Powered by Techcity

Thời đại Hồ Chí Minh

Thăng Long – Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh – thời đại rực rỡ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Ảnh: Bác Hồ đi thăm các nhà máy

a- Những năm đầu độc lập và 9 năm trường kỳ kháng chiến:

Phản lại Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, thực dân Pháp sau khi đổ bộ trái phép lên Đà Nẵng, Đồ Sơn, đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, gây hấn nhiều nơi ở Hà Nội, bộc lộ ý đồ đánh úp Thủ đô ta. Ta đã có đề phòng nên chủ động. Tối ngày 19-12-1946, lúc 20h30 đèn điện phụt tắt, pháo đài Láng nổ súng báo hiệu cuộc chiến bắt đầu.

Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt giành giật từng căn nhà, từng đường phố.

Quân và dân Thủ đô Hà Nội đã làm thất bại âm mưu “đánh chiếm thành phố trong vòng 24 tiếng đồng hồ” của thực dân Pháp.

8h, tối ngày 17 tháng 2 năm 1946, Trung đoàn Thủ đô đã rút ra một cách toàn vẹn, làm thất bại kế hoạch của giặc Pháp địch bao vây và tiêu diệt lực lượng ta. Cuộc rút lui cũng như ngày nổ súng của ta đã làm cho địch hết sức bất ngờ…

Sau 9 năm truờng kỳ kháng chiến bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ được ký kết (tháng 7-1954). Tháng 9-1954, Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội được thành lập do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ – Tư lệnh trưởng Đại đoàn Quân tiên phong làm Chủ tịch và bác sĩ Trần Duy Hưng làm Phó chủ tịch.

Sáng ngày 8-10-1954, các đơn vị bộ đội chia làm nhiều hướng tiến vào ngoại thành Hà Nội. 6h sáng ngày 9-10-1954, bộ đội lại theo nhiều đường từ ngoại thành tiến vào nội thành và chia làm nhiều cánh tỏa đi các nơi, lần lượt tiếp thu nhà ga, phủ Toàn quyền, khu Đồn Thủy, khu Bờ Hồ, Phủ Thống sứ. Đến 16h, quân Pháp rời khỏi thành phố, rút sang phía bắc cầu Long Biên. Vào lúc 16h30, bộ đội ta đã hoàn toàn kiểm soát thành phố, gọn gàng và trật tự.

Bộ đội ta tiến đến đâu, nhân dân Hà Nội đổ ra hai bên đường phất cờ tung hoa, reo mừng không ngớt. Cổng chào, khẩu hiệu dựng lên khắp các đường phố, cờ đỏ sao vàng rực rỡ trên khắp các tầng nhà.

Ngày 10-10-1954, đại quân vào nội thành. Hà Nội sạch bóng quân thù.

b- Hà Nội tiên phong trong sự nghiệp sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc , chi viện sức người sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, lập chiến thắng “ Điện Biên phủ trên không’’, đập tan không lực Huê kỳ.

Sau cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ (12/1972), Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế và các cơ sở giao thông. Đến năm 1975, Hà Nội đã xây dựng được 265 xí nghiệp quốc doanh, 237 HTX thủ công nghiệp. Giá trị TSLCN năm 75 tăng 30 lần so với năm 1955. TSL qui thóc tăng 4,3 lần so với năm 1955. Thương nghiệp quốc doanh mở 1.231 điểm bán, đáp ứng kịp thời nhu cầu phục vụ sinh hoạt thời chiến của bộ đội và nhân dân. Xây dưng và đưa vào sử dụng 320 công trình phục vụ sản xuất, 58 công trình phúc lợi.Năm 1975 xây dưng 60.000 m2 nhà ở, hoàn thành 24 khu nhà cao tầng, xây dựng 22 cầu cho xe cơ giới,… Năm học 1975-1976 có 350 trường phổ thông các cấp, tăng 81 trường so với năm 1965.

c- Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế những năm 1976-1985: Đất nước thống nhất, tháng 4/1976, Hà Nội được Quốc hội chung của cả nước quyết định là thủ đô của nước CHXHCNVN. Thực hiện Di chúc của Bác Hồ, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội quyết tâm xây dựng Thủ đô “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Cả nước dấy lên nhiều phong trào thi đua yêu nước, như bốn đổi mới trong công nghiệp, áp dụng khoán trong nông nghiệp, xử lý giá, lương, tiền trong lưu thông phân phối, cải thiện nhà ở, giao thông,… Các công trình lớn như sân bay Nội Bài, cầu Thăng Long, cầu Đuống, cầu Chương Dương, đường 6 (đoạn Hà Nội-Hà Đông) và nhiều khu nhà cao tầng ở Bắc Thanh Xuân, Kim Giang, Đại học Bách Khoa, tập thể Quỳnh Lôi được xây dựng và đưa vào sử dụng… Một số ngành công nghiệp điện tử, chế biến thực phẩm, cơ khí nông nghiệp, hóa chất, chế tạo máy đã được hình thành. Nông nghiệp hình thành nhiều vùng chuyên canh rau ở Từ Liêm, Đông anh, Thanh Trì. Kim ngạch ngoại thương HN giai đoạn 1980-1985 đạt 247,8 triệu Rúp- USD…

d-Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, hướng tới xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại trên cơ sở những định hướng qui hoạch Thủ đô đến năm 2000, 2010 và định hướng đến 2020.

 Những năm đầu đổi mới(1986-1990), cả nước và Hà Nội lâm vào tình trạng khủng hoảng, mất cân đối do hậu quả của cơ chế kế hoạch hóa tập trung và do tàn tích của chiến tranh. Sản xuất chậm phát triển, chất lượng và hiệu quả thấp. Đời sống nhân dân khó khăn. Hà Nội chủ động tìm hướng phát triển kinh tế, thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, cho phép xí nghiệp vừa sản xuất theo kế hoạch vừa sản xuất theo yêu cầu của thị trường, từng bước tổ chức các Liên hiệp sản xuất lấy xí nghiệp quốc doanh làm trung tâm. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm vẫn đạt 4,5 % trong đó kinh tế NN đạt 5,2%, kinh tế ngoài NN đạt 2,8%…

Thời kỳ thực hiện chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (1991-2000): lần đầu tiên trong kế hoạch 5 năm 91-95, nhiều mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của Hà Nội đã đạt và vượt toàn diện. Kinh tế Thủ đô liên tục tăng trưởng ở mức cao, kinh tế Thủ đô đã có tích lũy, GDP tăng trưởng ở mức 12,5% năm bằng 1,66 lần năm 1995 và bằng 3,8 lần năm 1985. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH ; hình thành cơ cấu kinh tế mới theo hướng CN-dịch vụ-nông nghiệp; cơ cấu sản phẩm hàng hóa cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành sản phẩm chất lượng cao và xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư trong 5 năm 91-95 đạt 32.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 1996-2000, thành phố đã tập trung nguôn lực phát triển kinh tế NN trong những ngành, lĩnh vực trọng yếu như kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, những cơ sở sản xuất thương mại dịch vụ then chốt. Năm 2000, HN chiếm 3,6% dân số và 2,8% diện tích lãnh thổ quốc gia, nhưng đã đóng góp với cả nước 7,8% GDP, 9,4% giá trị KNXK, 11,7% vốn đầu tư xã hội.

Một vinh dự lớn, năm 1999 thủ đô Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu vẻ vang “Thành phố vì hòa bình” và lấy làm nơi phát động “Năm quốc tế hòa bình-2000”. Năm 2000, HN được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Thủ đô Anh hùng.

Thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước (2000-2010), Hà Nội đẩy nhanh tiến độ sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp, quan tâm đầu tư lớn đối với doanh nghiệp NN làm ăn có hiệu quả, đổi mới thiết bị công nghệ và mô hình quản lý, tích cực thu hút vốn đầu tư thuộc mọi thành phần, nâng cấp hạ tầng đô thị.

Những năm đầu thế kỷ 21, bộ mặt Thủ đô đổi thay nhanh chóng, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, góp phần xây dựng Thủ đô xứng đáng là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa của cả nước. HN đã mở ra 4 hướng với các KCN hiện đại , phát triển công nghiệp gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu và công nghiệp của tam giác kinh tế Hà Nội-Hải phòng- Quảng Ninh, thực hiện thành công bước đi ban đầu chiến lược CNH, HĐH. Hình thành những nhóm công nghiệp chủ lực: Điện-điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí luyện kim, chế biến thực phẩm, dệt may, da giày… Du lịch, dịch vụ từng bước phát triển… Việc cải tạo, xây dựng Thủ đô thành một đô thị văn minh hiện đại xứng với tầm vóc của một quốc gia có trên 100 triệu dân trong thế kỷ 21 là một yêu cầu cần thiết…

Cùng chủ đề

Góp phần quảng bá văn hoá, vẻ đẹp Hà Nội

* Chọn ra mắt sản phẩm mới “Cô gái Hà Nội” vào dịp xuân mới Ất Tỵ, bạn muốn gửi gắm điều gì ở sản phẩm này?- MV (video ca nhạc) “Cô gái Hà Nội” lấy bối cảnh những...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi,

Với khí thế tấn công thần tốc, đánh tiêu diệt nhanh, bằng sức mạnh áp đảo, đêm mùng 4, rạng ngày mùng 5 tết Kỷ Dậu, đội quân Tây Sơn tấn công đồn Ngọc Hồi dưới sự đốc chiến...

Du lịch Hà Nội tưng bừng trong kỳ nghỉ Tết

Nhiều điểm đến thu hút kháchKỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay thời tiết thuận lợi, nắng nhẹ và ấm áp nên hoạt động du xuân, vui chơi Tết của người dân và du khách đã rộn ràng ngay...

Mã Nam ở Vườn thú Hà Nội

Trong hành trình khám phá thế giới động vật nơi đây, du khách sẽ không khỏi bất ngờ, thích thú bởi một “bé” hà mã có tên Mã Nam sinh ra tại Vườn thú Hà Nội luôn lũn cũn...

Ngày Xuân nói chuyện mừng thọ

Kính lão, trọng thọXuân Ất Tỵ này, cụ bà Nguyễn Thị Tít (thôn Đoài, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh) như được nhân lên niềm vui khi chính quyền xã tổ chức mừng đại thọ 100 tuổi tại UBND...

Cùng tác giả

Gói bánh chưng, lan tỏa nét văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam

Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” 2025 diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động hấp dẫn. Sáng 19.1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025. Theo ban tổ chức, đây là dịp để các thế hệ người Việt Nam thể hiện...

Chủ quán phở Michelin tiết lộ bí quyết gia truyền hơn 80 năm

Chủ quán phở Tư Lùn trong phố cổ Hà Nội tiết lộ công thức nấu phở đơn giản nhưng giữ trọn hương vị thơm ngon, chinh phục thực khách qua hàng chục năm. Nằm trên phố Ấu Triệu nhộn nhịp, phở Tư Lùn (phở Ấu Triệu) nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon, khác biệt với những quán phở khác tại Hà Nội. Không quảng cáo rầm rộ, quán vẫn đông nghịt khách. Thậm chí vào giờ cao điểm, thực khách phải xếp...

Phố ẩm thực Tống Duy Tân – Điểm đến thu hút khách du lịch tại Hà Nội

Sau khi được cải tạo, chỉnh trang, tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến khám phá ẩm thực Hà Nội. Tối 10/1, tại phố ẩm thực Tống Duy Tân, diễn ra Lễ khánh thành Dự án chỉnh trang tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - Ngõ Hàng Bông. Dự án Cải tạo, xây dựng cổng chào phố...

9 góc check in đẹp nhất ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sở hữu nhiều góc chụp ảnh đẹp không thể bỏ qua giữa không gian đương đại theo lối kiến trúc tối giản mà đầy ấn tượng. Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 11 năm 2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trở thành điểm đến hút đông đảo du khách tới tham quan. Mỗi ngày, đặc biệt vào hai ngày...

Ngôi nhà Di sản Mã Mây áp dụng thí điểm hệ thống vé điện tử

Từ ngày 02/1/2025, Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đưa vào vận hành thí điểm hệ thống vé điện tử “Trực tuyến - Liên thông - Đa phương thức”. Hệ thống do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) hỗ trợ triển khai tại các khu di tích, điểm tham quan. Ngôi nhà Di sản số 87 phố...

Cùng chuyên mục

Gói bánh chưng, lan tỏa nét văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam

Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” 2025 diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động hấp dẫn. Sáng 19.1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025. Theo ban tổ chức, đây là dịp để các thế hệ người Việt Nam thể hiện...

Chủ quán phở Michelin tiết lộ bí quyết gia truyền hơn 80 năm

Chủ quán phở Tư Lùn trong phố cổ Hà Nội tiết lộ công thức nấu phở đơn giản nhưng giữ trọn hương vị thơm ngon, chinh phục thực khách qua hàng chục năm. Nằm trên phố Ấu Triệu nhộn nhịp, phở Tư Lùn (phở Ấu Triệu) nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon, khác biệt với những quán phở khác tại Hà Nội. Không quảng cáo rầm rộ, quán vẫn đông nghịt khách. Thậm chí vào giờ cao điểm, thực khách phải xếp...

Phố ẩm thực Tống Duy Tân – Điểm đến thu hút khách du lịch tại Hà Nội

Sau khi được cải tạo, chỉnh trang, tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến khám phá ẩm thực Hà Nội. Tối 10/1, tại phố ẩm thực Tống Duy Tân, diễn ra Lễ khánh thành Dự án chỉnh trang tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - Ngõ Hàng Bông. Dự án Cải tạo, xây dựng cổng chào phố...

9 góc check in đẹp nhất ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sở hữu nhiều góc chụp ảnh đẹp không thể bỏ qua giữa không gian đương đại theo lối kiến trúc tối giản mà đầy ấn tượng. Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 11 năm 2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trở thành điểm đến hút đông đảo du khách tới tham quan. Mỗi ngày, đặc biệt vào hai ngày...

Ngôi nhà Di sản Mã Mây áp dụng thí điểm hệ thống vé điện tử

Từ ngày 02/1/2025, Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đưa vào vận hành thí điểm hệ thống vé điện tử “Trực tuyến - Liên thông - Đa phương thức”. Hệ thống do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) hỗ trợ triển khai tại các khu di tích, điểm tham quan. Ngôi nhà Di sản số 87 phố...

Số hóa di tích giúp quảng bá di sản, thúc đẩy du lịch

Hà Nội đang trong lộ trình chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực, trong đó, số hóa di tích là một trong những ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị. Số hóa còn đặc biệt có ý nghĩa trong quảng bá di sản, thúc đẩy du lịch. Nhiệm vụ này đang được các địa phương khẩn trương triển khai. Đến nay, có những quận, huyện, thị xã hoàn thành...

Du lịch Hà Nội khởi đầu ấn tượng từ đầu năm 2025

Tổng thu từ khách du lịch tại Hà Nội trong dịp Tết Dương lịch 2025 ước đạt 594 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Những kết quả khởi sắc ngày đầu năm mới là tiền đề để du lịch Hà Nội hướng tới mục tiêu cao hơn trong cả năm 2025. Ước tính kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm 2025, công suất sử dụng phòng bình quân khối khách sạn, căn hộ du lịch hạng 4-5 sao tại...

Đón khách nườm nượp, du lịch Hà Nội khởi sắc đầu năm 2025

Trong dịp Tết Dương lịch 2025, Hà Nội ước đón 160.000 lượt khách, doanh thu đạt khoảng 594 tỉ đồng, tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đón năm mới 2025 tại Hà Nội. Ảnh: Tô Thế Theo Sở Du lịch Hà Nội, ước tính khoảng 160.000 lượt khách, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 28.400 lượt khách, tăng 67%. Khách du lịch nội địa ước đạt...

Làng hương Quảng Phú Cầu – điểm check in đắt khách mùa Tết

Ghé làng hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) ngày cận Tết, du khách có thể thấy các sân phơi tăm hương rực rỡ sắc màu. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km về phía Nam, làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu có lịch sử làm tăm hương truyền thống suốt hơn một thế kỷ. Ngày nay, làng nghề làm tăm hương này đã trở thành một nơi lưu giữ nét văn hoá của làng quê đồng bằng Bắc...

2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây

Trong Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025, sự kiện mở màn cho Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội 2025, sẽ có màn trình diễn ánh sáng từ 2025 drone (thiết bị bay không người lái) kết hợp với âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng. Hình ảnh chim én và hoa mai, hoa đào đón xuân sang là một trong những hình ảnh sẽ được trình diễn bằng các thiết bị bay không người lái trong Chương trình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất