, ông đã theo giúp chúa Nguyễn, trở thành vị dũng tướng có nhiều công lao và được Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) hết sức tin tưởng. Có thể nói, Nguyễn Văn Thành là một trong những vị khai quốc công thần triều Nguyễn, giúp chúa Nguyễn khôi phục quyền lực tại Nam Hà và hoàn thành công cuộc thống nhất giang sơn, lập ra vương triều Nguyễn vào năm 1802.

Ngay từ những ngày đầu thiết lập triều đại mới, vua Gia Long đã nhận định “thành Thăng Long lại là nơi quan trọng của Bắc Hà, cần có trọng thần để trấn giữ mới được”. Nhà vua đã quyết định trao nhiệm vụ hết sức khó khăn ấy cho người con văn võ toàn tài của xứ Huế khi“lấy Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc Thành, ban cho sắc ấn, 11 trấn nội ngoại đều lệ thuộc”, đặc biệt còn trao cho Nguyễn Văn Thành quyền “tiền trảm hậu tấu” trong việc bổ dụng và bãi chức quan lại, xử quyết kiện tụng.

Trên cương vị mới, Tổng trấn Nguyễn Văn Thành đã có nhiều quyết sách sáng suốt về chính trị, kinh tế và văn hóa, ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của Bắc Hà. Ông đã chăm lo đời sống Nhân dân, chiêu mộ dân lưu tán ở Bắc Thành về quê cũ làm ăn; cho đắp đê và trị thủy ở vùng đồng bằng Bắc Bộ; ban hành nhiều chính sách chấn hưng giáo dục, chiêu dụ hào kiệt, văn sĩ Bắc Hà ra giúp sức xây dựng đất nước; xây dựng và tu sửa thành Thăng Long; trùng tu Văn Miếu, xây thêm Khuê Văn Các; xây dựng các công trình kiến trúc như Kỳ Đài, chợ Đồng Xuân… Những quyết sách và việc làm của Tổng trấn Nguyễn Văn Thành đã tỏ ra có hiệu quả, giúp đời sống Nhân dân dần được an ổn. Vì vậy, ông giành được được sự kính phục của giới văn nhân, sĩ phu, sự tin phục, kính yêu của Nhân dân Bắc Hà trong hơn 8 năm giữ cương vị Tổng trấn Bắc Thành (1802-1810).

<em>TS Lê Xuân Kiêu Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám phát biểu đề dẫn tại Hội thảo<em>

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, TS Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám khẳng định: Cuộc đời và sự nghiệp của Tổng trấn Nguyễn Văn Thành phần lớn gắn với hình ảnh của võ tướng rong ruổi trên lưng ngựa nhưng lại để lại dấu ấn đặc biệt đối với văn hóa, giáo dục của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội. Hội thảo hôm nay nhằm nhìn lại những đóng góp của Tổng trấn, danh nhân văn hóa Nguyễn Văn Thành. Hội thảo đã nhận được 17 bài tham luận của các nhà khoa học, đại biểu đến từ nhiều trung tâm nghiên cứu như Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Các tham luận tập trung vào chủ đề: Con người, sự nghiệp của Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành và những đóng góp với Thăng Long – Hà Nội; Kế thừa và phát huy di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội mang dấu ấn của danh nhân Nguyễn Văn Thành trong giai đoạn hiện nay.

Theo TS Trịnh Thị Hà (Viện Sử học), Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành đã có nhiều chính sách chấn hưng nền giáo dục, khoa cử như kiến nghị cần chuẩn định học quy về chương trình giảng tập, nội dung giảng tập, nền nếp học tập theo một thể thức thống nhất để “cho người dạy lấy đó mà dạy học trò, và học trò lấy đó mà chuyên nghiệp, để cho giảng dạy khảo khóa lấy đó mà theo”. Trước lời tâu của Nguyễn Văn Thành, vua Gia Long đã chuẩn y và yêu cầu các học quan trường Quốc học là Nguyễn Viết Ứng cùng Tham tri Hình bộ Nguyễn Thế Trực soạn định những bài mẫu mới về Kinh nghĩa và văn sách để ban bố thi hành. Như vậy, trong khi xây dựng nền giáo dục Nho học thời kỳ đầu triều Nguyễn, Nguyễn Văn Thành đã có vai trò như một nhà kiến trúc sư tài giỏi và tâm huyết. Vì mới xây dựng chế độ học hành và thi cử, ngoài học quy, Nguyễn Văn Thành còn chú trọng tăng cường người quản lý lãnh đạo của giáo dục khoa cử ở các dinh, trấn. Để hỗ trợ cho việc học tại các dinh, trấn ngoài chức Đốc học quản lý chung việc học, năm 1804, Nguyễn Văn Thành đã tâu trình lên triều đình đặt thêm chức Trợ giáo và thu nạp các người đỗ Hương cống triều Lê sung vào chức vụ đó. Tiếp đó ông đã đề xuất cho lập Kinh diên để nâng cao kiến thức cho đội ngũ quan lại, cổ súy việc học… Bên cạnh đó, với chính sách trọng người hiền tài, chiêu dụ hào kiệt, đãi hậu lễ đối với sĩ phu Bắc Hà, trong thời gian làm Tổng trấn Bắc Thành ông đã có công thu hút được nhiều nhân sĩ xứ Bắc Hà có tài năng ra giúp sức xây dựng đất nước. Những nhân sĩ đó không phân biệt học vị Hương cống, Sinh đồ hay gia cảnh tư hàn đều được ông chiêu dụ, được đảm đương chức vụ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Như vậy, trên cương vị Tổng trấn Bắc Thành, Nguyễn Văn Thành đã hành xử và thực thi rất tốt vai trò của một nhà chính trị, một nhà quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục nhằm mong muốn ổn định mọi mặt của xứ Bắc Hà – vùng địa chính trị từng có bề dày lịch sử, văn hóa và văn hiến lâu đời sau mấy trăm năm bị tàn phá. Để khôi phục, chấn hưng nền giáo dục và khoa cử Nho học xứ Bắc Hà dần đi vào ổn định, Nguyễn Văn Thành đã sớm thực thi nhiều biện pháp cấp thiết như chấn chỉnh học quy, nền nếp học tập trong hệ thống trường học tại các thành, xếp đặt chức học quan, xây dựng quy thức giảng dạy chung, in ấn ban cấp sách học cho trường học; linh hoạt vận dụng thể thức thi cử phù hợp từng địa phương để tranh thủ lấy được nhiều nho sĩ Nho học của các triều đại cũ để tham gia xây dựng chính quyền quân chủ chuyên chế. Với tâm thế trọng hiền tài như vậy, nên trong cách ứng xử đối với bộ phận sĩ phu Bắc Hà luôn toát lên ở vị quan Tổng trấn Nguyễn Văn Thành thái độ trân trọng, hậu đãi.

<em>TS Trịnh Thị Hà Viện Sử học với bài tham luận về Chính sách chấn hưng giáo dục khoa cử và ứng xử với sĩ phu Bắc hà của quan Tổng trấn Nguyễn Văn Thành<em>

Còn theo TS Nguyễn Hữu Tâm – Giảng viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, trường Đại học Đại Nam, Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành rất quan tâm đến việc nâng cao, phát huy giá trị di sản của Thăng Long. Khi vừa nắm trọng chức tại Thăng Long, chỉ 1 năm sau ông đã cho thực hiện việc kiến thiết lại toàn thành Thăng Long theo lệnh của vua Gia Long. Đến năm 1805, ông lại cho xây thêm các cửa thành bao gồm cửa Đông Nam, cửa Tây Nam, cửa Tây và cửa Bắc. Trong sách Quốc sử di biên, Phan Thúc Trực đã chép tường tận về việc xây dựng lại và bổ sung thêm nhiều hạng mục công trình khác trong thành Thăng Long, nhất là xây mới Cột cờ (Kì đài), chợ lớn cửa chính đông (tức chợ Đồng Xuân ngày nay), chia đặt phố xá, đường trục thẳng lối, mở các cửa ô ra vào nội, ngoại thành, thiết lập Tràng Tiền… Tác giả Phan Thúc Trực đánh giá quy mô được Tổng trấn Nguyễn Văn Thành cho thiết kế lại và xây dựng bổ sung cho thành Thăng Long đầu thế kỷ XIX vô cùng to lớn “từ Trần, Lê về trước, chưa bao giờ làm được như thế”. Đặc biệt, Nguyễn Văn Thành chú trọng đến di sản văn hóa, giáo dục của Thăng Long bằng những việc làm rất cụ thể, như cho xây dựng Khuê Văn Các, bổ sung, hoàn thiện quy chế, nhân sự trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Tiếp theo, ông ban hành việc cấp lương tháng cho các quan dạy học ở Quốc Tử Giám, sau đó lại đề xuất và được triều đình cho phép cấp lương tháng cho Đốc học và Trợ giáo các trấn Bắc Thành. Mỗi khi nhắc đến Tổng trấn Nguyễn Văn Thành với Thăng Long – Hà Nội, thường mọi người đều luôn ca ngợi việc xây dựng Khuê Văn Các – hiện nay đã trở thành biểu tượng cao quý của Thủ đô Hà Nội.

