Powered by Techcity

Tên gọi, chức năng nhiệm vụ dự kiến của các bộ ngành sau tinh gọn

Tên gọi, chức năng nhiệm vụ dự kiến của các bộ ngành sau tinh gọn - Ảnh 1.

Theo định hướng, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ hợp nhất và có tên gọi mới – Ảnh: NAM TRẦN

Đó là kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ vừa được Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình ký, yêu cầu phải hoàn thiện các báo cáo để trình Ban Chỉ đạo Trung ương trước ngày 31-12-2024. 

Các bộ ngành chủ động rà soát, xây dựng đề án phương án hợp nhất, sắp xếp

Theo định hướng, Chính phủ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031) được tinh gọn gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ) và 4 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 4 cơ quan). Các tổ chức trực thuộc cũng thực hiện sắp xếp, tinh gọn đầu mối, giảm mạnh đơn vị từ 15-20% đầu mối tổ chức. 

Để thực hiện nhiệm vụ trên, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành liên quan thành lập ban chỉ đạo do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan đứng đầu để chỉ đạo tổng kết việc thực hiện; các bộ có phương án hợp nhất sẽ lập ban chỉ đạo chung. 

Trong đó với các cơ quan được sắp xếp, hợp nhất, điều chuyển chức năng nhiệm vụ hoặc kết thúc hoạt động, các bộ, ngành, cơ quan chủ động phối hợp xây dựng đề án, phương án cụ thể, đề xuất sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế theo yêu cầu tinh gọn. 

Các bộ ngành còn lại khi thực hiện sắp xếp, tổ chức bên trong có phương án kiện toàn, đổi mới sắp xếp tổ chức lại các tổng cục, vụ, đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Các tổ chức phối hợp liên ngành chủ động rà soát, đề xuất kiện toàn để tổ chức lại. 

Chính phủ giao Bộ Nội vụ đề xuất các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (hoàn thành trước ngày 10-12). 

Việc xử lý tài chính, ngân sách, tài sản công cũng được giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Chính phủ với thời hạn trước ngày 10-12. 

Các dự án đầu tư công giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xử lý. 

Về nhiệm vụ cụ thể để thực hiện, Chính phủ giao Bộ Quốc phòng vừa thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong; xây dựng đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức để thực hiện chức năng, nhiệm vụ sau khi tiếp nhận Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Bộ Công an thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương. 

Các bộ ngành không thuộc diện hợp nhất, tinh giảm gồm Bộ Tư pháp; Công Thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Văn phòng Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ được yêu cầu chủ động xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại. 

Diện mạo mới của các bộ ngành sau hợp nhất sẽ ra sao?

Đối với hai bộ được yêu cầu hợp nhất là Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tên gọi mới là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển), cả hai bộ phải thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại và giảm mạnh tổ chức bên trong. 

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp nhận 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước; xây dựng đề án sáp nhập Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sau khi hai bộ hợp nhất. 

Chủ động nghiên cứu xây dựng đề án thành lập Đảng bộ của một số tập đoàn lớn theo hướng là đầu mối tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ Chính phủ. 

Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải xây dựng đề án hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng; sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau khi hợp nhất với tên gọi mới là Bộ Hạ tầng và Đô thị. 

Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án hợp nhất hai bộ trên cơ sở sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau khi hợp nhất với tên gọi mới là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường.

Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng đề án hợp nhất hai bộ trên cơ sở sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong, với tên gọi mới là Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Truyền thông.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được giao đề xuất phương án kiện toàn tổ chức bộ máy. Trong đó, lĩnh vực lao động, tiền lương; việc làm; người có công; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; bình đẳng giới sẽ được chuyển về Bộ Nội vụ. 

Đối với chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ được chuyển về Bộ Y tế. 

Với lĩnh vực quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sẽ chuyển chức năng, nhiệm vụ về Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở cơ cấu lại, thu gọn đầu mối và nâng cao chất lượng, hiệu quả. Với chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo sẽ chuyển về Ủy ban Dân tộc – Tôn giáo. 

Bộ Nội vụ sẽ phối hợp cùng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để hợp nhất một số chức năng nhiệm vụ, với tên gọi mới là Bộ Nội vụ và Lao động

Bộ này cũng phối hợp Ủy ban Dân tộc xây dựng đề án chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc. 

Cùng đó, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xây dựng phương án sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Nhiều đơn vị chấm dứt hoạt động, điều chuyển chức năng nhiệm vụ 

Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hai Đại học Quốc gia (Hà Nội và TP.HCM) xây dựng đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau khi tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ từ các đơn vị này để kiện toàn. 

Đồng thời xây dựng phương án tiếp nhận và sắp xếp, cơ cấu lại, thu gọn đầu mối các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển sang), bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. 

Bộ Y tế được giao chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong việc tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương sau khi ban này kết thúc hoạt động.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau khi tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bộ Ngoại giao chủ động phối hợp để tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội sau khi kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội. 

Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau khi tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 

Đối với hai viện gồm Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, hiện đang có hai phương án là hợp nhất hoặc kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp và cơ cấu lại, giảm mạnh tổ chức bên trong. 

Với hai Đại học Quốc gia (Hà Nội và TP.HCM) đề xuất phương án sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đại học quốc gia, sau khi chuyển về Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. 

Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng đề án chỉ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC. Đồng thời cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong của Đài Truyền hình Việt Nam, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ đài truyền hình quốc gia, có các kênh chuyên đề phù hợp.

Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam kết thúc hoạt động của Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC và cơ cấu lại, giảm mạnh tổ chức bên trong; tập trung xây dựng Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thông tấn quốc gia.

Đài Tiếng nói Việt Nam là đài phát thanh quốc gia, tập trung vào báo in, báo điện tử, báo nói (VOV) để thực hiện nhiệm vụ chính trị, được ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên cho các hoạt động.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án kết thúc hoạt động để chuyển về Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia sẽ giải thể để bộ quản lý chuyên ngành thực hiện giám sát. 

Nguồn: https://tuoitre.vn/ten-goi-chuc-nang-nhiem-vu-du-kien-cua-cac-bo-nganh-sau-tinh-gon-20241206075538364.htm

Cùng chủ đề

Việt Nam miễn thị thực cho 3 nước Ba Lan, Séc và Thụy Sỹ

Khách du lịch nước ngoài tham quan một địa điểm ở TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 11 ngày 15-1 về việc miễn thị thực theo chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025 cho công dân các nước: Cộng hoà Ba Lan, Cộng hòa Séc và Liên bang Thụy Sỹ. Theo nghị quyết, Chính phủ sẽ miễn thị thực cho công dân các nước: Cộng hòa...

6 ‘ông lớn’ Nhà nước về lại Bộ Công Thương, hợp nhất, đổi tên hàng loạt cục, vụ, viện

Tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Quang Huy báo cáo về tiến độ thực hiện của Bộ Công Thương. Theo đó, ngày 4/12/2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3191/QĐ-BCT thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng ban. Ngày 10/12/2024, Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương đã họp, có sự tham dự của Ban Tổ chức Trung...

Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ

Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần ThơTheo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ là loại hình đường sắt thường, đang được triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến đầu tư trước năm 2030. Ảnh minh họa. Chính phủ vừa có báo cáo số 815/BC – CP gửi Quốc hội để giải...

Đường sắt tốc độ cao hơn 67 tỷ USD chính thức được trình Quốc hội

Theo chương trình nghị sự, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, trước khi thảo luận tại tổ nội dung này. Hồi năm 2010, ý tưởng xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đã được đưa ra nhưng Quốc hội chưa thông qua do còn ý kiến băn khoăn về tốc độ, phương án khai thác, nguồn lực...

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc – NamDự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam – công trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với dự kiến tổng chi lên tới 70 tỷ USD sẽ mang lại tăng trưởng mỗi năm cho nền kinh tế thêm khoảng 0,97%. Lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, Tài chính, Tổng công ty Đường sắt...

Cùng tác giả

Cổ phiếu “họ nhà Vin” diễn biến ra sao trong ngày trọng đại?

Cặp đôi Á hậu Phương Nhi và doanh nhân Phạm Nhật Minh Hoàng (con trai thứ của Chủ tịch Tập đoàn Vingroup) đã chính thức “về chung 1 nhà”. Trước bối cảnh đó, cổ phiếu “nhà Vin” xuất hiện...

Danh tính cổ đông ‘đỏ’ nhất mùa đại hội, đi họp bất thường ở CII trúng ngay 500 triệu

Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận do CII vận hành đã đi vào thu phí từ tháng 8-2022 – Ảnh: QUANG ĐỊNH Do cơ cấu cổ đông phân tán, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) đã nhiều lần thất bại trong việc tổ chức đại hội đồng cổ đông, kể cả khi tặng quà tri ân. Rút kinh nghiệm, tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra hôm...

Việt Nam có thêm Kiện tướng quốc tế từ giải cờ vua quốc tế Hà Nội 2025

Cũng ở giải đấu thứ hai trong hệ thống thi đấu cờ vua Đại kiện tướng – Kiện tướng quốc tế Hà Nội năm 2025, ở bảng Đại kiện tướng quốc tế, giành chức vô địch là kỳ thủ...

Thái Bình có tân Chủ tịch UBND tỉnh

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Thái Bình đã thực hiện quy trình miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Khắc Thận. Trước đó, ông Nguyễn Khắc Thận được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy. Tiếp đó, HĐND tỉnh đã thực hiện quy trình bầu Chủ tịch UBND tỉnh, thay ông Nguyễn Khắc Thận. Kết quả, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh...

Vì sao cầu Chương Dương vẫn cấm ô tô trên 9 chỗ?

15/01/2025 | 13:54 TPO – Sở GTVT Hà Nội đã có phương án tổ chức giao thông theo hướng dỡ một phần “lệnh cấm” các loại ô tô kinh doanh trên 9 chỗ qua cầu Chương Dương. Tuy nhiên, từ hôm nay (15/1), chỉ có ô tô khách chở học sinh được đi qua,...

Cùng chuyên mục

Cổ phiếu “họ nhà Vin” diễn biến ra sao trong ngày trọng đại?

Cặp đôi Á hậu Phương Nhi và doanh nhân Phạm Nhật Minh Hoàng (con trai thứ của Chủ tịch Tập đoàn Vingroup) đã chính thức “về chung 1 nhà”. Trước bối cảnh đó, cổ phiếu “nhà Vin” xuất hiện...

Danh tính cổ đông ‘đỏ’ nhất mùa đại hội, đi họp bất thường ở CII trúng ngay 500 triệu

Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận do CII vận hành đã đi vào thu phí từ tháng 8-2022 – Ảnh: QUANG ĐỊNH Do cơ cấu cổ đông phân tán, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) đã nhiều lần thất bại trong việc tổ chức đại hội đồng cổ đông, kể cả khi tặng quà tri ân. Rút kinh nghiệm, tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra hôm...

Thái Bình có tân Chủ tịch UBND tỉnh

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Thái Bình đã thực hiện quy trình miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Khắc Thận. Trước đó, ông Nguyễn Khắc Thận được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy. Tiếp đó, HĐND tỉnh đã thực hiện quy trình bầu Chủ tịch UBND tỉnh, thay ông Nguyễn Khắc Thận. Kết quả, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh...

Vì sao cầu Chương Dương vẫn cấm ô tô trên 9 chỗ?

15/01/2025 | 13:54 TPO – Sở GTVT Hà Nội đã có phương án tổ chức giao thông theo hướng dỡ một phần “lệnh cấm” các loại ô tô kinh doanh trên 9 chỗ qua cầu Chương Dương. Tuy nhiên, từ hôm nay (15/1), chỉ có ô tô khách chở học sinh được đi qua,...

Việt Nam miễn thị thực cho 3 nước Ba Lan, Séc và Thụy Sỹ

Khách du lịch nước ngoài tham quan một địa điểm ở TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 11 ngày 15-1 về việc miễn thị thực theo chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025 cho công dân các nước: Cộng hoà Ba Lan, Cộng hòa Séc và Liên bang Thụy Sỹ. Theo nghị quyết, Chính phủ sẽ miễn thị thực cho công dân các nước: Cộng hòa...

Giờ nào cũng là ‘giờ cao điểm’

TPO – Khoảng 2 tuần trước Tết Nguyên đán 2025, các hoạt động kinh doanh vận tải diễn ra tấp nập. Lượng người đi mua sắm cũng tăng cao cũng khiến mật độ phương tiện gia tăng… 15/01/2025 | 15:26 TPO – Khoảng 2 tuần trước Tết Nguyên đán 2025, các hoạt động...

Thủ đô Hà Nội là cánh tay nối dài của đất nước trong công tác đối ngoại

Cụ thể là: Thúc đẩy các mối quan hệ đi vào chiều sâu, tiếp tục khai thác tốt các mối quan hệ song phương và đa phương đã được thiết lập; nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao...

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông thăm, tặng quà tết tại Sóc Sơn

Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND thành phố mong các bệnh binh là tấm gương sáng trong cộng đồng dân cư; giáo dục con cháu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của...

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thăm, tặng quà gia đình có công tại huyện Thường Tín và huyện Phú Xuyên

Còn tại xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã tới thăm, tặng quà gia đình ông Trần Thiện Thuật, sinh năm 1941, bị nhiễm chất độc hóa học...

Tin nổi bật

Tin mới nhất