Hà Nội đẩy nhanh tiến độ cải tạo mạng lưới chợ truyền thống
Đảm nhận hơn 40% nhu cầu mua sắm của người dân các quận nội thành và khoảng 70% nhu cầu người dân ngoại thành, chợ truyền thống vẫn là mô hình kinh doanh không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của Thủ đô. Tuy vậy, hiện tại, nhiều chợ truyền thống đang xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm tiêu chuẩn, yêu cầu kinh doanh an toàn, văn minh. Trước thực trạng này, Hà Nội đang tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cải tạo mạng lưới chợ.
Hà Nội hỗ trợ nông dân đưa giống mới vào sản xuất
Vụ đông xuân 2024-2025, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục hỗ trợ nông dân đưa các giống mới thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất, đặc biệt là giống khoai tây cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Ngành Nông nghiệp Hà Nội cũng phối hợp với doanh nghiệp tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm khoai tây cho nông dân khi vào vụ thu hoạch.
Năm 2025, vàng có còn là kênh đầu tư hấp dẫn?
Thị trường vàng trong nước và thế giới trải qua năm 2024 với nhiều biến động. Hàng loạt mức giá lịch sử được thiết lập. Vậy năm 2025, vàng có còn là kênh đầu tư hấp dẫn? Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, chuyên gia kinh tế-tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, năm 2025, giá vàng rất khó dự báo, người dân nếu có tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào vàng, song “đừng cho hết trứng vào một giỏ” mà nên phân bổ vào một số kênh khác nhau.
Đà tăng của VN-Index có thể tiếp diễn trong các tuần tới
Thị trường chứng khoán vừa trải qua tuần giao dịch khá tích cực. Trong các phiên, chỉ số VN-Index tăng-giảm đan xen, song số phiên đi lên chiếm ưu thế. Các chuyên gia nhận định, đà tăng của VN-Index có thể tiếp diễn trong các tuần tới.
Kết thúc tuần, VN-Index tăng 17,64 điểm (1,4%), lên mức 1.275,14 điểm, quay trở lại vùng giá 1.280 điểm. Thanh khoản khớp lệnh hồi phục, tương đương với mức bình quân 20 tuần giao dịch. Lũy kế đến cuối tuần, thanh khoản giao dịch bình quân trên sàn thành phố Hồ Chí Minh đạt 15.513 tỷ đồng (+12,53%).
Kết nối và lan tỏa vòng tay nhân ái
Thống kê của Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội cho thấy, tổng giá trị công tác của hội năm 2024 đạt 292,1 tỷ đồng, trợ giúp cho hơn 932 nghìn lượt người khó khăn, người dễ bị tổn thương trong xã hội. Trong đó, Hội đã triển khai rất nhiều cuộc vận động, chương trình nhân đạo hiệu quả, như: Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, nuôi dưỡng thường xuyên cho 1.733 trường hợp có hoàn cảnh khó khăn; phong trào “Tết nhân ái” năm 2024 dành tặng 127.538 suất quà với tổng trị giá trên 72,1 tỷ đồng cho các đối tượng yếu thế trong xã hội; chương trình “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật” đã hỗ trợ cho 32.012 lượt trẻ em; chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo” hỗ trợ 4.689 gia đình ngư dân nghèo tại một số tỉnh, thành phố… Bằng nhiều giải pháp, hàng triệu tấm lòng nhân ái được kết nối, chung sức vì hoạt động nhân đạo.
Dịch vụ “hát cho nhau nghe”: Kiểm soát lỗ hổng quản lý karaoke biến tướng
Sau khi siết chặt công tác phòng cháy, chữa cháy và các quy định liên quan đến kinh doanh karaoke, hiện tại trên địa bàn thành phố Hà Nội còn rất ít cơ sở đủ điều kiện hoạt động. Tuy nhiên, nhiều cơ sở đã biến tướng, chuyển đổi thành quán “hát cho nhau nghe” để tiếp tục hoạt động, thu hút khách. Vụ phóng hỏa mới đây gây thiệt hại nghiêm trọng về người tại một quán “hát cho nhau nghe” ở quận Bắc Từ Liêm là lời cảnh báo về lỗ hổng trong quản lý loại hình kinh doanh dịch vụ này.
Hà Nội thông qua 36 thủ tục hành chính lĩnh vực hộ tịch
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã ký ban hành Quyết định số 6679/QĐ-UBND phê duyệt các quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực hộ tịch thuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội. Theo quyết định, UBND thành phố phê duyệt quy trình giải quyết của 36 thủ tục hành chính lĩnh vực hộ tịch thuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội.
Nguồn: https://hanoimoi.vn/tin-tuc-dac-biet-tren-bao-in-hanoimoi-ngay-30-12-2024-688974.html