<em>TS Nguyễn Hữu Tâm Giảng viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc trường Đại học Đại Nam bàn về công lao của Tổng trấn Nguyễn Văn Thành với di sản văn hóa Thăng Long<em>

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã nghe nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học nhằm làm rõ con người, sự nghiệp cũng như những đóng góp của Tổng trấn Nguyễn Văn Thành trên mảnh đất Kinh kỳ nghìn năm văn hiến, với các nội dung xoay quanh tài năng, phẩm chất của danh nhân văn hóa, Tổng trấn Nguyễn Văn Thành; Vai trò, vị trí và những đóng góp của Tổng trấn Nguyễn Văn Thành với quê hương, đất nước, đặc biệt là Thăng Long – Hà Nội; Đồng thời đưa ra nhiều đóng góp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa mà Tổng trấn Nguyễn Văn Thành trên mảnh đất Thăng Long – Hà Nội trong thời đại ngày nay.

PV





Nguồn: https://sovhtt.hanoi.gov.vn/tong-tran-nguyen-van-thanh-va-nhung-dong-gop-tren-manh-dat-kinh-ky-nghin-nam-van-hien/

Cùng chủ đề

Thông tin mới nhất về nạn nhân vụ cháy quán karaoke ở Cầu Diễn

Thông tin mới nhất về nạn nhân vụ cháy quán karaoke ở Cầu DiễnLiên quan đến vụ việc cháy quán karaoke ở Cầu Diễn tối 18/12/2024, Bệnh viện E đã tiếp nhận 4 nạn nhân, trong đó có 2 trường hợp bị thương nặng. Vào lúc 23h24 phút ngày 18/12/2024, Bệnh viện E đã nhận được cuộc gọi từ Trung tâm cấp cứu 115 thông báo về vụ cháy tại quán karaoke ở địa chỉ Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế...

Những vũ khí, xe tăng, UAV lần đầu xuất hiện ở triển lãm quốc phòng

Đặc khuyển robot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng di chuyển như quân khuyển thật, có thể leo cầu thang, đi bộ, ngồi xuống, điều khiển từ xa. Đây là sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm – Ảnh: HÀ QUÂN Ngày 19-12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 chính thức khai mạc tại sân bay quân sự Gia Lâm, Hà Nội. Sự kiện thu hút nhiều đoàn khách, khách tham quan...

“Giọng hát hay Hà Nội 2024” Đinh Xuân Đạt ra mắt MV “Hoàn Kiếm”

Nhanh chóng ra mắt sản phẩm âm nhạc ngay khi vừa khép lại cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội, ca sĩ trẻ Đinh Xuân Đạt bày tỏ, anh muốn được tri ân Hà Nội, nơi đã chứng kiến...

Ba Vì tập huấn công tác bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc Dao

Ngày 19/12/2024, Phòng Dân tộc huyện Ba Vì đã phối hợp với UBND xã Ba Vì tổ chức Hội nghị tập huấn công tác bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc Dao năm 2024 cho các đội bảo tồn phát huy giá trị văn hoá truyền thống và nhân dân xã Ba Vì. Xã Ba Vì là địa phương có người Dao Quần chẹt cư trú thành cộng đồng đông nhất của huyện Ba...

Cảm xúc dâng trào khi tham quan Trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”

Sáng 19/12, gia đình Thiếu tướng Trần Tử Bình – Cựu tù chính trị tổ chức thành công cuộc vượt ngục của hơn 100 tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò và gia đình Đại tá Nguyễn Minh Vân – Cựu tù chính trị Trại giam Chín Hầm (Huế) đến tham quan Trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt” tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò. Trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt” được Ban Quản...

Cùng tác giả

Thông tin mới nhất về nạn nhân vụ cháy quán karaoke ở Cầu Diễn

Thông tin mới nhất về nạn nhân vụ cháy quán karaoke ở Cầu DiễnLiên quan đến vụ việc cháy quán karaoke ở Cầu Diễn tối 18/12/2024, Bệnh viện E đã tiếp nhận 4 nạn nhân, trong đó có 2 trường hợp bị thương nặng. Vào lúc 23h24 phút ngày 18/12/2024, Bệnh viện E đã nhận được cuộc gọi từ Trung tâm cấp cứu 115 thông báo về vụ cháy tại quán karaoke ở địa chỉ Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế...

Những vũ khí, xe tăng, UAV lần đầu xuất hiện ở triển lãm quốc phòng

Đặc khuyển robot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng di chuyển như quân khuyển thật, có thể leo cầu thang, đi bộ, ngồi xuống, điều khiển từ xa. Đây là sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm – Ảnh: HÀ QUÂN Ngày 19-12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 chính thức khai mạc tại sân bay quân sự Gia Lâm, Hà Nội. Sự kiện thu hút nhiều đoàn khách, khách tham quan...

“Giọng hát hay Hà Nội 2024” Đinh Xuân Đạt ra mắt MV “Hoàn Kiếm”

Nhanh chóng ra mắt sản phẩm âm nhạc ngay khi vừa khép lại cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội, ca sĩ trẻ Đinh Xuân Đạt bày tỏ, anh muốn được tri ân Hà Nội, nơi đã chứng kiến...

Ba Vì tập huấn công tác bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc Dao

Ngày 19/12/2024, Phòng Dân tộc huyện Ba Vì đã phối hợp với UBND xã Ba Vì tổ chức Hội nghị tập huấn công tác bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc Dao năm 2024 cho các đội bảo tồn phát huy giá trị văn hoá truyền thống và nhân dân xã Ba Vì. Xã Ba Vì là địa phương có người Dao Quần chẹt cư trú thành cộng đồng đông nhất của huyện Ba...

Cảm xúc dâng trào khi tham quan Trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”

Sáng 19/12, gia đình Thiếu tướng Trần Tử Bình – Cựu tù chính trị tổ chức thành công cuộc vượt ngục của hơn 100 tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò và gia đình Đại tá Nguyễn Minh Vân – Cựu tù chính trị Trại giam Chín Hầm (Huế) đến tham quan Trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt” tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò. Trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt” được Ban Quản...

Cùng chuyên mục

“Giọng hát hay Hà Nội 2024” Đinh Xuân Đạt ra mắt MV “Hoàn Kiếm”

Nhanh chóng ra mắt sản phẩm âm nhạc ngay khi vừa khép lại cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội, ca sĩ trẻ Đinh Xuân Đạt bày tỏ, anh muốn được tri ân Hà Nội, nơi đã chứng kiến...

Ba Vì tập huấn công tác bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc Dao

Ngày 19/12/2024, Phòng Dân tộc huyện Ba Vì đã phối hợp với UBND xã Ba Vì tổ chức Hội nghị tập huấn công tác bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc Dao năm 2024 cho các đội bảo tồn phát huy giá trị văn hoá truyền thống và nhân dân xã Ba Vì. Xã Ba Vì là địa phương có người Dao Quần chẹt cư trú thành cộng đồng đông nhất của huyện Ba...

Cảm xúc dâng trào khi tham quan Trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”

Sáng 19/12, gia đình Thiếu tướng Trần Tử Bình – Cựu tù chính trị tổ chức thành công cuộc vượt ngục của hơn 100 tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò và gia đình Đại tá Nguyễn Minh Vân – Cựu tù chính trị Trại giam Chín Hầm (Huế) đến tham quan Trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt” tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò. Trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt” được Ban Quản...

Họa sĩ Đào Minh Tri – 50 năm ghi dấu ấn trong hội họa

Cuốn sách “Đào Minh Tri – 50 năm hội họa” dày 320 trang, tập hợp 170 tác phẩm hội họa tiêu biểu của Đào Minh Tri trong suốt 50 năm qua trên chất liệu sơn dầu, bột màu, sơn...

Nhà hát Cải lương Hà Nội nhận Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024

Ngày 18/12/2024, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024. 26 tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật xuất sắc được nhận giải thưởng năm nay đã được lựa chọn từ 100 tác phẩm đăng ký dự Giải. Các tác phẩm đạt Giải ở các lĩnh vực: Văn học, nhiếp ảnh, mỹ thuật, văn nghệ dân gian, điện ảnh, múa và lĩnh vực sân...

Triển lãm hơn 40 bức tranh “Những trang sử bằng hình sắc”

Triển lãm giới thiệu hơn 40 tác phẩm hội họa và điêu khắc gồm 30 bức họa được sáng tác trực tiếp trong chiến trường, tranh về Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1930 - 1975 và 15...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 19-12-2024

Chuyển đổi phương tiện xanh: Sớm có chính sách hỗ trợ doanh nghiệpTại nước ta, ung thư phổi có tỷ lệ mắc và tử vong cao thứ hai, chỉ sau ung thư gan. Điều đáng nói, ung thư phổi...

Tìm hiểu “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh” qua triển lãm tương tác

Dự lễ khai mạc có Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban...

“Khai vấn trong từng hơi thở” – cẩm nang tìm sự bình an

Cuốn sách “Khai vấn trong từng hơi thở” của chuyên gia khai vấn Ruby Nguyen, do Thái Hà Books liên kết với Nhà Xuất bản Hà Nội ấn hành, mang thông điệp xuyên suốt: “Trở về dưỡng tâm mỗi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất