Powered by Techcity

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như giá cả hợp lý nên được nhiều người chọn làm quà biếu cho người thân, bạn bè.

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Các sản phẩm OCOP được bày bán nhiều tại các cửa hàng thực phẩm trên địa bàn.

Chị Nga, trú tại phường Nguyễn Du, Tp.Hà Tĩnh cho biết, năm nào, dịp Tết chị cũng chọn các sản phẩm OCOP của quê hương để gửi biếu người thân và bạn bè. Chị rất tin dùng các sản phẩm OCOP vì chất lượng, an toàn trong khâu sản xuất.

“Tôi vừa lựa chọn mua nem, chả, giò và nước mắm để đóng gửi về quê biếu ông bà. Tôi cũng đặt hàng cho gia đình để dùng dịp Tết. Qua nhiều năm sử dụng, gia đình tôi rất yêu thích các sản phẩm OCOP”, chị Hạnh, trú tại phường Thạch Linh chia sẻ.

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Cơ sở nước mắm OCOP Phú Khương tất bật dịp Tết.

Ghi nhận tại cơ sở sản xuất nước mắm OCOP Phú Khương (thôn Xuân Phú, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), những ngày này, cơ sở đang tốc lực sản xuất, đóng gói sản phẩm để xuất bán.

Bà Lê Thị Hương, chủ cơ sở cho biết, nước mắm của gia đình bà dự kiến dịp Tết năm nay xuất bán 250.000 lít. Hiện, cơ sở đã xuất bán được 150.000 lít. Để kịp phục vụ khách hàng dịp Tết, cơ sở bà đã phải thuê thêm 15 lao động, nâng tổng số lao động lên gần 40 người với tiền công mỗi ngày từ 250.000 đến 300.000 đồng.

“Chúng tôi chủ yếu xuất bán trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Nội. Dự kiến doanh thu dịp Tết nguyên đán Ất tỵ đạt 20 tỷ đồng”, bà Hương nói.

Theo chủ cơ sở nước mắm Phú Khương, sau 10 năm hoạt động và đạt được chứng nhận sản phẩm OCOP, lượng khách hàng tin dùng sản phẩm tăng lên theo thời gian nên hiện cơ sở bà có hàng trăm khách hàng thân thiết trên toàn quốc.

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Cơ sở bánh đa nem Nguyên Lâm (xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) phải thuê thêm nhân công để kịp làm hàng dịp Tết.

Tại cơ sở sản xuất nem chua Ý Bình (thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) những ngày cận Tết cũng tấp nập lao động, người ra vào mua bán, đóng hàng.

Chị Lê Thị Bình, chủ cơ sở cho hay, dự kiến dịp Tết, cơ sở của chị xuất bán khoảng 20 vạn nem, 20 tấn giò và hàng tấn các sản phẩm chả, ram… 

“Chúng tôi phải thuê thêm 10 lao động thời vụ để kịp sản xuất. Dự kiến doanh thu dịp Tết đạt 1 tỷ đồng”, chị Bình nói.

Theo ông Đặng Văn Thành, Giám đốc Sở Công Thương Hà Tĩnh, sau nhiều năm nỗ lực xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiện, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh ngày càng hoàn thiện bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tăng giá trị hàng hóa.

“Hằng năm, Sở Công Thương tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại có tính lan tỏa cao như: Hội chợ thương mại sản phẩm OCOP, Lễ Hội cam và sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh, Tuần lễ triển lãm sản phẩm đặc sản Hà Tĩnh tại Hà Nội… Đặc biệt, tập trung chuyển đổi số trong công tác xúc tiến thương mại, tổ chức triễn lãm trực tuyến sản phẩm OCOP Hà Tĩnh sử dụng công nghệ 3D thực tế ảo thu hút trên 10.000 lượt khách trong và ngoài nước truy cập; bên cạnh đó; hỗ trợ đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy tiêu thụ, quảng bá sản phẩm. Nhờ vậy, nhiều cơ sở có sản phẩm OCOP có doanh thu tăng cao, được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng; một số sản phẩm đã tiêu thụ tại thị trường nước ngoài, đã góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương”, Giám đốc Sở Công Thương nói.

nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/san-pham-ocop-ha-tinh-dat-hang-dip-tet-204250109103142483.htm

Cùng chủ đề

Đón khách nườm nượp, du lịch Hà Nội khởi sắc đầu năm 2025

Trong dịp Tết Dương lịch 2025, Hà Nội ước đón 160.000 lượt khách, doanh thu đạt khoảng 594 tỉ đồng, tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đón năm mới 2025 tại Hà Nội. Ảnh: Tô Thế Theo Sở Du lịch Hà Nội, ước tính khoảng 160.000 lượt khách, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 28.400 lượt khách, tăng 67%. Khách du lịch nội địa ước đạt...

Sức mua chậm, nhà vườn tăng bán online

Ngoài bán trực tiếp, nhiều nhà vườn trồng mai tại TP.HCM còn tăng livestream bán và “ship” tận nơi – Ảnh: N.TRÍ Theo nghề nhiều năm qua, ông Nguyễn Văn Hiền, chủ vườn lan Ngọc Hiền (TP Thủ Đức, TP.HCM), cho biết dù thương lái đã đặt cọc mua lan dendro và mokara để bán Tết đã tăng so với trước đó nhưng vẫn còn khá thấp so với cùng kỳ các năm trước, có thể giảm khoảng 40%. “Nhu cầu...

Chờ ‘chiếu dưới’ lại gây sốc, HLV Vũ Tiến Thành nói gì?

QUẢ NGỌT ĐẦU MÙA Thành công bước đầu của cả HAGL và đội Hà Tĩnh là kết quả của những sự chuẩn bị nghiêm túc, đầu tư hợp lý và biết phát huy nội lực. Nói đến đội bóng phố núi không thể không nhắc đến Giám đốc kỹ thuật Vũ Tiến Thành, người mùa này đã rút khỏi vai trò thuyền trưởng HAGL để nhường chỗ cho đàn em Lê Quang Trãi, nhưng dấu ấn để lại của ông...

Vietjet mở bán sớm 2,6 triệu vé tết 2025

Phục vụ người dân và du khách lên kế hoạch bay Tết Nguyên đán 2025, Vietjet mở bán sớm 2,6 triệu vé bay trong giai đoạn từ 15.1.2025 – 12.2.2025 (tức 16 tháng chạp năm Giáp Thìn đến ngày 15 tháng giêng năm Ất Tỵ). Theo đó, giá vé bay trên các chặng bay như TP.HCM đi Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Nha Trang, Đà Lạt… chỉ từ 890.000 đồng và 1,790 triệu đồng đối với các chặng bay...

Gần nửa đời người giữ gìn bánh nướng lợn ỉ truyền thống

Gần 40 năm nhào bột, nặn hình, ông Trương Hữu Ba - biệt danh Ba Giầu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chưa bao giờ vơi tình yêu với nghề làm bánh nướng lợn ỉ mùa Tết Trung thu. Mắt những chiếc bánh lợn ỉ làm bằng đỗ đen. Trong văn hóa Việt Nam, hình ảnh những chú lợn mang ý nghĩa về sự no ấm, nhàn nhã và sung túc. Ngày trước, Tết về, nhà nhà thường mua tặng nhau tranh Đông Hồ với...

Cùng tác giả

Vụ trưởng Giáo dục trung học: ‘Có học sinh đi học thêm chỉ nhằm không lạc lõng với bạn bè’

Một tiết học chính khóa tại Trường tiểu học Dịch Vọng (Hà Nội) – Ảnh: NAM TRẦN Ngày 30-12-2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm với nhiều điểm mới, nhằm khắc phục được những tồn tại trong hoạt động dạy thêm, học thêm thời gian qua. Vì sao Bộ GD-ĐT “siết” nhóm học sinh được học thêm trong trường? Lý giải việc thông tư về dạy thêm, học...

Làm thật tốt công tác chuẩn bị Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025-2030

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự và phát biểu chỉ đạo.Tham dự còn có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch...

Tổng Bí thư: Tìm bước đi mới tránh bẫy thu nhập trung bình, nguy cơ tụt hậu

Sáng 9/1, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi gặp mặt nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu và đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ các tỉnh, thành phố phía Nam. Sự kiện được tổ chức tại TPHCM, với sự tham dự của các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng...

Nhiều trường “hot” thông báo “khẩn”, xoay xở phương án

Các trường chờ chỉ đạo của Sở GDĐT sau Thông tư bỏ thi tuyển vào lớp 6 Chia sẻ với PV báo Dân Việt, ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp, nêu quan điểm, trường đang chờ hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GDĐT Hà Nội. “Chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định của Sở GDĐT, Bộ GDĐT trong công tác tuyển sinh. Về cơ bản, nhà trường luôn sẵn sàng các phương...

UBND thành phố Hà Nội xây dựng 380 nội dung công tác năm 2025

Theo đó, phương hướng, mục tiêu tổng quát của chương trình gồm quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trong nhận thức và hành động về “Kỷ nguyên mới, kỷ...

Cùng chuyên mục

Vụ trưởng Giáo dục trung học: ‘Có học sinh đi học thêm chỉ nhằm không lạc lõng với bạn bè’

Một tiết học chính khóa tại Trường tiểu học Dịch Vọng (Hà Nội) – Ảnh: NAM TRẦN Ngày 30-12-2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm với nhiều điểm mới, nhằm khắc phục được những tồn tại trong hoạt động dạy thêm, học thêm thời gian qua. Vì sao Bộ GD-ĐT “siết” nhóm học sinh được học thêm trong trường? Lý giải việc thông tư về dạy thêm, học...

Tổng Bí thư: Tìm bước đi mới tránh bẫy thu nhập trung bình, nguy cơ tụt hậu

Sáng 9/1, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi gặp mặt nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu và đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ các tỉnh, thành phố phía Nam. Sự kiện được tổ chức tại TPHCM, với sự tham dự của các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng...

Làm thật tốt công tác chuẩn bị Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025-2030

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự và phát biểu chỉ đạo.Tham dự còn có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch...

Nhiều trường “hot” thông báo “khẩn”, xoay xở phương án

Các trường chờ chỉ đạo của Sở GDĐT sau Thông tư bỏ thi tuyển vào lớp 6 Chia sẻ với PV báo Dân Việt, ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp, nêu quan điểm, trường đang chờ hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GDĐT Hà Nội. “Chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định của Sở GDĐT, Bộ GDĐT trong công tác tuyển sinh. Về cơ bản, nhà trường luôn sẵn sàng các phương...

UBND thành phố Hà Nội xây dựng 380 nội dung công tác năm 2025

Theo đó, phương hướng, mục tiêu tổng quát của chương trình gồm quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trong nhận thức và hành động về “Kỷ nguyên mới, kỷ...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (09/01): Ngang nhau

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền Bắc –...

Các nhà khoa học đề xuất 4 nhóm giải pháp đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Kỷ nguyên mới đặt ra những yêu cầu lịch sử đặc biệtPhát biểu đề dẫn tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội cho biết, từ...

Hà Nội cán đích sớm chương trình OCOP năm 2024

Hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch TP. Hà Nội đề ra từ đầu năm. Theo đánh giá của Hội đồng OCOP TP. Hà Nội, các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2024 tương đối đa dạng về chủng loại, phản ánh nét đặc trưng của...

Đô thị di sản’ Huế khoác áo mới

Từ ngày 1/1/2025, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam, đồng thời là thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của cả nước. Với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, Huế đã sẵn sàng vươn mình trở thành một đô thị xanh, hiện đại, đáng sống, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát...

Chuyện rồng ngàn năm ở Hoàng thành Thăng Long

Biểu tượng ở nơi “trung tâm của trung tâm” Có từ các thời trước đó nhưng hình tượng rồng đặc biệt xuất hiện nhiều từ khi có địa danh Thăng Long trong sử sách, khi Lý Công Uẩn có quyết định táo bạo dời đô từ động Hoa Lư thế hiểm đến vùng đất phía nam bên dòng sông lớn Nhĩ Hà. Đó là chỗ “ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất