Powered by Techcity

Phục dựng không gian Ðiện Kính Thiên- thổi hồn sức sống di sản Hoàng Thành Thăng Long

Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Sự đồng thuận của UNESCO mở ra một giai đoạn mới trong phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long, với điểm nhấn là hạ giải một số hạng mục công trình để tiến tới phục dựng không gian Ðiện Kính Thiên.

Khẳng định giá trị của một di sản hiếm có

Hiếm có di sản nào mà những giá trị còn ẩn giấu thậm chí còn lớn hơn cả những giá trị đã biết như Hoàng thành Thăng Long. Bởi thế, nhiệm vụ vừa nghiên cứu, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị của khu di sản văn hóa thế giới này là hết sức đặc biệt.

Phục dựng không gian Ðiện Kính Thiên- thổi hồn sức sống di sản Hoàng Thành Thăng Long - Ảnh 1.

Hoàng thành Thăng Long không chỉ là trung tâm quyền lực quan trọng nhất của Ðại Việt qua nhiều thế kỷ, mà còn khẳng định nền kiến trúc, mỹ thuật Việt Nam độc đáo, giàu bản sắc, có tính liên tục qua các thời kỳ

Theo các tài liệu lịch sử, Hoàng thành Thăng Long không chỉ là trung tâm quyền lực quan trọng nhất của Ðại Việt qua nhiều thế kỷ, mà còn khẳng định nền kiến trúc, mỹ thuật Việt Nam độc đáo, giàu bản sắc, có tính liên tục qua các thời kỳ. Hoàng thành Thăng Long minh chứng cho hơn 10 thế kỷ giao lưu và ảnh hưởng văn hóa khắp châu Á. Ngày nay, các tầng văn hóa khảo cổ phản ánh những bước phát triển nối tiếp nhau của các triều đại đã trị vì. Hiếm có di sản nào trên thế giới thể hiện tính liên tục lâu dài như Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010. Đây là Hoàng cung của nhiều triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung Hưng. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi đánh bại quân Minh và buộc chúng phải rút về nước vào năm 1427, đến ngày 15 tháng 4 năm 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Thuận Thiên, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, ban bố đại xá thiên hạ.

Ngày 15 tháng Tám năm Đinh Hợi, niên hiệu Quang Thuận thứ 8 (1467) vua Lê Thánh Tông cho dựng lan can bằng đá ở điện Kính Thiên. PGS.TS. Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, nhận định: “Điện Kính Thiên thời Lê là công trình quan trọng nhất của kinh đô Thăng Long cả về quy hoạch kinh đô lẫn kiến trúc, nghệ thuật và tâm linh”.

Năm 1816, trước tình hình điện Kính Thiên bị xuống cấp, vua Gia Long đã cho hạ giải tòa điện Kính Thiên xuống, sau đó cho dựng cung Long Thiên trên nền điện Kính Thiên do nhà Lê xây dựng trước đó. Năm 1886, sau khi Pháp chiếm Hà Nội, điện Long Thiên bị phá hủy để xây tòa nhà của quân đội Pháp.

Sau khi Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, TP Hà Nội đã phối hợp các cơ quan thực hiện nghiêm túc 8 cam kết của Chính phủ với UNESCO, thực hiện nghiên cứu khoa học, bảo tồn sự an toàn của di sản, các giải pháp phát huy giá trị… Những cuộc khai quật giúp các nhà khoa học không chỉ khẳng định đây là trung tâm quyền lực quan trọng nhất của Ðại Việt qua nhiều thế kỷ, mà còn khẳng định nền kiến trúc, mỹ thuật Việt Nam độc đáo, giàu bản sắc, có tính liên tục qua các thời kỳ.

Các nhà khoa học khẳng định, bảo tồn di sản không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc của di tích – di vật và đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức, chuyên gia quốc tế và Việt Nam… Những vấn đề về phát huy giá trị di sản, nghiên cứu xây dựng bảo tàng tại chỗ và đưa giáo dục di sản trở thành một trong những mục tiêu ưu tiên trong giai đoạn kế tiếp. Cùng với việc Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng đạo, tiến tới khôi phục không gian và chính điện Kính Thiên – vốn được nhiều chuyên gia, nhà khoa học bàn thảo trong những năm gần đây.

Điện Kính Thiên là tòa điện thiết triều, nằm chính giữa trung tâm Cấm thành của kinh đô Thăng Long thời Lê sơ. Trải qua hơn 388 năm tồn tại, năm 1816 vua Gia Long cho xây dựng cung điện mới ngay tại nền điện Kính Thiên để làm hành cung cho các vua nhà Nguyễn mỗi khi tuần du ra Bắc. Năm 1886, sau khi Pháp chiếm Hà Nội, điện Long Thiên bị phá hủy để xây tòa nhà của quân đội Pháp. Dấu tích của điện Kính Thiên còn lại trên mặt đất ngày nay chính là thềm bậc đá chạm rồng.

Từ năm 2011 đến nay, đã có hàng chục cuộc khai quật khảo cổ diễn ra xung quanh Điện Kính Thiên, đã cung cấp thêm nhiều tư liệu khoa học tin cậy cho việc nghiên cứu phục dựng hình thái kiến trúc cung điện thời Lê sơ, đặc biệt là tòa chính Điện Kính Thiên. Dựa trên các nguồn tư liệu tin cậy của khảo cổ học, Viện Nghiên cứu Kinh thành (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã từng bước nghiên cứu giải mã hệ khung giá đỡ mái, hình thái bộ mái, các loại ngói lợp mái, mặt bằng nền móng và đã phục dựng 3D hình thái kiến trúc Điện Kính Thiên của Hoàng thành Thăng Long.

Các nhà khảo cổ học đã tìm ra những tư liệu tin cậy và xác thực chứng minh rằng kiến trúc điện Kính Thiên thuộc loại kiến trúc đấu củng. Bộ mái của kiến trúc điện Kính Thiên thời Lê sơ là công trình “nghệ thuật mái nhà” đặc sắc. Đây là chìa khóa quan trọng cho hành trình nghiên cứu giải mã bí ẩn về hình thái kiến trúc điện Kính Thiên.

Phục dựng không gian Ðiện Kính Thiên- thổi hồn sức sống di sản Hoàng Thành Thăng Long - Ảnh 2.
Phục dựng không gian Ðiện Kính Thiên- thổi hồn sức sống di sản Hoàng Thành Thăng Long - Ảnh 3.

Các lớp kiến trúc của nhiều thời kỳ lịch sử phong kiến Việt Nam được khai quật tại Hoàng Thành

Phục dựng để duy trì sức sống của di sản

PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia khẳng định, dự án bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long và phục hồi điện Kính Thiên được UNESCO đánh giá cao vì đi đúng xu thế bảo tồn di sản văn hóa của UNESCO, được nêu rõ trong những văn bản hướng dẫn thực hiện công ước năm 1972.

“Dự án phục hồi chính điện Kính Thiên phải trả lời được câu hỏi tại sao cần hạ giải tòa nhà Cục tác chiến (Bộ Tổng Tham mưu của QĐNDVN trong kháng chiến chống Mỹ). Chúng ta không hạ giải bằng cách đập phá, tháo gỡ bình thường mà đã nghiên cứu, theo dữ liệu khoa học trước và trong quá trình hạ giải theo nguyên tắc, yêu cầu đã đặt ra”, PGS.TS Đặng Văn Bài nói.

Tuy nhiên, công tác phục dựng không thể nặng về phỏng đoán mà cần nghiên cứu cẩn thận và hệ thống hóa một cách khoa học các tư liệu lịch sử. Kết quả phục dựng điện Kính Thiên phải hướng tới làm rõ công năng, thổi hồn cho di sản. “Kết quả khảo cổ và các di vật lịch sử chỉ cho phép ta mường tượng về lớp vỏ kiến trúc. Nội thất, công năng của công trình và những bản chất sinh hoạt cung đình, hoàng gia, lễ hội truyền thống,… cần được tìm hiểu kỹ. Nghiên cứu những di sản phi vật thể đó mới giúp chúng ta có một công trình phục hồi ý nghĩa”, PGS.TS Đặng Văn Bài nói.

Phục dựng không gian Ðiện Kính Thiên- thổi hồn sức sống di sản Hoàng Thành Thăng Long - Ảnh 4.
Phục dựng không gian Ðiện Kính Thiên- thổi hồn sức sống di sản Hoàng Thành Thăng Long - Ảnh 5.

Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Ông Đặng Văn Bài đề xuất diễn giải di sản văn hóa, kết hợp truyền thông bằng công nghệ hiện đại. Ý tưởng về bảo tàng hoàng cung cũng được đề cập, góp phần thể hiện cả danh sách tư liệu vật thể, phi vật thể.

Sau khi phục dựng điện Kính Thiên, du khách đến Hoàng thành Thăng Long có cơ hội hình dung về quần thể kiến trúc của trung tâm quyền lực trải qua nhiều triều đại, hiểu thêm về lịch sử. Bởi thế, các phế tích kiến trúc càng cần sự diễn giải, kết hợp trưng bày bổ sung để duy trì giá trị, thổi hồn sức sống của di sản./.

Nguồn: https://toquoc.vn/phuc-dung-khong-gian-ien-kinh-thien-thoi-hon-suc-song-di-san-hoang-thanh-thang-long-20241003105440559.htm

Cùng chủ đề

Việt Nam – Hình mẫu của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới

[Ủy ban Di sản Thế giới ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay   Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi...

Cùng tác giả

Nửa triệu đồng một quả bưởi “tiến Vua” vẫn không đủ bán, nhà vườn tiết lộ lý do

Thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh (Hà Nội) được coi là địa phương duy nhất tại Hà Nội có giống bưởi đỏ “tiến Vua” độc đáo. Điều đặc biệt, quả bưởi đỏ rất lạ và đặc sắc. Khi còn non thì có màu xanh, khi già có màu vàng, tới lúc chín sẽ chuyển sang một màu đỏ căng mịn trông rất đẹp mắt. Bên trong quả bưởi, tép bưởi có màu hồng đào, múi nào múi nấy căng...

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam tiếp sức cho đội tuyển Việt Nam

Để động viên tinh thần đội tuyển Việt Nam trước trận Chung kết lượt đi, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) sẽ thưởng 2 tỷ đồng nếu đội giành chiến thắng trên sân Việt Trì, Phú Thọ tối nay. Hoàng Đức (đại sứ thương hiệu LPBank) đi bóng đẳng cấp để kiến tạo cho Xuân Son ghi bàn tại AFF Cup Đây là thông tin được Chủ tịch Hội đồng quản trị LPBank – Nguyễn Đức Thụy chia sẻ nhằm...

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vào Top 25 công viên quốc gia thế giới

(LĐ online) – Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) được du khách toàn thế giới bình chọn và đứng thứ 15 trong Top 25 công viên quốc gia tốt nhất thế giới. Động Phong Nha   Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003 và được UNESCO công nhận lần...

“Đặc sản” của cờ vua Hà Nội vào hệ thống thi đấu quốc gia

Giải cờ vua Đại kiện tướng – Kiện tướng quốc tế Hà Nội trong thời gian qua đã được xem là “đặc sản” của cờ vua Hà Nội. Hà Nội cũng là đơn vị đi đầu trong làng cờ...

Tình yêu say đắm với hội họa và quê hương

Trong phần lớn tác phẩm của Công Quốc Hà, đề tài nổi bật luôn là về Thủ đô, đặc biệt là thiếu nữ Hà thành và phố Hà Nội. Chính tình yêu sâu sắc đó đã làm nên thương...

Cùng chuyên mục

Nửa triệu đồng một quả bưởi “tiến Vua” vẫn không đủ bán, nhà vườn tiết lộ lý do

Thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh (Hà Nội) được coi là địa phương duy nhất tại Hà Nội có giống bưởi đỏ “tiến Vua” độc đáo. Điều đặc biệt, quả bưởi đỏ rất lạ và đặc sắc. Khi còn non thì có màu xanh, khi già có màu vàng, tới lúc chín sẽ chuyển sang một màu đỏ căng mịn trông rất đẹp mắt. Bên trong quả bưởi, tép bưởi có màu hồng đào, múi nào múi nấy căng...

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam tiếp sức cho đội tuyển Việt Nam

Để động viên tinh thần đội tuyển Việt Nam trước trận Chung kết lượt đi, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) sẽ thưởng 2 tỷ đồng nếu đội giành chiến thắng trên sân Việt Trì, Phú Thọ tối nay. Hoàng Đức (đại sứ thương hiệu LPBank) đi bóng đẳng cấp để kiến tạo cho Xuân Son ghi bàn tại AFF Cup Đây là thông tin được Chủ tịch Hội đồng quản trị LPBank – Nguyễn Đức Thụy chia sẻ nhằm...

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vào Top 25 công viên quốc gia thế giới

(LĐ online) – Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) được du khách toàn thế giới bình chọn và đứng thứ 15 trong Top 25 công viên quốc gia tốt nhất thế giới. Động Phong Nha   Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003 và được UNESCO công nhận lần...

6 phường mới của quận Đống Đa hoạt động thông suốt từ giờ đầu

Anh Nguyễn Phương Việt trước đây là công dân phường Ngã Tư Sở, nay trở thành công dân phường Thịnh Quang đến làm thủ tục tử tuất cho người thân cho biết: “Tôi thấy các cán bộ ở đây...

Hố thiêng Chăm ngàn năm tuổi

Rất nhiều hiện vật văn hóa Chămpa độc đáo, có niên đại ngàn năm tuổi được phát hiện tại làng cổ Phong Lệ – TP Đà Nẵng, hé lộ nhiều bí ẩn của những dòng chảy văn hóa qua vùng đất miền Trung Việc khai quật khu di tích khảo cổ Phong Lệ đến thật tình cờ khi vào tháng 3-2011, một người dân làm nhà phát hiện những hiện vật Chămpa. Sự việc được báo lên chính quyền và...

THACO đồng hành cùng giải thưởng Vô lăng vàng 2024

Ngày 27/12, tại Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Báo Giao thông tổ chức Lễ trao giải thưởng Vô lăng vàng lần thứ 12 năm 2024 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông”. THACO là nhà tài trợ của chương trình. Vô lăng vàng là giải thưởng cấp quốc gia được tổ chức thường niên, nhằm biểu dương những đơn vị kinh doanh vận tải, lái...

Thánh địa Mỹ Sơn thu hút du khách ưa khám phá

 Thánh địa Mỹ Sơn. “Giáo viên của tôi là một nhà nhân chủng học từng sống một năm rưỡi ở Việt Nam. Những chia sẻ của thầy về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam đã thực sự truyền cảm hứng để tôi tìm hiểu sâu hơn về đất nước các bạn. Và như bạn thấy đấy, tôi đã có mặt ở đây, tại di tích Thánh địa Mỹ Sơn”, đó là chia sẻ của chị Borbala Banya,...

Đi workshop ‘chữa lành’ ngon, bổ, rẻ

Học viên học đan len trong workshop của chị em Linh Đan và Khánh Hà để tặng trẻ vùng cao – Ảnh: N.SANG Hiện nay có nhiều workshop hướng dẫn bạn trẻ làm đồ thủ công, trang trí, vẽ tranh… Với chi phí chỉ từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng/lần và được đem sản phẩm về, đây là một cách để bạn trẻ xả stress, “chữa lành” hơn là nằm nhà lướt điện thoại. Nào mình cùng trồng một...

Thành nhà Hồ: Điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất xứ Thanh

Lịch sử hình thành của Thành nhà Hồ Thành Nhà Hồ, được xây dựng năm 1397 theo lệnh của Hồ Quý Ly – Phụ chính Thái sư nhiếp chính nhà Trần, là một công trình kiến trúc lịch sử nổi bật. Xây dựng chỉ trong vòng 3 tháng, từ tháng giêng đến tháng ba, thành nhà Hồ này đã nhanh chóng trở thành kinh đô mới của đất nước, thay thế Thăng Long (Hà Nội). Khu di tích Thành Nhà...

Tin nổi bật

Tin mới nhất