Powered by Techcity

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới

Thông điệp này nhiều lần được nhắc đến trong các hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Trung Quốc nhân chuyến công tác dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mekong lần thứ 10 (ACMECS 10), Hội nghị cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam lần thứ 11 (CLMV 11) vừa qua.

“Coi trọng thời gian, coi trọng trí tuệ, đổi mới để bứt phá, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để tiến lên, đoàn kết thêm sức mạnh” là điều mà người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề cập xuyên suốt khi phát biểu trong các hội nghị đa phương, được lãnh đạo các nước đánh giá cao. Phía Trung Quốc ghi nhận cao đề xuất của Thủ tướng về hành lang kinh tế thế hệ mới và coi đây là một sáng tạo.

Thúc đẩy 3 tuyến đường sắt kết nối Việt Nam – Trung Quốc

Ngoài hoạt động tại các diễn đàn đa phương và gặp gỡ song phương lãnh đạo Trung Quốc cùng một số địa phương nước này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành nhiều quan tâm thúc đẩy hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Ông đề nghị doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối 2 nền kinh tế, cả về kết nối cứng, kết nối mềm, góp phần cụ thể hóa các thỏa thuận, cam kết, nhận thức chung của lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước.

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới - 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chứng kiến Bộ Ngoại giao hai nước trao công hàm về việc thành lập Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Trùng Khánh (Ảnh: Đoàn Bắc).

Trong đó, người đứng đầu Chính phủ đã dành nhiều thời gian trao đổi với các nhà lãnh đạo, các đối tác Trung Quốc về việc thúc đẩy kết nối đường sắt, nhất là hợp tác triển khai 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối giữa hai nước (Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Lạng Sơn – Hà Nội, Móng Cái – Hạ Long – Hải Phòng), phấn đấu khởi công tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng trong năm 2025.

Hai bên cùng quyết tâm triển khai 3 tuyến đường sắt mới, coi đây là ưu tiên cao nhất trong hợp tác kết nối hạ tầng chiến lược giữa hai bên. Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc cho biết rất quan tâm và sẵn sàng tham gia triển khai tuyến đường sắt Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, đồng thời đang nghiên cứu việc tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam của Việt Nam…

Chia sẻ với phóng viên Dân trí trong chuyến tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Đặng Sỹ Mạnh cho biết Tổng Công ty đã ký với Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) một thỏa thuận khung nhằm nghiên cứu, xúc tiến bước tiếp theo về đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức liên danh nhà thầu tham gia vào cải tạo nâng cấp đường sắt hiện hữu.

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới - 2
Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Đặng Sỹ Mạnh (Ảnh: Đoàn Bắc).

Bên cạnh đó, các đơn vị của hai nước cũng sẽ tính hợp tác, tham gia xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đường sắt đô thị ở Hà Nội, TPHCM và các tuyến đường sắt mới kết nối phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc như: Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Lạng Sơn; Hải Phòng – Quảng Ninh – Móng Cái – Phòng Thành – Đông Hưng.

Sau khi thỏa thuận này được ký kết, theo ông Mạnh, hai bên sẽ cử đoàn công tác cùng nghiên cứu, và chuyên gia của CRCC sẽ hỗ trợ Việt Nam trong chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực…

Đánh giá cao các chuyến công tác thúc đẩy hợp tác của lãnh đạo cấp cao Việt Nam, đặc biệt việc Thủ tướng Phạm Minh Chính rất quyết liệt trong chỉ đạo, ông Mạnh cho rằng chính những điều đó đã giúp mở ra nhiều không gian phát triển rộng hơn, tạo cơ hội tốt để tăng niềm tin, xúc tiến các công việc rất cụ thể, chi tiết.

“Thủ tướng khi chỉ đạo luôn yêu cầu phải có sản phẩm cụ thể. Và qua các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp, nhà đầu tư hai bên cũng đều xác định được những công việc cụ thể”, ông Mạnh nói sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng giúp việc hợp tác giữa các đơn vị của hai nước thuận lợi hơn rất nhiều.

Giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh và mở cửa thị trường

Trước khi kết thúc chuyến công tác 4 ngày tại Trung Quốc để về Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm Trung tâm logistics quốc tế Trùng Khánh và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây.

