Powered by Techcity

Tấm bản đồ hiện đại đầu tiên của Hà Nội

Đó là tấm bản đồ đầu tiên của Hà Nội được vẽ theo kích thước mét và ki lô mét. Đặc biệt, tấm bản đồ này do chính người Việt vẽ năm 1873, thời điểm trước khi đất nước rơi vào chế độ bảo hộ của chính quyền Pháp. 

Ông Phan Đình Nhân đang giải thích về tấm bản đồ Hà Nội xưa

Tấm bản đồ độc đáo ấy hiện nằm trong bộ sưu tầm cổ vật quý hiếm được gìn giữ cẩn thận bởi ông Phan Đình Nhân, một người say mê và hiểu biết về cổ vật nổi danh đất Hà thành.
Hà Nội thuở 15 cửa ô…
Thăng Long – Hà Nội thế kỷ 19 xưa còn đủ cả 15 cửa ô: ô Yên Phụ, ô Thuỵ Dương (ô Quán Thánh), ô Vạn Bảo (ô Cầu Giấy), ô Đồng Lầm (ô Kim Liên), ô Thịnh An (ô Cầu Dền), ô Lương Yên (ô Đống Mác), ô Cựu Lâu (ô Trường Tiền), ô Thương Chánh (ô Hàng Cau), ô Nghĩa Lập (ô Hàng Bạc), ô Ưu Nghĩa (ô Hàng Mắm), ô Nghĩa Dũng (ô Hàng Đậu), ô Nguyện Khiết (ô Yên Ninh), ô Yên Tỉnh (ô Hàng Than), ô Thanh Hà, ô Thịnh Quang. Ngày ấy, Hồ Tây và hồ Bảy mẫu có chim sâm cầm được thể hiện rõ trong bản đồ.
Trong ngôi biệt thự mang dáng dấp kiến trúc Pháp cổ kính nằm nép mình dưới những rặng cây lớn trên phố Trần Phú là vô số những món cổ vật quý hiếm.
Chủ nhân của ngôi biệt thự – ông Phan Đình Nhân – không chỉ là người mê đồ cổ nổi tiếng Hà thành, mà còn là người sáng lập ra Hội cổ vật Thăng Long, một trong các sân chơi của giới mê đồ cổ Thủ đô. Trong số những cổ vật quý hiếm thuộc hàng “có một không hai” ấy của ông Phan Đình Nhân, có tấm bản đồ xưa vẽ Hà Nội đủ 15 cửa ô. Đó là tấm bản đồ đầu tiên được vẽ bằng kích thước mét và km, do chính người Việt vẽ trong thời kỳ chủ quyền đất nước vẫn còn thuộc triều nhà Nguyễn. Bản đồ được lập vào năm 1873 do ông Phạm Đình Bách thực hiện và in bằng 3 ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Quốc ngữ. Chỉ vào năm sau khi tấm bản đồ được lập thì vào năm 1882 Pháp đánh chiếm Hà Nội, Hoàng Diệu tuẫn tiết, Hà Nội chính thức về tay thực dân Pháp.
Ngày nay người ta chỉ biết đến Hà Nội với 5 cửa ô nhưng tấm bản đồ quý ấy thể hiện đủ cả Hà Nội với 15 cửa ô. Thuở ấy, hồ Tây và hồ Bảy mẫu có chim sâm cầm được thể hiện rõ trong bản đồ. Trước đó, năm 1831 (năm Minh Mệnh thứ 12) cũng từng có bản đồ được lập với tên gọi “Hoài Đức phủ toàn đồ” với Hà Nội 16 cửa ô, do hai tác giả là Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến vẽ. Vị trí các sông, các hồ, đầm, các con đường thời ấy cũng được ghi chép và xác định một cách chính xác. Đó là tấm bản đồ hành chính đầu tiên về nội thành Hà Nội ngày nay nhưng cũng chỉ được vẽ theo phương pháp họa đồ mà thôi.
Ở tấm bản đồ năm 1873 – tấm bản đồ đầu tiên được vẽ theo kích thước mét và kilômét, mới có sự lý giải được vì sao thành Đại La được đổi tên thành Thăng Long. Sự lý giải ấy được thể hiện trên bản đồ với cả tọa độ rồng hiện lên trên sông Hồng như một nhân chứng trường tồn với thời gian chứng tích cho cái tên Thăng Long ngàn năm văn hiến. Ngày ấy, thành Thăng Long có đủ cả 3 miếu quan trọng là Văn Miếu, Võ Miếu và Y Miếu. Nhưng sau đó, chính quyền Pháp đã phá bỏ Võ Miếu để làm sân vận động Măng Gianh. Đau đáu với nỗi đau, niềm thương tiếc về sự biến mất của Võ Miếu, ông Nhân nói: “Võ Miếu là nơi thiêng liêng thể hiện cho khí phách dân tộc, chiến thắng giặc ngoại xâm vinh danh cho đất Việt. Chùa Một Cột đã được khôi phục lại từ năm 1955, còn Võ Miếu, một trong 3 miếu thiêng của Thăng Long thành đến nay vẫn chưa được phục hồi”.
Các đồ dùng thuộc văn phòng tứ bảo từ thời nhà Lý.
Bản in phụ với chú thích đầy đủ về các địa danh của Hà Nội.
Mũ quan triều Lê, như ý ngọc của quan, sắc phong vua Quang Trung, hốt quan, triện của quan…
Mũ quan triều Lê và dụng cụ tứ bảo 1.000 tuổi
Trong bộ sưu tầm độc đáo của ông Nhân còn có cả những cổ vật quý thuộc hàng Văn phòng tứ bảo (đồ dùng học tập xưa) được ông trưng bày cẩn thận trong một chiếc tủ kính nhiều tầng.
Tầng thứ nhất là các dụng cụ học tập của Nho sĩ thời xưa như bàn tính, ống quyển (đựng bài thi), sách bằng lá cây buông, chữ được viết bằng nhựa cây. Trong ngăn tủ quý còn có cuốn sách cổ chép kinh Phật bằng chữ Phạn trên miếng bìa được làm từ hai thanh tre to bản và cả cuốn sách bằng tre ghi lại binh pháp Tôn Tử.
Kế đến, ở tầng thứ hai bày bộ văn phòng tứ bảo quý hiếm 1.000 tuổi với đủ nghiên mực, thủy trì (đựng nước rửa bút), lọ gác bút hình tam sơn, chặn giấy con cóc, ống cắm bút hình búp măng đặc trưng của văn hóa dân gian Việt Nam. Thời nhà Lý, tôn giáo chịu ảnh hưởng chủ đạo của đạo Phật nên ngay cả họa tiết trên các đồ dùng thời đó cũng mang đậm đặc trưng của Phật giáo như nghiên mực được tạo dáng cánh sen, thủy trì cũng tạo theo dáng cánh sen. Cả thế giới nho học, tầm sư học đạo của nho sĩ Việt một thời dường như được tái hiện lại cả nơi đây.
Một bộ sưu tập đồ văn phòng tứ bảo thời xưa với đầy đủ các món đồ như vậy thật hiếm có, ít người có được. “Tôi phải mất hơn 20 năm mới có đủ bộ văn phòng tứ bảo này, lúc đầu chỉ có vài món đồ rồi sau săn lùng, tìm mua lại từng món đồ của những người chơi khác nhau, mới có đủ được”, ông Nhân kể. Ngoài bút, nghiên mực được 16 chú tễu nâng còn có cuốn sách giáo khoa bản khắc gỗ thị do những người thợ giỏi làng Liễu Chàng, Hải Dương khắc. Ấy là những đồ dùng văn phòng xuất hiện khi Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của nước ta được xây dựng. Phía trên cùng là tượng tân quan nhận sắc phong và những đồ dùng của một người đỗ đạt như ống đựng sắc phong của Vua Quang Trung, thẻ bài ngà, con triện của quan triều Nguyễn và cái hốt mà quan cầm khi vào triều chầu Vua từ thế kỷ 19. Đặc biệt, trong bộ sưu tầm cổ vật có giá trị cao về văn hóa dân tộc này còn có cả chiếc mũ quan từ đời nhà Lê. Ấy là những món cổ vật quý hiếm hoi còn sót lại.
Trong tâm tưởng lưu giữ những linh khí, cổ vật ngàn xưa của thành Thăng Long, ông Phan Đình Nhân còn lập một bàn thờ dân tộc trang trọng trong ngôi biệt thự cổ trên phố Trần Phú. Nơi ấy không chỉ có cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ mà còn có cả hoành phi, câu đối những câu nói bất hủ xuyên suốt từ Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ và cả câu thơ của Trần Quang Khải: “Thái bình tu nỗ lực, Vạn cổ thử giang san”…  Điều đặc biệt là những hoành phi, câu đối ấy đều được viết bằng chữ Nôm chứ không phải bằng chữ Hán như hoành phi, câu đối ta thường thấy. Nơi ấy còn có chiếc trống đồng trên 2.000 tuổi, dùi trống là một chiếc búa cán gỗ, đầu bọc cao su. Ông Nhân giải thích rằng, cao su lọc tạp âm rất tốt nên khi đánh vào trống đồng tiếng trống trầm hùng và vang xa như tiếng trống đồng từ ngàn xưa vọng lại. Ngày nay, người ta có thể đúc được chiếc trống có hình dáng giống hệt trống xưa nhưng khi đánh lên thì không thể nào có được cái âm vang trầm hùng của trống đồng cổ xưa.

Cùng chủ đề

Góp phần quảng bá văn hoá, vẻ đẹp Hà Nội

* Chọn ra mắt sản phẩm mới “Cô gái Hà Nội” vào dịp xuân mới Ất Tỵ, bạn muốn gửi gắm điều gì ở sản phẩm này?- MV (video ca nhạc) “Cô gái Hà Nội” lấy bối cảnh những...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi,

Với khí thế tấn công thần tốc, đánh tiêu diệt nhanh, bằng sức mạnh áp đảo, đêm mùng 4, rạng ngày mùng 5 tết Kỷ Dậu, đội quân Tây Sơn tấn công đồn Ngọc Hồi dưới sự đốc chiến...

Du lịch Hà Nội tưng bừng trong kỳ nghỉ Tết

Nhiều điểm đến thu hút kháchKỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay thời tiết thuận lợi, nắng nhẹ và ấm áp nên hoạt động du xuân, vui chơi Tết của người dân và du khách đã rộn ràng ngay...

Mã Nam ở Vườn thú Hà Nội

Trong hành trình khám phá thế giới động vật nơi đây, du khách sẽ không khỏi bất ngờ, thích thú bởi một “bé” hà mã có tên Mã Nam sinh ra tại Vườn thú Hà Nội luôn lũn cũn...

Ngày Xuân nói chuyện mừng thọ

Kính lão, trọng thọXuân Ất Tỵ này, cụ bà Nguyễn Thị Tít (thôn Đoài, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh) như được nhân lên niềm vui khi chính quyền xã tổ chức mừng đại thọ 100 tuổi tại UBND...

Cùng tác giả

Gói bánh chưng, lan tỏa nét văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam

Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” 2025 diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động hấp dẫn. Sáng 19.1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025. Theo ban tổ chức, đây là dịp để các thế hệ người Việt Nam thể hiện...

Chủ quán phở Michelin tiết lộ bí quyết gia truyền hơn 80 năm

Chủ quán phở Tư Lùn trong phố cổ Hà Nội tiết lộ công thức nấu phở đơn giản nhưng giữ trọn hương vị thơm ngon, chinh phục thực khách qua hàng chục năm. Nằm trên phố Ấu Triệu nhộn nhịp, phở Tư Lùn (phở Ấu Triệu) nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon, khác biệt với những quán phở khác tại Hà Nội. Không quảng cáo rầm rộ, quán vẫn đông nghịt khách. Thậm chí vào giờ cao điểm, thực khách phải xếp...

Phố ẩm thực Tống Duy Tân – Điểm đến thu hút khách du lịch tại Hà Nội

Sau khi được cải tạo, chỉnh trang, tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến khám phá ẩm thực Hà Nội. Tối 10/1, tại phố ẩm thực Tống Duy Tân, diễn ra Lễ khánh thành Dự án chỉnh trang tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - Ngõ Hàng Bông. Dự án Cải tạo, xây dựng cổng chào phố...

9 góc check in đẹp nhất ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sở hữu nhiều góc chụp ảnh đẹp không thể bỏ qua giữa không gian đương đại theo lối kiến trúc tối giản mà đầy ấn tượng. Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 11 năm 2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trở thành điểm đến hút đông đảo du khách tới tham quan. Mỗi ngày, đặc biệt vào hai ngày...

Ngôi nhà Di sản Mã Mây áp dụng thí điểm hệ thống vé điện tử

Từ ngày 02/1/2025, Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đưa vào vận hành thí điểm hệ thống vé điện tử “Trực tuyến - Liên thông - Đa phương thức”. Hệ thống do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) hỗ trợ triển khai tại các khu di tích, điểm tham quan. Ngôi nhà Di sản số 87 phố...

Cùng chuyên mục

Gói bánh chưng, lan tỏa nét văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam

Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” 2025 diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động hấp dẫn. Sáng 19.1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025. Theo ban tổ chức, đây là dịp để các thế hệ người Việt Nam thể hiện...

Chủ quán phở Michelin tiết lộ bí quyết gia truyền hơn 80 năm

Chủ quán phở Tư Lùn trong phố cổ Hà Nội tiết lộ công thức nấu phở đơn giản nhưng giữ trọn hương vị thơm ngon, chinh phục thực khách qua hàng chục năm. Nằm trên phố Ấu Triệu nhộn nhịp, phở Tư Lùn (phở Ấu Triệu) nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon, khác biệt với những quán phở khác tại Hà Nội. Không quảng cáo rầm rộ, quán vẫn đông nghịt khách. Thậm chí vào giờ cao điểm, thực khách phải xếp...

Phố ẩm thực Tống Duy Tân – Điểm đến thu hút khách du lịch tại Hà Nội

Sau khi được cải tạo, chỉnh trang, tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến khám phá ẩm thực Hà Nội. Tối 10/1, tại phố ẩm thực Tống Duy Tân, diễn ra Lễ khánh thành Dự án chỉnh trang tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - Ngõ Hàng Bông. Dự án Cải tạo, xây dựng cổng chào phố...

9 góc check in đẹp nhất ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sở hữu nhiều góc chụp ảnh đẹp không thể bỏ qua giữa không gian đương đại theo lối kiến trúc tối giản mà đầy ấn tượng. Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 11 năm 2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trở thành điểm đến hút đông đảo du khách tới tham quan. Mỗi ngày, đặc biệt vào hai ngày...

Ngôi nhà Di sản Mã Mây áp dụng thí điểm hệ thống vé điện tử

Từ ngày 02/1/2025, Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đưa vào vận hành thí điểm hệ thống vé điện tử “Trực tuyến - Liên thông - Đa phương thức”. Hệ thống do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) hỗ trợ triển khai tại các khu di tích, điểm tham quan. Ngôi nhà Di sản số 87 phố...

Số hóa di tích giúp quảng bá di sản, thúc đẩy du lịch

Hà Nội đang trong lộ trình chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực, trong đó, số hóa di tích là một trong những ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị. Số hóa còn đặc biệt có ý nghĩa trong quảng bá di sản, thúc đẩy du lịch. Nhiệm vụ này đang được các địa phương khẩn trương triển khai. Đến nay, có những quận, huyện, thị xã hoàn thành...

Du lịch Hà Nội khởi đầu ấn tượng từ đầu năm 2025

Tổng thu từ khách du lịch tại Hà Nội trong dịp Tết Dương lịch 2025 ước đạt 594 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Những kết quả khởi sắc ngày đầu năm mới là tiền đề để du lịch Hà Nội hướng tới mục tiêu cao hơn trong cả năm 2025. Ước tính kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm 2025, công suất sử dụng phòng bình quân khối khách sạn, căn hộ du lịch hạng 4-5 sao tại...

Đón khách nườm nượp, du lịch Hà Nội khởi sắc đầu năm 2025

Trong dịp Tết Dương lịch 2025, Hà Nội ước đón 160.000 lượt khách, doanh thu đạt khoảng 594 tỉ đồng, tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đón năm mới 2025 tại Hà Nội. Ảnh: Tô Thế Theo Sở Du lịch Hà Nội, ước tính khoảng 160.000 lượt khách, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 28.400 lượt khách, tăng 67%. Khách du lịch nội địa ước đạt...

Làng hương Quảng Phú Cầu – điểm check in đắt khách mùa Tết

Ghé làng hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) ngày cận Tết, du khách có thể thấy các sân phơi tăm hương rực rỡ sắc màu. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km về phía Nam, làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu có lịch sử làm tăm hương truyền thống suốt hơn một thế kỷ. Ngày nay, làng nghề làm tăm hương này đã trở thành một nơi lưu giữ nét văn hoá của làng quê đồng bằng Bắc...

2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây

Trong Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025, sự kiện mở màn cho Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội 2025, sẽ có màn trình diễn ánh sáng từ 2025 drone (thiết bị bay không người lái) kết hợp với âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng. Hình ảnh chim én và hoa mai, hoa đào đón xuân sang là một trong những hình ảnh sẽ được trình diễn bằng các thiết bị bay không người lái trong Chương trình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất