Powered by Techcity

Thanh Trì bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Thanh Trì là vùng đất cổ của Thăng Long-Hà Nội với nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc. Nhận thức rõ giá trị của hệ thống di sản này, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện Thanh Trì đã quan tâm và có nhiều giải pháp tập trung vào việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản văn hóa. Nhờ đó, nhiều di tích, nhiều lễ hội, các hoạt động trình diễn dân gian được hồi sinh trong cuộc sống

Nam thanh niên múa trống bồng là một đặc sản của Lễ hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì).
Nam thanh niên múa trống bồng là một đặc sản của Lễ hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì).

Văn hóa Việt nói chung, văn hóa Thăng Long-Hà Nội nói riêng đều gắn với những dòng sông. Vùng đất Thanh Trì ở phía nam kinh thành có vị trí đặc biệt. Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, trên địa bàn còn có sông Tô Lịch và sông Nhuệ chảy qua, bởi thế, bất cứ nơi nào trên địa bàn cũng mang dấu ấn của những ngôi làng cổ.

Trên địa bàn huyện Thanh Trì hiện có 154 di tích lịch sử văn hóa và 45 lễ hội truyền thống, gồm 90 di tích đã được công nhận xếp hạng (trong đó 65 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 25 di tích xếp hạng cấp thành phố). Có 6 địa điểm gắn biển lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến.

Cùng với hệ thống các di sản vật thể được hiện hữu và bảo tồn, Thanh Trì còn bảo lưu được hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể với nhiều loại hình phong phú, đa dạng như nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, tri thức dân gian, đặc biệt là các lễ hội truyền thống được tồn tại và lưu truyền qua nhiều đời tại các địa phương. Tiêu biểu như Lễ hội Triều Khúc, xã Tân Triều được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thanh Trì cũng là nơi nhiều địa phương có truyền thống múa lân, sư, rồng, với những đội mạnh thường xuyên đoạt giải cao trong các Liên hoan khu vực và thành phố.

Nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng văn hóa , con người trên địa bàn, ngày 22/10/2020, Huyện ủy Thanh Trì đã xây dựng Chương trình số 07-CTr/HU về “Phát triển văn hóa–xã hội, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn huyện”.

Tiếp đó, cụ thể hóa nhiệm vụ bảo tồn di sản, Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Thanh Trì Nguyễn Thị Thanh Bình cho biết, năm 2021, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì xây dựng Đề án “Tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2021-2026”. Tổng kinh phí dự kiến là hơn 356 tỷ đồng.

Triển khai Đề án, huyện Thanh Trì đã rà soát, kiểm tra hiện trạng 48 di tích, 29/29 di tích đã hoàn thành các bước thỏa thuận chuyên ngành, được nghiên cứu triển khai dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo với nhu cầu vốn đầu tư 475,2 tỷ đồng. Nhiều di tích đã triển khai thi công và đưa vào sử dụng, phấn đấu bảo đảm tiến độ hoàn thành tu bổ toàn bộ 29 di tích vào năm 2026.

Huyện cũng lập hồ sơ đề nghị xếp hạng 15 di tích; nâng cấp xếp hạng di tích từ cấp quốc gia lên cấp Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích đình thờ Chu Văn An; tổ chức đo đạc, lập bản đồ khoanh vùng bảo vệ và cắm mốc giới 20 di tích chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Huyện cũng kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cho các hiện vật, cổ vật; phiên âm, dịch nghĩa tư liệu Hán Nôm tại 154 di tích, số hóa dữ liệu về các di tích lịch sử, văn hóa, các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện.

Đối với bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, Thanh Trì có nhiều lễ hội đặc sắc. Nổi bật nhất là Lễ hội làng Triều Khúc (xã Tân Triều), nơi thờ Bố Cái Đại Vương. Lễ hội có điệu múa trống bồng (hay con đĩ đánh bồng) và đã được ghi vào Danh mục di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sau rà soát, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì nhận thấy giá trị của Lễ hội Tổng Nam Phù nên đã triển khai lập hồ sơ đề nghị đưa Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là lễ hội của vùng tưởng nhớ công ơn của hai vị công chúa con vua Lý Thánh Tông đã có công dựng chùa, bỏ tiền bạc mua ruộng, dạy nghề cho nhân dân, hàng năm vào các ngày từ 14-16/3 âm lịch.

Lễ hội có tới 10 làng của tổng Nam Phù xưa tham gia, nay gồm các thôn: Đông Phù, Mỹ Ả, Đông Trạch, Văn Uyên, Tranh Khúc, Tương Trúc, Tự Khóa, Việt Yên, Mỹ Liệt thuộc các xã: Đông Mỹ, Ngũ Hiệp, Duyên Hà (huyện Thanh Trì) và làng Ninh Xá thuộc xã Ninh Sở (huyện Thường Tín). Việc xây dựng hồ sơ cũng đã giúp nhân dân địa phương hiểu thêm giá trị của lễ hội.

Trong khi đó, chính quyền địa phương hỗ trợ để nhân dân xã Tứ Hiệp gìn giữ những nét văn hóa truyền thống, trong đó có điệu múa rồng truyền thống tại thôn Cổ Điển A. Nhiều năm qua, Thôn đã duy trì đội múa rồng để gìn giữ điệu múa truyền thống của cha ông. Việc tập luyện được tổ chức thường xuyên song song với việc tổ chức một đội múa rồng “nhí” nhằm truyền dạy nghệ thuật múa rồng truyền thống cho các thế hệ trẻ.

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng cho biết, trong thời gian tới huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về di sản văn hóa, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong công tác quản lý, gìn giữ và phát huy giá trị di sản. Huyện cũng tăng cường các giải pháp huy động mọi nguồn lực, sự tham gia đóng góp của toàn xã hội trong bảo tồn, phát huy giá trị di tích, lễ hội; đầu tư tu bổ di tích và xếp hạng các di tích trên địa bàn; kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cho các hiện vật, cổ vật, thực hiện phiên âm, dịch nghĩa tư liệu Hán Nôm, lập bản đồ hệ thống di tích, số hóa dữ liệu về các di tích để phát huy hơn nữa giá trị di sản.

Giang Nam

Nguồn:https://nhandan.vn/thanh-tri-bao-ton-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-post848905.html

Cùng chủ đề

Bài 1: Nền tảng pháp lý để gìn giữ văn hóa Thăng Long-Hà Nội

Chỉ ít ngày nữa, Luật Thủ đô (sửa đổi) chính thức có hiệu lực. Trong lần sửa đổi này, văn hóa là vấn đề hết sức quan trọng. Luật Thủ đô đã định vị những không gian văn hóa cần bảo tồn; đưa ra những định hướng xây dựng, phát triển văn hóa-con người Hà Nội. Đặc biệt, Luật Thủ đô có những quy định tạo “luồng xanh” cho phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong những...

TPHCM và Hà Nội vào top 100 thành phố hấp dẫn nhất thế giới

TPHCM đứng thứ 76, trong khi Hà Nội đứng thứ 83 trong danh sách 100 thành phố hấp dẫn nhất thế giới do Euromonitor International công bố. Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International vừa công bố danh sách 100 thành phố là điểm đến hàng đầu trên thế giới năm 2024. Việt Nam có hai thành phố lọt vào danh sách này là Hà Nội và TPHCM. Trong khi TPHCM xếp hạng 76 - tăng 9 bậc so với năm ngoái, Hà...

Cửa Bắc- Nhân Chứng Lịch Sử Và Tinh Thần Kháng Chiến Hà Nội

Nằm khiêm nhường trên con phố Phan Đình Phùng rợp bóng cây xanh, Cửa Bắc hiện diện như một chứng nhân bất khuất của lịch sử, gắn liền với những giai đoạn hào hùng và đau thương trong cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống lại thực dân Pháp. Xây dựng từ thời Nguyễn, Cửa Bắc là cổng thành duy nhất của Hoàng thành Hà Nội còn tồn tại nguyên vẹn đến nay, trở thành biểu tượng...

Đặc sản bánh dày Hà Nội khách mua lần đầu ngỡ bánh chưng

Bánh dày Quán Gánh tỏa sáng giữa hàng loạt đặc sản tại Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024. Bánh dày Quán Gánh gây ấn tượng với nhiều thực khách tại Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024. Ảnh: Mai Chi Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, từ 29.11 - 1.12 tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội). Lễ hội quy tụ những món ăn mang đậm bản sắc...

Sắc màu quê lụa Hà Đông tại tuần lễ làng nghề Vạn Phúc 2024

Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Thương mại làng nghề 2024 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 30.11 đến hết 6.12 tại phường Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội). Tuần Văn hóa-Du lịch- Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024 chính thức khai mạc. Ảnh: BTC Sự kiện nằm trong khuôn khổ nhân dịp chào mừng 120 năm ngày thành lập Hà Đông (6.12.1904 - 6.12.2024), Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Thương mại làng nghề 2024 lấy...

Cùng tác giả

Tiền đề cho Hà Nội phát triển đường sắt đô thị

Cùng với Luật Đất đai 2024, Luật Thủ đô 2024 được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho Hà Nội bắt tay vào xây dựng và phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD) với “xương sống” là đường sắt đô thị. Đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội đang thu hút đông đảo người dân tham gia. Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến...

Bài 1: Nền tảng pháp lý để gìn giữ văn hóa Thăng Long-Hà Nội

Chỉ ít ngày nữa, Luật Thủ đô (sửa đổi) chính thức có hiệu lực. Trong lần sửa đổi này, văn hóa là vấn đề hết sức quan trọng. Luật Thủ đô đã định vị những không gian văn hóa cần bảo tồn; đưa ra những định hướng xây dựng, phát triển văn hóa-con người Hà Nội. Đặc biệt, Luật Thủ đô có những quy định tạo “luồng xanh” cho phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong những...

Tỉ phú Nvidia ghiền đặc sản Hà Nội từ phở đến bia vỉa hè

Hai lần đến Việt Nam, tỉ phú Nvidia Jensen Huang đều thưởng thức các quán truyền thống như cà phê, bia và phở bò ở Hà Nội. CEO Nvidia Jensen Huang trở lại Việt Nam lần thứ hai để thực hiện cam kết đưa Việt Nam thành "ngôi nhà thứ hai". Trong hai ngày 5 và 6.12 vừa qua, ông đã thưởng thức nhiều món ngon của thủ đô, dạo phố như một du khách đi food tour Hà Nội (tour ẩm thực). Lần trở...

TPHCM và Hà Nội vào top 100 thành phố hấp dẫn nhất thế giới

TPHCM đứng thứ 76, trong khi Hà Nội đứng thứ 83 trong danh sách 100 thành phố hấp dẫn nhất thế giới do Euromonitor International công bố. Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International vừa công bố danh sách 100 thành phố là điểm đến hàng đầu trên thế giới năm 2024. Việt Nam có hai thành phố lọt vào danh sách này là Hà Nội và TPHCM. Trong khi TPHCM xếp hạng 76 - tăng 9 bậc so với năm ngoái, Hà...

Khách Tây bất ngờ vì người Việt đón Giáng sinh tưng bừng

Khách quốc tế bày tỏ sự bất ngờ khi tham quan, chụp ảnh, tận hưởng lễ hội Giáng sinh tại phố Hàng Mã. Dịp lễ Giáng sinh đang đến gần, những ngày này phố Hàng Mã đông đúc hơn bình thường. Không chỉ người dân đến check in, mua sắm mà du khách nước ngoài cũng tới trải nghiệm không khí lễ hội Noel. Khách nước ngoài thích thú với không khí Giáng sinh tại Hà Nội. Ảnh: Tường Vy “Không khí ở đây rất...

Cùng chuyên mục

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 12-12-2024

Chất vấn, trả lời chất vấn thẳng thắn, trách nhiệm ...

Ca sĩ Thu Sang tri ân các thế hệ chiến sĩ qua âm nhạc

“Hành khúc ngày và đêm” (nhạc Phan Huỳnh Điểu, thơ Bùi Công Minh) là ca khúc mang âm hưởng hào hùng và mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thép, ý chí quật cường của Quân đội nhân dân Việt...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 11-12-2024

Ngày làm việc thứ hai, kỳ họp thứ hai mươi, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI:Xem xét, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng* Phấn đấu GRDP năm 2025 tăng từ 6,5% trở lên; học sinh đoạt Huy...

Áp dụng du lịch thông minh liên kết di tích Gò Đống Đa và Văn Miếu

Mục đích của việc thực hiện này là nhằm quảng bá rộng rãi hơn tới người dần và du lịch thông tin về các di tích trên địa bàn, liên kết tour, tuyến tham quan giữa các điểm di...

CLB Hò Cửa đình và múa hát Bài bông thôn Phú Nhiêu: Một năm hoạt động sôi nổi  

Sau 20 hoạt động CLB Hò cửa đình – múa hát Bài bông Phú Nhiêu đã có hơn 110 hội viên và hoạt động rất sôi nổi, hiệu quả… Hò cửa đình ở thôn Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên ra đời vào đời Trần, cách nay 700 năm. Múa hát Bài bông ra đời muộn hơn, khoảng 400 năm trước. Hò cửa đình cho đến nay duy nhất chỉ tồn tại ở làng Phú Nhiêu, là một hình...

2 di tích khu phố cổ Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội thu phí tham quan từ 1-1-2025

Theo đó, đối tượng nộp phí là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham quan tại Bảo tàng Hà Nội và di tích số 22 Hàng Buồm, Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây.Đối tượng...

Tiền đề cho Hà Nội phát triển đường sắt đô thị

Cùng với Luật Đất đai 2024, Luật Thủ đô 2024 được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho Hà Nội bắt tay vào xây dựng và phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD) với “xương sống” là đường sắt đô thị. Đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội đang thu hút đông đảo người dân tham gia. Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất