Powered by Techcity

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tại Mông Cổ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tại Mông Cổ- Ảnh 1.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Mông Cổ, Ireland, Pháp và dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ và thăm chính thức Cộng hòa Pháp

Nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, Tổng thống Ireland Michael D. Higgins và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, sáng 30/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 30/9 đến ngày 7/10/2024.

Tham gia Đoàn chính thức có các đồng chí: Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Lê Khánh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội (Chủ tịch phân ban Việt Nam tại Liên minh Nghị viện Pháp ngữ APF, Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Pháp); Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế; Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Tô Ân Xô, Trợ lý của Tổng Bí thư; Phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư; Nguyễn Tuấn Thanh, Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ (tham gia các hoạt động tại Mông Cổ); Đỗ Minh Hùng, Đại sứ Việt Nam tại Ireland (tham gia các hoạt động tại Ireland); Đinh Toàn Thắng, Đại sứ Việt Nam tại Pháp (tham gia các hoạt động tại Pháp).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tại Mông Cổ- Ảnh 2.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến sân bay Thành Cát Tư Hãn, thủ đô Ulan Bator, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ. Ảnh TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tại Mông Cổ

Vào lúc 11h30 (giờ địa phương), tức 10h30 (giờ Hà Nội) ngày 30/9, chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay Thành Cát Tư Hãn, thủ đô Ulan Bator, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ từ ngày 30/9 đến 1/10, theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh.

Đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại sân bay Thành Cát Tư Hãn, thủ đô Ulan Bator, phía Mông Cổ có: Bộ trưởng Ngoại giao Batmunkh Battsetseg; Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam Jigjee Sereejav; Cục trưởng Cục châu Á, Bộ Ngoại giao G. Hulan; Quyền Cục trưởng Cục Lễ tân, Bộ Ngoại giao Ts. Ankhbayar.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tại Mông Cổ- Ảnh 3.

Bộ trưởng Ngoại giao Batmunkh Battsetseg; Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam Jigjee Sereejav; Cục trưởng Cục châu Á, Bộ Ngoại giao G. Hulan; Quyền Cục trưởng Cục Lễ tân, Bộ Ngoại giao Ts. Ankhbayar đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Phía Việt Nam có: Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ Nguyễn Tuấn Thanh cùng một số cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ.

Sân bay Thành Cát Tư Hãn rực rỡ Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ Mông Cổ. Thiếu nữ Mông Cổ dâng bánh sữa theo phong tục truyền thống Mông Cổ và tặng hoa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ B. Battsetseg chào Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đi trên thảm đỏ dọc theo hai hàng tiêu binh bắt tay với các quan chức Mông Cổ ra đón.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tại Mông Cổ- Ảnh 4.

Việt Nam và Mông Cổ có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 17/11/1954, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước. 

Mông Cổ là một trong những nước sớm thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mà Mông Cổ thiết lập quan hệ ngoại giao.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tại Mông Cổ- Ảnh 5.

Thiếu nữ Mông Cổ dâng bánh sữa theo phong tục truyền thống đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Dự kiến trong chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ cùng lãnh đạo cấp cao Mông Cổ trao đổi các định hướng lớn, biện pháp quan trọng để thắt chặt hơn nữa sự tin cậy chính trị cũng như tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực hai bên ưu tiên, nhất là chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, du lịch và giao lưu nhân dân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tại Mông Cổ- Ảnh 6.

Thiếu nữ Mông Cổ tặng hoa, chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả của Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết 34 của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030; đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác song phương với từng đối tác; nhằm khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị với các nước bạn bè truyền thống…

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tại Mông Cổ- Ảnh 7.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Mông Cổ, Irelad, Cộng hòa Pháp

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ và thăm chính thức Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhằm khẳng định một lần nữa đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, đồng thời cũng thể hiện sự coi trọng cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Mông Cổ, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam – Ireland, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Pháp và mong muốn nâng tầm, làm sâu sắc hơn các khuôn khổ hợp tác phù hợp với tình hình mới và lợi ích của các nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tại Mông Cổ- Ảnh 8.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Củng cố vững chắc quan hệ của Việt Nam với Mông Cổ, Ireland, Pháp và cộng đồng Pháp ngữ

Trả lời báo chí trước chuyến thăm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhằm khẳng định một lần nữa đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa đạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Đồng thời chuyến công tác cũng thể hiện sự coi trọng cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Mông Cổ, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam – Ireland, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Pháp và mong muốn nâng tầm và làm sâu sắc hơn các khuôn khổ hợp tác phù hợp với tình hình mới và lợi ích của các nước.

Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Mông Cổ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và quan hệ hai nước đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ cùng lãnh đạo cấp cao Mông Cổ trao đổi các định hướng lớn, các biện pháp quan trọng để thắt chặt hơn nữa sự tin cậy chính trị cũng như tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực hai bên ưu tiên, nhất là hợp tác chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, du lịch và giao lưu nhân dân hai nước.

Với Ireland, đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao.

Ireland là một dân tộc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về lịch sử và truyền thống yêu nước, ý chí vươn lên, nền văn hóa đa dạng, độc đáo. Hai bên có nhiều dư địa, tiềm năng để tăng cường hợp tác, cùng phát triển.

Lãnh đạo cấp cao hai bên sẽ trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và Ireland có thế mạnh như đầu tư chất lượng cao, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, giáo dục-đạo tạo nhất là giao dục đại học.

Với Pháp, trên cơ sở quan hệ “lương duyên” đặc biệt và kết quả quan hệ hợp tác Đối tác chiến lược hơn 10 năm qua, lãnh đạo hai bên cũng sẽ trao đổi các biện pháp đưa quan hệ đối tác chiến lược lên một tầm cao mới, ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, tương xứng với tiềm năng và vị thế của cả hai nước ở khu vực và trên thế giới; tăng cường hợp tác thương mại đầu tư; thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác truyền thống như văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, hợp tác giữa các địa phương; mở rộng hợp tác trong những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng như hàng không vũ trụ, năng lượng tái tạo, công nghệ cao, kinh tế số…

Thông qua chuyến công tác, chúng ta sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các nước trong giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu; vận động các nước tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào đời sống sở tại, phát huy vai trò cầu nối, đóng góp cho quan hệ hữu nghị của Việt Nam với các nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam cũng sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19.

Đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ và sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị, góp phần lan tỏa mạnh mẽ hơn thông điệp về một Việt Nam chủ động, tích cực, có trách nhiệm và luôn sẵn sàng chung tay cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với các thách thức, đóng góp vào một tương lai “hòa bình, hữu nghị, đoàn kết và phát triển bền vững”, như mục tiêu mà Hội nghị cấp cao Pháp ngữ hướng tới.

Về những bước phát triển tích cực trong quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước Mông Cổ, Ireland, Pháp; cũng như những đóng góp của Việt Nam tại Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) trong thời gian qua, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết: Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam với các nước Mông Cổ, Ireland, Pháp và cộng đồng Pháp ngữ tiếp tục phát triển tích cực và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.

Mông Cổ là quốc gia ủng hộ Việt Nam mạnh mẽ và sâu rộng cả về vật chất lẫn tinh thần trong phong trào đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc.

Ngày nay, hai nước thường xuyên giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, duy trì hợp tác chặt chẽ trên các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ và giao lưu nhân dân. Hợp tác trên các lĩnh vực được hai nước triển khai tích cực và đạt nhiều kết quả thực chất.

Ireland hiện là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam tại thị trường EU và có chính sách ưu tiên Việt Nam là một trong hai quốc gia châu Á (9 nước được nhận viện trợ phát triển của Ireland gồm: Ethiopia, Uganda, Tanzania, Zambia, Malawi, Mozambique, Lesotho, Timor Leste và Việt Nam) nhận viện trợ phát triển, tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, bình đẳng giới, ứng phó biến đổi khí hậu, hỗ trợ dân tộc thiểu số, người khuyết tật và hỗ trợ rà phá bom mìn…

Đến nay, Ireland đã cấp khoảng 250 học bổng cho sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam thông qua các Chương trình học bổng toàn phần Irish Aid được triển khai từ năm 2009.

Ngoài ra, hai nước đang tiếp tục đẩy mạnh triển khai Bản ghi nhớ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Hàng hải Ireland.

Với Pháp, sau 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược, tin cậy chính trị giữa hai nước ngày càng được củng cố.

Gần đây nhất, lần đầu tiên một Bộ trưởng Quốc phòng Pháp dự Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, đã khẳng định mong muốn cùng Việt Nam “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, vì hòa bình, hợp tác và phát triển.

Pháp đang là một trong những đối tác châu Âu hàng đầu của Việt Nam về du lịch, thương mại, đầu tư, viện trợ ODA; tham gia vào nhiều dự án góp phần vào sự phát triển, hiện đại hóa, cải thiện chất lượng và môi trường sống của người dân Việt Nam như Dự án Tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội, các dự án ứng phó biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long…

Hợp tác Việt Nam và Pháp ngữ tiếp tục phát triển tốt đẹp. Cộng đồng Pháp ngữ luôn xem Việt Nam là hình mẫu về phát triển kinh tế xã hội, là trung tâm trong các hoạt động hợp tác pháp ngữ tại khu vực.

Về phần mình, Việt Nam là một trong những thành viên thúc đẩy mạnh trụ cột kinh tế, nhất là kinh tế số trong không gian Pháp ngữ.

Với 88 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên, có dân số khoảng 1,2 tỉ người, chiếm 16% GDP và 20% thương mại toàn cầu,không gian kinh tế Pháp ngữ còn nhiều dư địa để Việt Nam đẩy mạnh hợp tác một cách sâu rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, du lịch bền vững, khoa học, công nghệ…

Với những bước phát triển tích cực đó, tôi tin tưởng rằng chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thành công và đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần củng cố vững chắc những cơ sở, nền tảng trong quan hệ của Việt Nam với Mông Cổ, Ireland, Pháp và cộng đồng Pháp ngữ; đồng thời khai phá thêm những dư địa, tiềm năng mới trong hợp tác với mỗi nước, góp phần đưa quan hệ với các nước đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, phù hợp với tình hình mới.

Việt Nam và Mông Cổ thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 17/11/1954. Hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, thường xuyên giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao.

Năm 1996, hai bên đã ký Hiệp định hợp tác thương mại song phương và đến năm 2008 đạt hơn 6 triệu USD, đến năm 2023 đạt hơn 120 triệu USD.

Tính đến tháng 11/2019, Mông Cổ có ba dự án đầu tư tại Việt Nam, đứng thứ 96/126 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng giá trị đạt 1,1 triệu USD.

Việt Nam và Ireland thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 5/4/1996. Hợp tác, kinh tế, thương mại, đầu tư của hai bên trong thời gian qua đạt nhiều kết quả tích cực.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến tháng 7/2023, Ireland có 41 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 60,82 triệu USD, đứng thứ 55/147 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Việt Nam gia nhập ACCT (tổ chức tiền thân của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ) vào năm 1979 và từ đó luôn nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác với Cộng đồng Pháp ngữ, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng.

Hiện nay, do tham gia đầy đủ và thực chất trên hầu hết các vấn đề ưu tiên của Cộng đồng, từ hoạch định chiến lược hợp tác, thúc đẩy cải cách hành chính nên Việt Nam được coi thuộc nhóm đang phát triển nòng cốt, có tiếng nói quan trọng đối với việc hoạch định và triển khai chiến lược hợp tác của Cộng đồng Pháp ngữ.

Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ ngày 12/4/1973. Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ năm của Việt Nam. Kim ngạch thương mại năm 2022 đạt 5,3 tỉ USD, tăng 10% so với 4,8 tỉ USD năm 2021.

Pháp cũng là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam và Việt Nam đứng thứ 2 trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại châu Á. Đến nay, Pháp đã cung cấp cho Việt Nam và vay ưu đãi tổng số đạt 3 tỉ euro.

Pháp hỗ trợ vốn vay ODA mỗi năm tối thiểu 200 triệu euro, tập trung vào 3 lĩnh vực ưu tiên là biến đổi khí hậu, năng lượng chuyển đổi và tăng trưởng xanh.

Hiện Pháp là nơi có lượng du học sinh Việt Nam lớn thứ 3 trên thế giới. Số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Pháp tăng khoảng 40% trong vòng 10 năm qua và hiện có trên 10.000 sinh viên.

Chinhphu.vn

Nguồn: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-tham-mong-co-irelad-cong-hoa-phap-119240929075846611.htm

Cùng chủ đề

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tạo nhiều dấu ấn lịch sử

Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 8/10, chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh...

Triển khai thủ tục thành lập Đại sứ quán Việt Nam tại Ireland

Tại hội đàm, Tổng thống Ireland Michael Higgins đánh giá cao đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam; khẳng định coi trọng vị thế và vai trò của Việt Nam tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương; nhấn mạnh hai nước có nhiều điểm tương đồng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và không có lĩnh vực nào, chủ đề nào mà hai bên không thể trao đổi, hợp tác. Toàn cảnh cuộc hội đàm Tổng thống...

Định vị mối quan hệ từ chuyến thăm lịch sử

Rời đất nước Mông Cổ tươi đẹp, Ðoàn đại biểu Việt Nam mang theo ấn tượng sâu sắc về kết quả chuyến thăm, lòng mến khách, tình cảm chân thành và tình hữu nghị thắm thiết của lãnh đạo, nhân dân Mông Cổ. Chuyến thăm cấp Nhà nước từ ngày 30/9 đến 1/10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến sân bay Dublin – Ảnh: TTXVN Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 20h30 ngày 1-10, giờ địa phương (tức 2h30 ngày 2-10, giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh xuống sân bay Dublin, thủ đô Dublin, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước Ireland. Tham gia đoàn có các đồng chí: Bùi Thị Minh Hoài –...

Ghi đậm dấu ấn Việt Nam trên trường quốc tế

Sáng 30/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp. (Ảnh: TTXVN) Việt Nam và Mông Cổ đã ký một số văn bản hợp tác quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại như Hiệp định thương...

Cùng tác giả

Vàng nhẫn áp sát vàng miếng

Tại thời điểm khảo sát lúc 11h ngày 23/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 82,3-84,3 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán là 2,0 triệu đồng. Giá vàng 9999 hôm...

Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc

Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốcBộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện phải chịu trách nhiệm về tình trạng thiếu thuốc, đặc biệt là người đứng đầu cơ sở y tế. Thuốc chữa bệnh vẫn thiếu Trong buổi gặp mặt báo chí do Bộ Y tế tổ chức chiều 20/12, ông Nguyễn Tường Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế), đã phản...

Chủ nhân của 5 sản phẩm thêu tay OCOP và tâm huyết gìn giữ nghề

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng- Giám đốc Hợp tác xã thêu tay Mỹ Đức (trái) giới thiệu cách thêu. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Thế rồi quãng hơn 20 năm trước nghề thêu tay ở đây dần bị mai một. Thị trường tiêu thụ khó khăn, việc làm ít, thu nhập bấp bênh nên đa số người dân Đồng Tâm không thể trụ lại với nghề thêu. Chị Nguyễn Thị Hằng tâm sự: “Em biết cầm kim trước khi biết cầm bút...

Triển khai thi hành Luật Thủ đô từ 1-1-2025

Để bảo đảm việc triển khai Luật Thủ đô hiệu quả, kịp thời và đúng tiến độ, kể từ ngày 1-1-2025 - ngày Luật Thủ đô chính thức có hiệu lực, đối với công tác xây dựng các văn...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Cùng chuyên mục

Vàng nhẫn áp sát vàng miếng

Tại thời điểm khảo sát lúc 11h ngày 23/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 82,3-84,3 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán là 2,0 triệu đồng. Giá vàng 9999 hôm...

Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc

Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốcBộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện phải chịu trách nhiệm về tình trạng thiếu thuốc, đặc biệt là người đứng đầu cơ sở y tế. Thuốc chữa bệnh vẫn thiếu Trong buổi gặp mặt báo chí do Bộ Y tế tổ chức chiều 20/12, ông Nguyễn Tường Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế), đã phản...

Khách trầm trồ với dàn vũ khí tối tân ở triển lãm quốc phòng

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng vạn du khách đến chiêm ngưỡng những vũ khí, khí tài tân tiến của Việt Nam và quốc tế. Hôm nay 21.12 là ngày đầu tiên Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đón nhân dân tham quan tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Từ sáng sớm hàng nghìn người đã có mặt ở cổng vào, xếp hàng đợi tới giờ mở cửa. Ảnh: Hải Nguyễn Tâm...

Triển lãm Quốc phòng có thể mở cửa tham quan thêm ngày 23.12

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có thể kéo dài thời gian đón khách tham quan một số gian hàng, thay vì đến hết ngày 22.12 như kế hoạch ban đầu. Bệ phóng SP73-VT được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Ảnh: Hải Nguyễn Theo nguồn tin riêng của Lao Động, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có thể đón nhân dân tham quan một số gian hàng đến hết 23.12. Năm nay,...

Chủ nhân của 5 sản phẩm thêu tay OCOP và tâm huyết gìn giữ nghề

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng- Giám đốc Hợp tác xã thêu tay Mỹ Đức (trái) giới thiệu cách thêu. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Thế rồi quãng hơn 20 năm trước nghề thêu tay ở đây dần bị mai một. Thị trường tiêu thụ khó khăn, việc làm ít, thu nhập bấp bênh nên đa số người dân Đồng Tâm không thể trụ lại với nghề thêu. Chị Nguyễn Thị Hằng tâm sự: “Em biết cầm kim trước khi biết cầm bút...

Địa chỉ đỏ phát huy giá trị lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút đông đảo du khách, đặc biệt nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024). Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là "địa chỉ đỏ" thu hút người dân và du khách trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Thanh Hải Những ngày này, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đón...

Triển khai thi hành Luật Thủ đô từ 1-1-2025

Để bảo đảm việc triển khai Luật Thủ đô hiệu quả, kịp thời và đúng tiến độ, kể từ ngày 1-1-2025 - ngày Luật Thủ đô chính thức có hiệu lực, đối với công tác xây dựng các văn...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Hà Nội: Khách bất ngờ quán cà phê có ly nước vị bún chả, thịt trâu gác bếp

Theo quan sát của phóng viên Dân trí, đa phần khách tới quán đều là giới trẻ đến giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc. Quán mở cửa từ 16h, tấp nập nhất là sau khoảng từ 21h đến đêm muộn. Chị Dương Quách Tú Linh (27 tuổi), người sáng lập quán Mê chia sẻ, cô là một du học sinh, từng có cơ hội trải nghiệm các nền văn hóa trên thế giới. Vì thế, Linh muốn đem những món...

Tinh gọn bộ máy đi đôi với bố trí đúng người, đúng việc

Trao đổi với Báo Hànộimới, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị - người cách đây 16 năm từng “đứng mũi chịu sào” cuộc sắp xếp cán bộ khi hợp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất