Powered by Techcity

Quyền phải gắn với trách nhiệm

CHƯA TÍNH ĐẾN YẾU TỐ ĐẶC THÙ CỦA NHÀ GIÁO

Ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa, nơi vừa qua có huyện miền núi phải dừng một số môn học vì thiếu giáo viên (GV), chia sẻ: Thực trạng thừa, thiếu GV cục bộ ngày càng trầm trọng, một trong những nguyên nhân cơ bản là do các cơ quan quản lý giáo dục không được chủ động. Trong khi đó, quy định chung về tuyển dụng viên chức chưa thực sự phù hợp với hoạt động nghề nghiệp đặc thù của nhà giáo.

Ngành giáo dục được tuyển dụng giáo viên: Quyền phải gắn với trách nhiệm- Ảnh 1.

Giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục sẽ hạn chế những bất cập về tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ như hiện nay

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Cũng theo ông Thức, việc phân cấp công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập vì ở hầu hết các địa phương, cơ quan chuyên môn là phòng GD-ĐT không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng GV nên không thể chủ động trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học và không chủ động điều tiết được GV thừa, thiếu giữa các đơn vị hành chính trên địa bàn.

“Hệ quả của vấn đề này được thể hiện rõ trong việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức giám sát cho thấy địa phương không thể tuyển được GV, không thể tổ chức dạy một số môn học”, ông Thức nêu.

Đồng quan điểm, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, cho rằng nhà giáo và nghề dạy học có những đặc trưng riêng, khác biệt với viên chức của các ngành, lĩnh vực khác. Mục đích lao động sư phạm là phát triển phẩm chất năng lực người học, đối tượng lao động sư phạm là người học có nhân cách đang được hình thành và phát triển, sản phẩm lao động sư phạm là người học phát triển toàn diện…

RẤT CẦN THỰC HÀNH SƯ PHẠM TRONG TUYỂN DỤNG

Theo ông Thái Văn Thành, cần những quy định tuyển dụng phù hợp với tính chất đặc thù lao động sư phạm. Việc tuyển dụng chú trọng đến năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và đặc biệt là thực hành sư phạm. Điều đó bảo đảm cho việc tuyển dụng nhà giáo có chất lượng, phù hợp với vị trí việc làm, cơ cấu chuyên môn, môn học. Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được chủ trì trong quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng nhà giáo, điều này giúp cho cơ quan quản lý giáo dục chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Đồng thời, giải quyết được những tồn tại, bất cập về chất lượng, tình trạng thừa, thiếu GV cục bộ ở các địa phương như hiện nay.

Bà Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội), cho rằng: “Thực hành sư phạm, tức giảng bài là bước cuối và khâu quyết định để cơ quan tuyển dụng hiểu về kiến thức, năng lực sư phạm, khả năng truyền thụ, sự sáng tạo, nhiệt huyết, chữ viết, cảm xúc trong giọng nói, gương mặt của ứng viên. Đây đều là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một GV giỏi sau này”.

Bà Phan Thị Hằng Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Kim Ngọc (Vĩnh Phúc), khẳng định hình thức thực hành sư phạm là cách để đơn vị tuyển dụng có thể đánh giá không chỉ kiến thức chuyên môn, mà còn kỹ năng và khả năng vận dụng phương pháp dạy học vào thực tế của ứng viên. Tuy nhiên, cần xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá cụ thể, minh bạch, chứ không phải theo cảm tính của mỗi đơn vị tuyển dụng.

Thảo luận tại hội trường Quốc hội về dự thảo luật Nhà giáo mới đây, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (đoàn Lâm Đồng) cũng cho rằng việc tuyển dụng nhà giáo phải đảm bảo có thực hành sư phạm, nhằm lựa chọn những người có năng lực đáp ứng hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo… Một trong những điểm yếu của ngành giáo dục VN là quá nặng về lý thuyết, trong khi yếu về thực hành, thực tế, việc yêu cầu các giảng viên có kinh nghiệm thực tế sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn cho ngành giáo dục.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) nêu: “Quy định giao quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục rất quan trọng. Trong quá trình chúng tôi đi giám sát, khảo sát thì nghe cử tri nói rất nhiều về điều này. Trên thực tế, cả nước đang thiếu gần 114.000 GV, bên cạnh đó vẫn thừa 64.000 biên chế. Vậy, vấn đề không chỉ là do không có người mà là mất cân đối, thiếu đồng bộ, không nhất quán, không thấu hiểu trong quá trình tuyển dụng”.

Ngành giáo dục được tuyển dụng giáo viên: Quyền phải gắn với trách nhiệm- Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, việc tuyển dụng giáo viên cần chú trọng đến năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và đặc biệt là thực hành sư phạm

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

ĐỀ XUẤT TRƯỜNG TUYỂN GIÁO VIÊN, CƠ QUAN QUẢN LÝ GIÁM SÁT

Ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nam, nêu hình dung: Nếu được giao quyền chủ động trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo, ngành giáo dục sẽ có thể chủ động điều động GV từ cơ sở giáo dục này sang cơ sở giáo dục khác, từ huyện này sang huyện khác… Điều này sẽ tránh được bất cập như hiện nay, khi trong cùng một tỉnh, có huyện này thừa, huyện kia thiếu GV, nhưng ngành không điều động được, dẫn đến tình trạng thừa, thiếu cục bộ nhiều năm qua chưa được giải quyết triệt để.

Phát biểu tại một cuộc họp liên quan vấn đề này, ông Vừ A Bằng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, nêu nhiều bất cập trong công tác quản lý nhà nước về nhà giáo. Trong đó, ngành giáo dục được giao tổng biên chế trong khi thẩm quyền tuyển dụng lại thuộc cơ quan nội vụ. Sở GD-ĐT trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, viên chức GV và học sinh cấp THPT, các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn, các cấp học còn lại trực thuộc chức năng nhiệm vụ phòng GD-ĐT cấp huyện do UBND cấp huyện trực tiếp quản lý. Do đó, ngành giáo dục không chủ động được việc phân bổ, điều động, bố trí sử dụng (tuyển dụng, biệt phái…) biên chế GV, nhất là GV thuộc cấp học THCS, tiểu học, giáo dục mầm non để thực hiện nhiệm vụ hằng năm giữa các địa phương trong tỉnh.

Theo ông Bằng, điều này dẫn đến mâu thuẫn, mặc dù ngành giáo dục chịu trách nhiệm về chất lượng, nhưng lại không thể điều động hay luân chuyển được đội ngũ GV do thẩm quyền quản lý, cũng như các chính sách hiện hành. Do vậy, rất cần phân cấp quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo sự thống nhất trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo từ T.Ư đến địa phương.

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), nêu quan điểm: Khi cơ quan quản lý giáo dục được giao trách nhiệm, sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng GV, ngành giáo dục có thể xác định rõ ràng hơn nhu cầu, mục tiêu và các biện pháp cần thiết để phát triển đội ngũ nhà giáo theo hướng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của hệ thống giáo dục.

Bàn về quy định phân cấp quản lý nhà giáo, ông Vinh cho rằng cần thiết nhưng điều này cũng cần được nghiên cứu, đánh giá tác động thêm về năng lực của cơ quan quản lý nhà nước được giao trách nhiệm. Cần nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cơ sở giáo dục công lập chủ động tuyển dụng nhân sự nhà giáo với quan điểm phải gắn với trách nhiệm.

“Nếu không, sự quan liêu hành chính, tiêu cực trước đây rất có thể chuyển vai sang cơ quan quản lý giáo dục địa phương – cấp trên của trường học. Vì vậy, nên chăng để nhà trường tuyển GV và chịu trách nhiệm, còn cơ quan quản lý chỉ tham gia giám sát, lập quy hoạch tuyển dụng trên cơ sở nhu cầu của nhà trường”, TS Hoàng Ngọc Vinh nói.

Gia tăng yếu tố chuyên môn trong đào tạo và tuyển dụng

Trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Định hướng xây dựng luật là gia tăng yếu tố chuyên môn, yếu tố chất lượng trong cả việc đào tạo và tuyển dụng nhà giáo. Như vậy sẽ hướng đến việc quản lý chặt chẽ hơn, thực chất hơn và nhà giáo cảm thấy thoải mái hơn, tự do hơn trong hoạt động nghề nghiệp và có nhiều điều kiện để phát triển bản thân, đóng góp với nghề.

Nguồn: https://thanhnien.vn/nganh-giao-duc-duoc-tuyen-dung-giao-vien-quyen-phai-gan-voi-trach-nhiem-185241121212520864.htm

Cùng chủ đề

Giáo viên trường công lần đầu hưởng quy định thưởng Tết

Tết Ất Tỵ 2025, hơn 1 triệu giáo viên trường công lập trên cả nước có chung niềm vui khi theo quy định mới, họ sẽ nhận mức thưởng cao nhất được chi từ quỹ lương (khoảng 6 –...

Đối thoại về Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho Nhà giáo

Hội thảo là minh chứng cho cam kết chung của UNESCO và Bộ Giáo dục & Đào tạo trong việc thúc đẩy vai trò và vị thế của Nhà giáo thông qua khung chính sách và pháp lý tại...

Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tặng hoa chúc mừng cho các nhà giáo Thủ đô. (Ảnh: Nguyễn Hiếu) Ngành giáo dục Thủ đô đã làm tốt sứ mệnh của mình Sáng 12/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô, 42 năm...

Hà Giang khắc phục khó khăn bước vào năm học mới

Năm học này, ngành giáo dục tỉnh Hà Giang tiếp tục gặp nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất và tình trạng thiếu giáo viên. Do đó, trước thềm năm học mới, tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều giải pháp khắc phục nhằm bảo đảm công tác giảng dạy, học tập theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, từng bước thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Theo đó, đến...

Cùng tác giả

Ngày Xuân nói chuyện mừng thọ

Kính lão, trọng thọXuân Ất Tỵ này, cụ bà Nguyễn Thị Tít (thôn Đoài, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh) như được nhân lên niềm vui khi chính quyền xã tổ chức mừng đại thọ 100 tuổi tại UBND...

Gửi trọn niềm tin, đong đầy khát vọng

1. Nhìn lại 95 năm lịch sử dân tộc ta có Đảng, chúng ta tự hào về hành trình đã qua. Việt Nam không chỉ có tên trên bản đồ thế giới mà cơ đồ, tiềm lực, uy tín...

Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón 65.000 lượt khách trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tính riêng trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón 65.000 lượt...

Tự hào những “đại sứ” gìn giữ hòa bình

Quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, nữ quân nhân “mũ nồi xanh” đã góp phần quảng bá hình...

Du lịch làng nghề Phú Xuyên vượt thách thức, đón cơ hội mới

Anh Nguyễn Văn Hòa ở quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng với làng Cựu, nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính của những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi. Đặc biệt, đầu xuân ghé...

Cùng chuyên mục

Gửi trọn niềm tin, đong đầy khát vọng

1. Nhìn lại 95 năm lịch sử dân tộc ta có Đảng, chúng ta tự hào về hành trình đã qua. Việt Nam không chỉ có tên trên bản đồ thế giới mà cơ đồ, tiềm lực, uy tín...

Tự hào những “đại sứ” gìn giữ hòa bình

Quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, nữ quân nhân “mũ nồi xanh” đã góp phần quảng bá hình...

Thời điểm đòi hỏi bản lĩnh, trách nhiệm và phát huy niềm tự hào Hà Nội

Bảy định hướng lớn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộcTại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, diễn ra vào ngày 4-12-2024, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn...

MTTQ Việt Nam tiếp tục đổi mới, cùng đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Thứ ba, kế thừa và phát huy thành công của việc huy động nguồn lực xã hội làm nhà đại đoàn kết cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc,...

Quận Ba Đình dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Anh hùng liệt sĩ

Đoàn đại biểu đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm Bắc Sơn và dâng hương tưởng nhớ liệt tổ liệt tông tại Hoàng thành...

Sự bứt phá đi lên của Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng

Trong thành tựu chung của Thành phố Hà Nội, có sự đóng góp quan trọng của HĐND thành phố. HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục là điểm sáng, tiêu biểu trong hoạt động của HĐND các tỉnh, thành...

Nỗ lực hơn nữa để đất nước sánh vai các cường quốc năm châu

Chúng ta phải tập trung mọi nguồn lực để thực hiện Di chúc của Bác Hồ, đó là: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước...

Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Xuân Ất Tỵ 2025 đã về trên mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến. Nhân dịp đón xuân mới, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có bài viết "Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới". Báo Hànộimới trân trọng giới thiệu bài viết này...

Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ 2025 của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài

Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ 2025, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có Thư chúc Tết gửi đến đồng bào, đồng chí, cán bộ, chiến sỹ và những người con của Thủ đô trên khắp mọi miền đất nước và ở nước ngoài.Báo Hànộimới trân trọng giới thiệu toàn văn Thư chúc Tết của Bí thư Thành...

Tin nổi bật

Tin mới nhất