Trùng Khánh là điểm trung chuyển 70% hàng hóa của Việt Nam quá cảnh đi châu Âu và cũng là một trong những điểm đến quan trọng cho hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường tỷ dân Trung Quốc thông qua đường sắt.

Đại diện của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị thực hiện vận chuyển chuyến tàu liên vận đưa hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước thứ ba, cho biết chuyến tàu này gồm hàng hóa trong các nước ASEAN quá cảnh qua Việt Nam và hàng hóa của Việt Nam được vận chuyển từ 6 ngày trước, là những linh kiện xe máy, hàng điện tử, đồ chơi của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam xuất khẩu đi châu Âu.

Các container này sẽ được nối vào đoàn tàu Á – Âu xuất phát tại Trùng Khánh đi tới điểm cuối là một số thành phố ở châu Âu. Việc vận chuyển bằng đường sắt giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa so với đường biển và có mức giá cước thấp hơn nhiều đường hàng không.

Đánh giá cao vị trí chiến lược và vai trò của Trung tâm logistics Trùng Khánh trong việc kết nối giao thương, Thủ tướng mong muốn phía Trung Quốc tăng cường kết nối với Việt Nam cả đường bộ, đường thủy, đường sắt, nhất là tuyến đường sắt liên vận quốc tế từ Việt Nam qua Trùng Khánh (Trung Quốc) tới Trung Á và châu Âu, để khai thác thị trường đầy tiềm năng nhưng đang khó khăn về vận tải.

Với phương châm coi trọng thời gian, trí tuệ và kết nối, Thủ tướng đề nghị mở lại “con đường tơ lụa” trong thời đại mới, kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi, đồng thời mở ra hành lang thương mại mới, không chỉ Việt Nam – Trung Quốc mà cả ASEAN và Trung Á và châu Âu.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị phía Trung Quốc phối hợp chặt chẽ với các đối tác Việt Nam, phát triển logistics, thúc đẩy thương mại và các ngành nghề liên quan để hàng hóa của Việt Nam tiếp cận nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc, từ đó đưa hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đi nước thứ ba, nhất là Trung Đông, châu Âu.

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới - 9
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo giới thiệu cà phê Việt Nam với đối tác Trung Quốc tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc hôm 8/11 (Ảnh: Hoài Vũ).

Là một trong những đại diện doanh nghiệp Việt Nam tham gia đoàn công tác xuyên suốt hành trình từ Côn Minh đến Trùng Khánh, bà Lê Hoàng Diệp Thảo, Giám đốc điều hành King Coffee, cho rằng đây là dịp rất quan trọng để thúc đẩy đầu tư, giúp cho các công việc hợp tác có kết quả cụ thể.

Nhắc đến chủ trương của Tổng Bí thư Tô Lâm về mục tiêu vươn mình bước vào kỷ nguyên mới, bà Thảo cho rằng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng đang vươn mình trong hợp tác quốc tế, và vai trò thúc đẩy của các lãnh đạo cấp cao trong những chuyến công du nước ngoài gần đây tạo rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.

Cho biết sản phẩm cà phê Việt Nam đã vào nhiều thị trường lớn của Trung Quốc, bà Thảo kiến nghị tới đây cơ quan chức năng hai nước tiếp tục xem xét đơn giản hóa các thủ tục hải quan, đẩy nhanh tiến độ tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Hải Phòng, để tạo thuận lợi trong giao thương, giúp giảm bớt các loại chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa.

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới - 10
Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc (Ảnh: Dương Giang/TTXVN).

Giám đốc điều hành King Coffee cũng cho rằng cần có chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp lớn, có tiềm năng để phát triển những thương hiệu lớn có thể tăng uy tín cho quốc gia, thay vì một chính sách cào bằng chung.

Nhấn mạnh cần thúc đẩy hợp tác chiến lược với đường sắt để đưa các sản phẩm từ Việt Nam vào Trung Quốc rồi sang thị trường châu Âu, bà Thảo cho rằng con đường này có lợi thế là thủ tục xuất khẩu được làm ngay từ điểm đầu, đảm bảo an toàn vận chuyển và giảm nhiều chi phí.

Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương Việt Nam – Trung Quốc  

Bên cạnh hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính, hôm 6/11, Diễn đàn tỉnh trưởng hành lang kinh tế khu vực tiểu vùng sông Mekong 2024 tại thành phố Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).

Là một trong những lãnh đạo địa phương tham gia và phát biểu tại sự kiện này, Chủ tịch UBND Lào Cai Trịnh Xuân Trường nhấn mạnh tỉnh đã và đang nỗ lực thúc đẩy kết nối giao thương kinh tế giữa các vùng của Việt Nam và các nước ASEAN với khu vực Tây Nam Trung Quốc. “Tuy nhiên những kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa đáp ứng được kỳ vọng của các bên”, ông Trường nhận định.

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới - 11
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường trong một hoạt động tại Trung Quốc (Ảnh: Báo Lào Cai).

Để đẩy nhanh tiến trình xây dựng cơ sở hạ tầng, cùng xây dựng chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng an toàn, ổn định của khu vực, Chủ tịch Lào Cai đề xuất củng cố và nâng cấp hơn nữa quan hệ đối tác chặt chẽ, thúc đẩy hợp tác kết nối đồng bộ, đảm bảo chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh, đưa hợp tác liên tỉnh trong Khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng kết hợp với Sáng kiến vành đai và Con đường lên một tầm cao mới, hợp tác cùng có lợi, cùng thắng vì sự thịnh vượng chung của khu vực Tiểu vùng.

Ông Trường cũng đề xuất thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, đẩy nhanh thúc đẩy “kết nối cứng” giữa hai nước về đường sắt, đường bộ cao tốc, kết cấu hạ tầng cửa khẩu.

Theo ông, phía Vân Nam cần sớm tổ chức khởi công và đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng khu vực Bát Xát (Việt Nam) – Bá Sái (Trung Quốc); phía Lào Cai đẩy nhanh công tác nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn tốc độ cao Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và công tác kết nối ray khổ tiêu chuẩn từ Lào Cai (Việt Nam) đến Hà Khẩu (Trung Quốc), khởi công các dự án này trong năm 2025.

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới - 12
Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh với cộng đồng người Việt ở Côn Minh, Trung Quốc (Ảnh: Hồng Phong).

Đẩy nhanh tiến độ dự án cảng hàng không Sa Pa tại Lào Cai nhằm đa dạng hóa phương thức vận chuyển, giảm chi phí logistics, cũng là đề xuất được lãnh đạo tỉnh Lào Cai đưa ra.

Ông đồng thời đề nghị tiếp tục nâng cao chất lượng hợp tác đầu tư, kinh tế thương mại thông qua việc hai bên tích cực cùng nhau nghiên cứu triển khai xây dựng thí điểm khu hợp tác kinh tế qua biên giới theo Tuyên bố chung của 2 Tổng Bí thư.

Đặc biệt, theo ông Trường, cần đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững.

Ông cho rằng cần thúc đẩy hợp tác về thương mại điện tử, xây dựng mô hình kiểu mẫu về hợp tác thương mại điện tử qua biên giới, hoàn thiện biện pháp tiện lợi hóa thông quan hàng hóa thương mại điện tử qua biên giới, phát triển các hình thức, mô hình mới về thương mại điện tử qua biên giới.

“Tích cực thúc đẩy xây dựng các cặp cửa khẩu thông minh giữa tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam gồm: cặp cửa khẩu Kim Thành – Bắc Sơn và Bản Vược – Bá Sái”, Chủ tịch Lào Cai nêu kiến nghị.

Ông tin các nước trong khu vực sẽ cùng tạo dựng môi trường tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển chung thịnh vượng của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.

Trao đổi thêm với phóng viên Dân trí sau chuyến công tác tháp tùng Thủ tướng, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cho rằng chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Trung Quốc lần này là cơ hội để thúc đẩy hợp tác thương mại và logistics giữa doanh nghiệp hai nước phát triển mạnh mẽ hơn, triển khai thực hiện tuyên bố chung của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới - 13
Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Ngọc Cảnh (giữa) tham dự một hoạt động trong chuyến tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính công tác tại Trung Quốc (Ảnh: Đoàn Bắc).

Trong đó, ông Cảnh nhấn mạnh mục tiêu thúc đẩy kết nối hạ tầng cứng và mềm để góp phần phát triển kinh tế – xã hội của cả hai nước.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Việt Nam và Trung Quốc cần khẩn trương kết nối đường sắt và đường bộ giữa các tỉnh biên giới hai nước; thống nhất về vấn đề kiểm dịch chung cũng như thủ tục hải quan, chính sách thuế và phí; tạo điều kiện cho hai nước thúc đẩy thông thương, nâng kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức như kỳ vọng.

Nhận định tiềm năng phát triển kinh tế của hai nước có lợi thế không nước nào có được khi “núi liền núi, sông liền sông”, ông Cảnh cho rằng sự hợp tác giữa Việt Nam – Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích cụ thể, thiết thực cho nhân dân hai nước, trước mắt là góp phần giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa.

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới - 14

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/thong-thuong-duong-sat-voi-trung-quoc-mo-cua-dua-hang-viet-ra-the-gioi-20241109225318202.htm

Cùng chủ đề

Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai- Quảng Ninh gần 184 nghìn tỷ đồng

Cục Đường sắt Việt Nam vừa có tờ trình gửi Bộ GTVT đề nghị thẩm định, phê duyệt quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Theo quy hoạch, tuyến đường sắt có điểm đầu kết nối với đường sắt Trung Quốc tại tỉnh Lào Cai, điểm cuối ga Cái Lân thuộc TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chiều dài toàn tuyến 447,66 km, đi qua 10 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên...

Hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam

Ngày 13.10, sau lễ đón, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường đang thăm chính thức VN. Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ với VN Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Thủ tướng Lý Cường sang thăm chính thức VN; cũng là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định VN...

Việt Nam – Trung Quốc trao 10 văn kiện hợp tác quan trọng

(Chinhphu.vn) – Trưa 13/10, tại trụ sở Chính phủ, ngay sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai nước. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên trên cương vị mới. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Trung Quốc tới Việt Nam sau 11 năm. Các văn...

Người phụ nữ 43 tuổi tay không leo vách đá cao hơn 100m

Luo Dengpin (43 tuổi) người dân tộc Miao, đến từ tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, được mệnh danh là “người nhện” vì khả năng đặc biệt của mình. Cô khiến nhiều người kinh ngạc vì “tài nghệ” leo vách đá cao hơn 100m, tương đương với một tòa nhà 30 tầng mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Luo được cho là người phụ nữ duy nhất còn thực hành truyền thống cổ xưa của dân tộc Miao về kỹ thuật...

Quán bún ốc Trung Quốc hiếm hoi ở Hà Nội

Bún ốc Liễu Châu, đặc sản truyền thống ở vùng Quảng Tây (Trung Quốc), đã có mặt tại Hà Nội. Bún ốc Liễu Châu. Ảnh: NVCC Nằm trong khu tập thể Kim Liên (ngõ 43 Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa), quán bún ốc Liễu Châu đầu tiên ở Hà Nội có cái tên khá khó đọc với người lần đầu nghe đến món ăn này: Hao Chi Lou Si Fen. "Hao chi" vốn có nghĩa là "ngon", còn "Lou Si Fen" chính là...

Cùng tác giả

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã làm rõ vấn đề của chất vấn

Theo đại biểu Quốc hội, phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng rất ngắn gọn, làm rõ căn cơ của vấn đề, giải pháp đưa ra khá rõ, đầy đủ. Chiều 12.11, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã kết thúc sau 2 ngày làm việc với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Sau phiên...

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Nút thắt gỡ 30 năm chưa xong của thể thao Việt Nam

SAN SẺ GÁNH NẶNG CHO NGÂN SÁCH Nhiều vấn đề được đặt ra tại Hội nghị triển khai chiến lược phát triển thể dục, thể thao VN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó câu chuyện làm thế nào để xã hội hóa thể thao, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách được lãnh đạo cơ quan bộ, ngành T.Ư lẫn địa phương đặc biệt quan tâm. Bắn súng VN được kỳ vọng có HCV ở ASIAD 2026...

Trí tuệ nhân tạo sẽ mang đến cuộc cách mạng trong giáo dục

Thuộc danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” của tác giả Salman Khan mang đến những phân tích sâu sắc về các công cụ...

Tọa đàm khoa học “Tăng cường nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong triển khai chính sách ngành y tế”

Hơn 20 tham luận và các ý kiến phát biểu trực tiếp của Lãnh đạo Viện Dư luận xã hội, Vụ Xã hội – Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Y tế, cùng các chuyên gia và cộng tác viên dư luận xã hội cấp trung ương và Hà Nội đã tập trung làm rõ một số vấn đề về phương pháp nắm bắt, định hướng và thực trạng dư luận xã hội về ngành y tế; đồng...

Cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã làm rõ vấn đề của chất vấn

Theo đại biểu Quốc hội, phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng rất ngắn gọn, làm rõ căn cơ của vấn đề, giải pháp đưa ra khá rõ, đầy đủ. Chiều 12.11, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã kết thúc sau 2 ngày làm việc với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Sau phiên...

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Nút thắt gỡ 30 năm chưa xong của thể thao Việt Nam

SAN SẺ GÁNH NẶNG CHO NGÂN SÁCH Nhiều vấn đề được đặt ra tại Hội nghị triển khai chiến lược phát triển thể dục, thể thao VN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó câu chuyện làm thế nào để xã hội hóa thể thao, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách được lãnh đạo cơ quan bộ, ngành T.Ư lẫn địa phương đặc biệt quan tâm. Bắn súng VN được kỳ vọng có HCV ở ASIAD 2026...

Tọa đàm khoa học “Tăng cường nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong triển khai chính sách ngành y tế”

Hơn 20 tham luận và các ý kiến phát biểu trực tiếp của Lãnh đạo Viện Dư luận xã hội, Vụ Xã hội – Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Y tế, cùng các chuyên gia và cộng tác viên dư luận xã hội cấp trung ương và Hà Nội đã tập trung làm rõ một số vấn đề về phương pháp nắm bắt, định hướng và thực trạng dư luận xã hội về ngành y tế; đồng...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo dục thủ đô hướng tới công dân thanh lịch, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ

Ông Nguyễn Kim Sơn – bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – phát biểu tại buổi lễ – Ảnh: NGUYÊN BẢO Sáng 12-11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục và đào tạo thủ đô (1954 – 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 – 20-11-2024). Giáo dục Hà Nội là tấm gương phản chiếu cho...

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số không phải trang sức lấp lánh để các công ty khoác lên

“Câu chuyện phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là câu chuyện dài hạn”, đó là chia sẻ của bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam; tại Hội thảo Phát triển bền vững năm 2024, do báo Đầu tư tổ chức sáng 12/11, tại Hà Nội. Theo bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam, chủ đề của phiên thứ 2 Hội thảo...

Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tặng hoa chúc mừng cho các nhà giáo Thủ đô. (Ảnh: Nguyễn Hiếu) Ngành giáo dục Thủ đô đã làm tốt sứ mệnh của mình Sáng 12/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô, 42 năm...

Trợ lực cho sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và truyền thống của các địa phương. Nhờ sự trợ lực, phối hợp chặt chẽ, liên kết cùng phát triển giữa các tỉnh, thành vùng ÐBSCL và các địa phương các sản phẩm có cơ hội vươn xa hơn, không chỉ thị trường trong nước mà từng bước đi ra thị trường thế giới. Khách hàng tham quan...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Báo chí Trung ương và Hà Nội nhiệm kỳ 2024-2029

(NADS) – Sáng nay, ngày 12 tháng 11 năm 2024, tại Hà Nội, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Báo chí Trung ương và Hà Nội đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2024-2029 Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Báo chí Trung ương và Hà Nội với nhiều nghệ sĩ cao tuổi, gồm những “cây đa, cây đề “trong giới nhiếp ảnh báo chí và nghệ thuật. Trong nhiệm kỳ vừa qua, nhiều nghệ sĩ...

Hà Nội sẽ ban hành quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức

Đây là kỳ họp chuyên đề xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024 và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố.Dự kiến, HĐND thành phố sẽ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất