Powered by Techcity

Thủ tướng dự khởi công đường xương sống gần 3.000 tỷ đồng ở Hưng Yên

[

Cùng tham dự sự kiện có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Đỗ Tiến Sỹ, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa và lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương.

Tuyến đường đưa 3 huyện khó khăn Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ ra khỏi thế độc đạo

Tuyến đường Tân Phúc – Võng Phan dài 29,2km, có tổng mức đầu tư 2.986,8 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương. Đây là công trình trọng điểm hướng tới đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên.

Đường Tân Phúc – Võng Phan sẽ cắt qua đường nối Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội trên địa phận tỉnh Thái Bình với quốc lộ 38B và cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, giao cắt với quốc lộ 38, với tuyến tránh quốc lộ 38B và nối vào trực tiếp vào đường tỉnh 378.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng trước sự đổi mới, mở rộng không gian hạ tầng của Hưng Yên. Ảnh: Nhật Bắc

Tuyến đường đi qua địa bàn của 14 xã thuộc 3 huyện Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ. Công trình được xem là “trục xương sống” thứ 3 của tỉnh này sau tuyến quốc lộ 39 và đường nối 2 cao tốc Hà Nội-Hải Phòng và Cầu Giẽ-Ninh Bình. Tuyến dường dự kiến thi công trong vòng 720 ngày. Để triển khai dự án, tỉnh Hưng Yên phải giải phóng mặt bằng với tổng diện tích 175ha. 

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng nhấn mạnh: Công trình có ý nghĩa quan trọng, hiệu quả và khả thi cao đối với việc “phá thế độc đạo” của 3 huyện khó khăn nhất của Hưng Yên là Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ.

Thủ tướng tin tưởng sau khi có con đường này, 3 huyện trên sẽ “đi sau nhưng về trước”, phát huy được các tiềm năng, lợi thế của địa phương, mở ra các khu công nghiệp, khu dịch vụ, khu đô thị, nâng cao giá trị gia tăng của đất đai, kết nối kinh tế liên tỉnh, liên vùng, góp phần hình thành hệ thống giao thông hiện đại.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh Hưng Yên tiếp tục tập trung hoàn thành nhanh việc giải phóng phần mặt bằng. Sau khi có mặt bằng, nhà thầu phải tập trung thi công “3 ca, 4 kíp”, “vượt nắng, thắng mưa”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “làm việc xuyên lễ, xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ”, cố gắng hoàn thành dự án vào tháng 9/2025.

Thủ tướng dự và phát lệnh khởi công tuyến đường trọng yếu. Ảnh: Nhật Bắc.

Sáng nay, Thủ tướng cũng tới thăm dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Thăng Long II do Công ty TNHH Khu Công nghiệp Thăng Long II làm chủ đầu tư.

Dự án Khu Công nghiệp Thăng Long II có tổng diện tích 525,7ha, trong đó giai đoạn 1 và 2 là 345,2ha, giai đoạn 3 là 180,5ha, tổng vốn đầu tư 236 triệu USD.

Về tình hình thu hút đầu tư, khu công nghiệp đã tiếp nhận được 109 dự án (1 dự án DDI và 108 dự án FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 728 tỷ đồng và 3.502 triệu USD. Tổng diện tích đất đã cho thuê 301ha (lấp đầy 75%); dự kiến sẽ phủ kín trong năm 2025.

Thủ tướng tới thăm và tặng quà, động viên công nhân Nhà máy Nippon Mektron Ảnh: Nhật Bắc.

Tại đây, Thủ tướng đã tới thăm và tặng quà các công nhân Nhà máy Nippon Mektron của Công ty TNHH Mektec Manufacturing Việt Nam. Đơn vị có tổng vốn đầu tư 300 triệu USD, sản xuất bảng mạch in dùng cho các thiết bị điện tử.

Khánh thành gần 24km đường bộ nối vào các cao tốc huyết mạch

Cũng trong buổi sáng nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ khánh thành tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình đoạn qua tỉnh Hưng Yên (giai đoạn 2).

Dự án tuyến đường bộ này dài gần 24km, nhằm nâng cao khả năng khai thác của hai tuyến cao tốc và giảm áp lực giao thông qua Thủ đô Hà Nội. 

Dự án có vai trò quan trọng trong vùng lõi kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là động lực phát triển khu vực Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô Hà Nội, của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh lân cận.

Tuyến đường hoàn thành rút ngắn thời gian di chuyển giữa cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tới 30 phút. Theo quy hoạch, tuyến đường sẽ được nâng cấp lên thành cao tốc vào năm 2030.

Báo cáo về quá trình triển khai dự án, ông Nguyễn Lê Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết: Dự án được chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 đã được khởi công vào tháng 8/2011, hoàn thành vào năm 2019 với tổng mức đầu tư là 1.077 tỷ đồng. 

 Đường bộ nối vào 2 cao tốc huyết mạch, được khánh thành sáng 7/7. Ảnh: Hoài Anh

Giai đoạn 2 nâng cấp mở rộng mặt đường từ 12m lên 24m, hoàn thành vào tháng 10/2023, với tổng mức đầu tư 702 tỷ đồng.

Ngoài ra, để tăng cường kết nối, tạo động lực cho các khu công nghiệp đang hình thành dọc hai bên tuyến đường, tỉnh Hưng Yên còn đầu tư thêm hệ thống đường bên với chiều dài 20,3km mỗi bên. 

Đối với địa phương, tuyến đường bộ nối 2 cao tốc là động lực phát triển khu vực, góp phần kết nối giao thông giữa đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, quốc lộ 38, quốc lộ 38B, quốc lộ 39 và đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, nâng cao khả năng khai thác của hai tuyến cao tốc, giảm tải lưu lượng qua quốc lộ 5, quốc lộ 1 và cửa ngõ vào Thủ đô Hà Nội.

Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tỉnh Hưng Yên có nhiều địa điểm “gần Hà Nội hơn cả Hà Nội”, tiềm năng phát triển rất lớn, nhưng vấn đề là phải có đường kết nối. Thủ tướng đã nhiều lần chia sẻ với lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ về mong mỏi này.

Thủ tướng hoan nghênh tỉnh Hưng Yên đã thi công giai đoạn 2 vượt tiến độ 8 tháng. Có được điều này phải cảm ơn nhân dân đã nhường mặt bằng, nơi ở, nơi sản xuất kinh doanh.

Thủ tướng cũng cảm ơn các chủ thể liên quan đã nỗ lực, đóng góp cho dự án hoàn thành, mở ra không gian phát triển mới, giai đoạn phát triển mới của tỉnh Hưng Yên và góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả khu vực.

Vietnamnet.vn

Nguồn:https://vietnamnet.vn/thu-tuong-khoi-cong-duong-xuong-song-gan-3-000-ty-dong-o-hung-yen-2299279.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Chủ nhân của 5 sản phẩm thêu tay OCOP và tâm huyết gìn giữ nghề

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng- Giám đốc Hợp tác xã thêu tay Mỹ Đức (trái) giới thiệu cách thêu. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Thế rồi quãng hơn 20 năm trước nghề thêu tay ở đây dần bị mai một. Thị trường tiêu thụ khó khăn, việc làm ít, thu nhập bấp bênh nên đa số người dân Đồng Tâm không thể trụ lại với nghề thêu. Chị Nguyễn Thị Hằng tâm sự: “Em biết cầm kim trước khi biết cầm bút...

Triển khai thi hành Luật Thủ đô từ 1-1-2025

Để bảo đảm việc triển khai Luật Thủ đô hiệu quả, kịp thời và đúng tiến độ, kể từ ngày 1-1-2025 - ngày Luật Thủ đô chính thức có hiệu lực, đối với công tác xây dựng các văn...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Hà Nội: Khách bất ngờ quán cà phê có ly nước vị bún chả, thịt trâu gác bếp

Theo quan sát của phóng viên Dân trí, đa phần khách tới quán đều là giới trẻ đến giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc. Quán mở cửa từ 16h, tấp nập nhất là sau khoảng từ 21h đến đêm muộn. Chị Dương Quách Tú Linh (27 tuổi), người sáng lập quán Mê chia sẻ, cô là một du học sinh, từng có cơ hội trải nghiệm các nền văn hóa trên thế giới. Vì thế, Linh muốn đem những món...

Tinh gọn bộ máy đi đôi với bố trí đúng người, đúng việc

Trao đổi với Báo Hànộimới, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị - người cách đây 16 năm từng “đứng mũi chịu sào” cuộc sắp xếp cán bộ khi hợp...

Cùng chuyên mục

Khách trầm trồ với dàn vũ khí tối tân ở triển lãm quốc phòng

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng vạn du khách đến chiêm ngưỡng những vũ khí, khí tài tân tiến của Việt Nam và quốc tế. Hôm nay 21.12 là ngày đầu tiên Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đón nhân dân tham quan tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Từ sáng sớm hàng nghìn người đã có mặt ở cổng vào, xếp hàng đợi tới giờ mở cửa. Ảnh: Hải Nguyễn Tâm...

Triển lãm Quốc phòng có thể mở cửa tham quan thêm ngày 23.12

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có thể kéo dài thời gian đón khách tham quan một số gian hàng, thay vì đến hết ngày 22.12 như kế hoạch ban đầu. Bệ phóng SP73-VT được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Ảnh: Hải Nguyễn Theo nguồn tin riêng của Lao Động, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có thể đón nhân dân tham quan một số gian hàng đến hết 23.12. Năm nay,...

Chủ nhân của 5 sản phẩm thêu tay OCOP và tâm huyết gìn giữ nghề

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng- Giám đốc Hợp tác xã thêu tay Mỹ Đức (trái) giới thiệu cách thêu. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Thế rồi quãng hơn 20 năm trước nghề thêu tay ở đây dần bị mai một. Thị trường tiêu thụ khó khăn, việc làm ít, thu nhập bấp bênh nên đa số người dân Đồng Tâm không thể trụ lại với nghề thêu. Chị Nguyễn Thị Hằng tâm sự: “Em biết cầm kim trước khi biết cầm bút...

Địa chỉ đỏ phát huy giá trị lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút đông đảo du khách, đặc biệt nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024). Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là "địa chỉ đỏ" thu hút người dân và du khách trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Thanh Hải Những ngày này, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đón...

Triển khai thi hành Luật Thủ đô từ 1-1-2025

Để bảo đảm việc triển khai Luật Thủ đô hiệu quả, kịp thời và đúng tiến độ, kể từ ngày 1-1-2025 - ngày Luật Thủ đô chính thức có hiệu lực, đối với công tác xây dựng các văn...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Hà Nội: Khách bất ngờ quán cà phê có ly nước vị bún chả, thịt trâu gác bếp

Theo quan sát của phóng viên Dân trí, đa phần khách tới quán đều là giới trẻ đến giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc. Quán mở cửa từ 16h, tấp nập nhất là sau khoảng từ 21h đến đêm muộn. Chị Dương Quách Tú Linh (27 tuổi), người sáng lập quán Mê chia sẻ, cô là một du học sinh, từng có cơ hội trải nghiệm các nền văn hóa trên thế giới. Vì thế, Linh muốn đem những món...

Tinh gọn bộ máy đi đôi với bố trí đúng người, đúng việc

Trao đổi với Báo Hànộimới, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị - người cách đây 16 năm từng “đứng mũi chịu sào” cuộc sắp xếp cán bộ khi hợp...

Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Chiều ngày 22/12 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra buổi ra mắt mạng xã hội Xintel do công ty Pi Gaming công bố. Phần giao lưu tại họp báo ra mắt mạng xã hội Xintel, ngày 22/12. (Ảnh: BTC) Ông Hoàng Quốc Hòa – Giám đốc Trung tâm thông tin du lịch Việt Nam cho biết, hiện nay công tác chuyển đổi số ngành du lịch là một trong những trọng tâm trong việc phát...

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ QĐND Việt Nam

(Bqp.vn) – Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ QĐND Việt Nam. Các đại biểu dự khai mạc triển lãm. Dự khai mạc triển lãm có các đồng chí: Đại tướng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất