Powered by Techcity

Thủ đô Hà Nội: Nơi kết tinh sức mạnh văn hóa, tinh thần Việt Nam

Giáo sư, Tiến sỹ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô đã có nhiều đề tài nghiên cứu về Hà Nội, chủ biên, đồng chủ biên và tác giả hơn chục đầu sách và hàng chục bài báo khoa học về Hà Nội, xây dựng thành công ngành học Hà Nội học phục vụ cho các chiến lược phát triển Thủ đô. Ông cũng là người trực tiếp tham gia xây dựng hồ sơ khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long thành Di sản Văn hóa Thế giới. Năm 2020, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc được tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú.

Nhân kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc dành cho phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus cuộc trò chuyện thú vị về lịch sử hào hùng của Thủ đô cũng như những giá trị cốt lõi để gìn giữ, phát triển một Hà Nội-thành phố vì hòa bình.

title1.png

– Trong ký ức của nhiều người dân Việt Nam, sự kiến Giải phóng thủ đô ngày 10/10/1954 là một mốc son trong trang sử đầy hào hùng của dân tộc ta khi đoàn quân cách mạng tiến vào giải phóng thủ đô, mở ra một chương mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Vậy xin Giáo sư cho biết bối cảnh lịch sử về dấu mốc quan trọng này?

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Ngày 7/5/1954, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Chúng ta trở lại bàn đàm phán Geneva với vị thế của người chiến thắng và đi đến ký kết Hiệp định vào ngày 21/7/1954. Theo Hiệp định Geneva, Pháp và các bên liên quan cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. Do tình hình tương quan lực lượng, các bên lấy Vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời. Pháp và các lực lượng thân Pháp phải di chuyển về phía Nam. Từ Vĩ tuyến 17 về phía Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã hoàn toàn được giải phóng.

Về phía Việt Nam, Đảng và Chính phủ chủ trương tiếp quản toàn bộ khu vực phía Bắc, trọng điểm là thành phố Hà Nội. Trong khi đó, quân Pháp từng bước rút khỏi thành phố Hà Nội. Từ tháng 9/1954 cho đến ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên, có nghĩa rằng Thủ đô Hà Nội đã được giải phóng.

vna_potal_ky_niem_66_nam_ngay_giai_phong_thu_do_10101954_-_10102020_ha_noi_ngay_tro_ve_-_thu_do_buoc_sang_trang_su_moi_075534552_5050326.jpg
vna_potal_ky_niem_66_nam_ngay_giai_phong_thu_do_10101954_-_10102020_ha_noi_ngay_tro_ve_-_thu_do_buoc_sang_trang_su_moi_075539426_5050331.jpg

 

Ngày 19/9/1954, Bác Hồ và Đại đoàn quân tiên phong (Sư đoàn 308) đã về đến Phú Thọ và dừng chân ở Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng, Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong và Bác khẳng định: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Bác căn dặn cán bộ, chiến sỹ vào tiếp quản Thủ đô phải giữ nghiêm kỷ luật, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân, chống mọi hành động phá hoại của kẻ thù; phải bảo vệ công thương nghiệp, kể cả công thương nghiệp của ngoại kiều. Bộ đội phải giúp đỡ nhân dân, tuyên truyền giải thích cho nhân dân, không được làm điều gì phiền nhiễu nhân dân, sao cho từ cụ già đến em bé đều quý mến, tin tưởng. Đây là một mệnh lệnh thiêng liêng, là chiến lược tiếp quản Thủ đô, không chỉ bằng các lực lượng quân sự, mà còn bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân, sức mạnh vật chất, sức mạnh tinh thần, sức mạnh từ chiều sâu, từ cội nguồn của lịch sử-văn hóa dân tộc.

Vậy là chúng ta đã thấy ngày 10/10/1954, Đại đoàn quân tiên phong đã tiếp quản Thủ đô trong một không khí hòa bình, hân hoan, không tiếng súng và không đổ máu.

– Thưa Giáo sư, việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng chủ trương cử thanh niên trí thức từ chiến khu về Thủ đô từ những ngày đầu tháng 10 để chuẩn bị công tác tiếp quản có ý nghĩa như thế nào trong những ngày đầu của công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô sau này?

img_9029.jpg
Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Chúng ta vừa mới giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội trong cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, thì đã phải bước ngay vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Các trí thức của Thủ đô phần lớn đã đi lên căn cứ địa Việt Bắc phục vụ kháng chiến. Số còn lại làm việc tại trường Đại học Đông Dương. Đến năm 1951, Đại học Đông Dương chuyển vào Sài Gòn, Hà Nội hầu như không còn trí thức làm việc trực tiếp. Cũng bắt đầu từ lúc này, Đảng và Chính phủ trong chủ trương kháng chiến kiến quốc đã chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức mới cho Thủ đô Hà Nội. Đây chính là lực lượng quan trọng tham gia tiếp quan Thủ đô, thực hiện đúng như lời dạy của Bác Hồ là “làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh.”

Chúng ta tiếp quản và giữ được Thủ đô còn tương đối nguyên vẹn là một kỳ tích. Đành rằng với cơ sở hạ tầng hết sức lạc hậu và đây đó vẫn còn các mưu đồ phá hoại của kẻ thù, nhưng cuối cùng chúng ta đã vượt lên tất cả, tiếp quản nhanh gọn và an toàn Thủ đô, giữ vững nền hòa bình và nhanh chống tái thiết Thủ đô ngàn năm văn hiến theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam. Trí thức mới của Thủ đô Hà Nội luôn luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng của công cuộc kiến tạo kỳ vĩ này.

title2.png

– Thưa Giáo sư, là người đã có nhiều những công trình nghiên cứu về Thủ đô Hà Nội, ông có đánh giá như thế nào về quá trình 70 năm Hà Nội đổi mới và phát triển?

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Điều đầu tiên, tôi cho rằng Hà Nội đã thực hiện được đầy đủ sứ mệnh là một hậu phương lớn cho cả tiền tuyến lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đặc biệt, sứ mệnh đó được kết tinh bằng Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không vào cuối năm 1972. Sự kiện này kết tinh tất cả giá trị lịch sử, văn hóa, làm nên một kỳ tích, góp phần to lớn trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Với vai trò là Thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội đã đi tiên phong trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.

Ngày đầu tiếp quản, Hà Nội chỉ có 36 khu phố nội thành và 4 quận (46 xã) ngoại thành, với khoảng hơn 40 vạn dân, trong đó tuyệt đại đa số là thị dân buôn bán nhỏ và nông dân nghèo khổ. Thủ đô Hà Nội ngày hôm nay đã thay đổi hoàn toàn so với Thủ đô Hà Nội 70 năm trước. Đây thật sự là một bước tiến thần kỳ.

– Là một Thủ đô có bề dày lịch sử nghìn năm, theo Giáo sư, Hà Nội cần phải làm gì để giữ gìn được những giá trị văn hóa làm nên hồn cốt của mình?

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Một nguyên tắc xây dựng Thủ đô của chúng ta là phát triển trên nền tảng di sản. Phải nói rằng Hà Nội sở hữu khối lượng lớn di sản lịch sử-văn hóa và thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng. Nếu chỉ tính riêng di sản văn hóa vật thể, theo thống kê, Hà Nội có gần 6.000 di tích, chiếm gần một phần ba tổng số di tích của cả nước, trong khi diện tích Hà Nội chỉ chiếm 1% diện tích tự nhiên cả nước. Đó là một nguồn lực rất lớn để Hà Nội phát triển toàn diện, bền vững, song cũng là thách thức lớn đối với những người lãnh đạo và quản lý Thủ đô, bởi khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi phải có tâm và có tầm tương xứng.

Thành phố đã thể hiện quyết tâm xây dựng Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại trên nền tảng của các di sản với các chủ trương, đường lối, quyết sách đều dựa trên cơ sở đề cao giá trị lịch sử-văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa, đẩy mạnh du lịch văn hóa, nâng tầm kinh tế di sản thành ngành kinh tế mạnh của Thủ đô. Tôi cho rằng đó là hướng phát triển bền vững, toàn diện, có tính đột phá rất cao của Hà Nội hiện nay.

quote.png

– Hà Nội đã được thế giới ghi nhận là “Thành phố Sáng tạo,” “Thành phố vì hòa bình,” “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”…, vậy chúng ta phải làm gì để phát huy được những danh hiệu đó mà không ‘lạc’ ra khỏi dòng chảy của văn minh đô thị?

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Ngày 16/7/1999, Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố vì hòa bình,” nhưng chúng ta cần hiểu rằng đó là sự ghi nhận của thế giới đối với toàn bộ tiến trình lịch sử – văn hóa của thành phố, chứ không phải chỉ riêng năm cuối của thế kỷ XX. Nói đến Thăng Long-Hà Nội – Thành phố vì Hòa bình, không thể không nói đến “Đại cáo bình Ngô” của Lê Lợi-Nguyễn Trãi với tuyên ngôn bất hủ: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo” và bày tỏ mong ước “Kiền khôn bĩ rồi lại thái/ Nhật nguyệt hối rồi lại minh/ Muôn thuở nền thái bình vững chắc.”

Ông cha ta thời xưa đã khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định. Yêu chuộng độc lập, tự do, khát vọng cháy bỏng về một nền hòa bình đích thực từ ngàn đời đã là nguồn sức mạnh để vượt qua mọi thử thách hiểm nghèo.

Ngày nay, chúng ta cần tiếp nối truyền thống và nâng tầm giá trị truyền thống. Đây thật sự là một cuộc chấn hưng văn hóa lớn, một thời kỳ “đại phục hưng” văn hóa dân tộc để nâng tầm phát triển toàn diện và bền vững Thủ đô.

Văn hóa đã trở thành ngọn đuốc dẫn dắt đồng bào ta vượt qua hai cuộc kháng chiến, tạo ra những kỳ tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần đầu tiên năm 1946, Bác Hồ đã nhấn mạnh: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” và quả thực, văn hóa đã trở thành ngọn đuốc dẫn dắt đồng bào ta vượt qua hai cuộc kháng chiến, tạo ra những kỳ tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặc dù văn hóa đã chứng minh được vai trò của mình như vậy, nhưng đến nay cũng vẫn còn những ý kiến cho rằng văn hóa chỉ là để tô điểm cho cuộc sống, là ngành “ăn theo,” chỉ biết “tiêu tiền” mà không tạo ra của cải cho xã hội… Đó là lối tư duy không thực tế và hết sức ấu trĩ. Chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế và văn hóa kết quyện lại với nhau thành một thể thống nhất và văn hóa đang trở thành nguồn lực lớn nhất và quan trọng nhất cho phát triển ở bất cứ một quốc gia nào.

Tôi rất vui mừng được biết Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước có một nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa (Nghị quyết số 09-NQ/TƯ). Hà Nội cũng vừa mới hoàn thành Luật Thủ đô (sửa đổi) và Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050… tất cả đều đặc biệt đề cao vai trò của văn hóa. Điều này cho thấy quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị thành phố nhằm sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội Văn hiến-Văn minh-Hiện đại.

– Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!

vna_potal_phong_canh_thanh_pho_ha_noi_525972.jpg
Thủ đô Hà Nội Văn hiến-Văn minh-Hiện đại ngày nay. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
credit.png

Vietnamplus.vn

Nguồn:https://mega.vietnamplus.vn/bai-4-thu-do-ha-noi-noi-ket-tinh-suc-manh-van-hoa-tinh-than-viet-nam-6627.html

Cùng chủ đề

Nữ phó giáo sư trẻ nhất ngành Toán quê Bình Định, học thạc sĩ, tiến sĩ chỉ 4 năm

Ngành Toán vừa có thêm 4 giáo sư, 18 phó giáo sư. Giảng viên Trần Minh Phương sinh năm 1986, quê ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, là nữ phó giáo sư trẻ nhất ngành này năm nay. Chị Phương hiện là giảng viên hạng III tại Khoa Toán – Thống kê, Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Trước đây, vào năm 2008, chị Phương tốt nghiệp đại học ngành Toán học, chuyên ngành Sư phạm Toán của Trường Đại học...

70 năm Ngày giải phóng Thủ đô: Đi tìm dấu tích 5 cửa ô lịch sử của Hà Nội

  Cửa ô là một trong những nét đặc trưng của kiến trúc đô thị Hà Nội, có từ thời còn là kinh thành Thăng Long và không có ở bất kỳ địa phương nào trên cả nước. Theo các tài liệu sử lược, tên gọi “cửa ô” xuất hiện vào năm 1749, sau khi chúa Trịnh Doanh cho đắp lại vòng tường thành bằng đất dài 16km trên nền cốt tường lũy thời Mạc, bao bọc khu Hoàng Thành Thăng...

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Gắn bó với Hà Nội gần 30 năm, trong suốt thời gian đó, bà Suzanne Lecht đã xây dựng mối quan hệ sâu sắc với con người và văn hóa nơi đây, coi Hà Nội như ngôi nhà thứ hai của mình. “Người Việt Nam rất ấm áp và thân thiện”, bà chia sẻ. “Tôi có một người quản gia tuyệt vời, cô ấy đã gắn bó cùng tôi và căn nhà trong nhiều năm qua. Con gái cô ấy...

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân; các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ trướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Hà Nội phải xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới

Sáng 10/10,  Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ kỷ niệm. Tham dự lễ kỷ niệm còn có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ban,...

Cùng tác giả

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8%

(MPI) – Tại Công điện số 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8%. Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực...

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

  Đông đảo đại biểu, quan khách của Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có những trải nghiệm cà phê đặc biệt với mô hình Trung Nguyên E-Coffee. Duy nhất Trung Nguyên E-Coffee được chọn tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện quy mô quốc tế chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam...

Khẩn trương giải quyết đất dịch vụ cho nhân dân

Huyện ủy đã chỉ đạo hoàn thành củng cố đối với Đảng bộ các xã: Tráng Việt, Tam Đồng và Thanh Lâm; thành lập mới 6 chi bộ trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; kết nạp mới...

Chi tiết điểm bắn pháo hoa Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán tại Hà Nội

Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội có tổng số 5 điểm bắn pháo hoa với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp, cụ thể:Trận địa số 1: Quận Hoàn Kiếm (trước...

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

Techfest Việt Nam 2024 là một trong 10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024 – Ảnh: LÊ TÂN Ngày 23-12 tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo khoa học và công nghệ Việt Nam công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024. 10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024 được bình chọn như sau: 1. Thống nhất...

Cùng chuyên mục

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8%

(MPI) – Tại Công điện số 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8%. Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực...

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

  Đông đảo đại biểu, quan khách của Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có những trải nghiệm cà phê đặc biệt với mô hình Trung Nguyên E-Coffee. Duy nhất Trung Nguyên E-Coffee được chọn tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện quy mô quốc tế chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam...

Khẩn trương giải quyết đất dịch vụ cho nhân dân

Huyện ủy đã chỉ đạo hoàn thành củng cố đối với Đảng bộ các xã: Tráng Việt, Tam Đồng và Thanh Lâm; thành lập mới 6 chi bộ trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; kết nạp mới...

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

Techfest Việt Nam 2024 là một trong 10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024 – Ảnh: LÊ TÂN Ngày 23-12 tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo khoa học và công nghệ Việt Nam công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024. 10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024 được bình chọn như sau: 1. Thống nhất...

PGS. TS Trần Hoàng Ngân: Vỡ òa khi người dân TPHCM đi làm bằng metro từ 5h

(Dân trí) – PGS. TS Trần Hoàng Ngân kể lại những thăng trầm của Metro số 1 trong 17 năm qua và chia sẻ sự xúc động khi được dự lễ khánh thành, thấy người dân TPHCM xếp hàng đi làm bằng metro từ 5h sáng. Người dân TPHCM sử dụng Metro số 1 đi học, đi làm trong sáng đầu tuần Tại hội thảo “Kỷ nguyên mới, Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam – Vấn đề đặt...

Khai mạc triển lãm ảnh “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam” 2024 tại Bangkok, Thái Lan

Triển lãm ảnh “Việt Nam Hạnh Phúc – Happy Vietnam” năm 2024, do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tổ chức từ ngày 23 – 27/12/2024 tại Bangkok, Thái Lan. Sự kiện đặc biệt này là dịp quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam giàu truyền thống lịch sử, văn hóa nhân văn, cùng những thành tựu kinh tế – xã hội, đến với nhân dân...

Vietravel Airlines được vinh danh Thương hiệu hàng đầu Việt Nam

Ngày 22/12, Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) chính thức được vinh danh tại Lễ công bố Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024 ở 2 hạng mục là “Top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024” và Doanh nhân trí thức tiêu biểu Việt Nam 2024”. Vinh danh Vietravel Airlines ở hạng mục là “Top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024”. Giải thưởng Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024 (Viet Nam Top Brand 2024) là một...

30 tỉnh, thành phố tham gia ‘Hội chợ hàng OCOP năm 2024’

Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố phối hợp với UBND quận Cầu Giấy tổ chức chương trình từ ngày 20 – 23/12. Sự kiện nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền, và sản phẩm làng nghề truyền thống từ các tỉnh, thành phố. Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Tự Lực – Phó Giám đốc Trung tâm...

Chỉ còn 18% viên chức Đại học Quốc gia TP.HCM nhận lương từ ngân sách

PGS.TS Vũ Hải Quân cho biết Đại học Quốc gia TP.HCM đang đẩy mạnh tự chủ đại học, hạn chế phụ thuộc vào ngân sách nhà nước – Ảnh: KHẮC HIẾU Đại học Quốc gia TP.HCM vừa tổng kết nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII: Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại...

Hoạt động của Mặt trận luôn đồng hành với sự phát triển của Thủ đô

Dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền...Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh khái...

Tin nổi bật

Tin mới nhất