Powered by Techcity

Phủ Chủ tịch ‘khoác chiếc áo’ ánh sáng mới

Giống như “viên ngọc sáng” trong đêm, Phủ Chủ tịch sau khi lắp hệ thống chiếu sáng mới như “khoác chiếc áo mới” đặc biệt trong dịp chuẩn bị kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9.

Khi Hà Nội bước vào màn đêm cũng là lúc nhiều điểm di tích, công trình tỏa sáng với hệ thống chiếu sáng rực rỡ tạo nên cảnh tuyệt đẹp. Những ngày tháng 8 lịch sử, người dân và du khách qua đường Hùng Vương ấn tượng trước khung cảnh Phủ Chủ tịch mỗi buổi tối được trang hoàng bằng hệ thống chiếu sáng mới.

Nhìn từ xa, Phủ Chủ tịch như “một viên ngọc sáng” tô điểm thêm cảnh quan khu chính trị Ba Đình. Không kể ban ngày, mỗi tối có hàng trăm lượt người dân, du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng, chụp ảnh Phủ Chủ tịch nổi bật trong đêm.

Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, 70 năm Giải phóng Thủ đô, Văn phòng Chủ tịch nước đã trang hoàng Phủ Chủ tịch bằng hệ thống ánh sáng mới. Sau 36 giờ lắp đặt, hệ thống đèn chiếu sáng chính thức được đưa vào vận hành từ ngày 26/8.

Với kiến trúc tòa nhà kiểu Pháp, hệ thống chiếu sáng mới sử dụng đèn hắt sáng vàng vẫn giữ nguyên màu sắc tòa nhà vào buổi tối nhưng vẫn làm nổi bật họa tiết, hoa văn, bố cục tòa nhà. Hệ thống chiếu sáng mới cũng mang tính nghệ thuật cao hơn, dù đứng từ xa vẫn có thể nhận thấy chi tiết, hoa văn và đường nét được chế tác tỉ mỉ đến từng góc cạnh.

Dù trong buổi tối nhưng Quốc huy, hoa văn tòa nhà khi được chiếu sáng hiện lên nổi bật, rõ nét.

Cùng với đó là tiểu cảnh, cây xanh trong khuôn viên Phủ Chủ tịch cũng được sử dụng hệ thống đèn ánh sáng trắng hắt lên từ đó giúp làm nền cho tòa nhà chính. Hệ thống chiếu sáng này được vận hành từ 18h30 đến 23h mỗi tối và chỉ được sử dụng trong các dịp đặc biệt, trọng đại của đất nước.

Sau khi đưa vào sử dụng, các lãnh đạo cấp cao, cán bộ, công nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước và người dân cảm nhận Phủ Chủ tịch như “khoác một tấm áo ánh sáng mới” trang trọng nhưng cũng rất tinh tế và gần gũi.

Phủ Chủ tịch là nơi làm việc của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và những hoạt động quan trọng của Đảng và Nhà nước ta vẫn được tiến hành trọng thể ở đây.

Phủ Chủ tịch cùng với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tòa nhà Quốc hội và các điểm di tích khác xung quanh trở thành điểm tham quan không thể thiếu với đồng bào, chiến sĩ và du khách quốc tế mỗi khi thăm Thủ đô.

Nhìn lại lịch sử, ngày 10/10/1954, Hà Nội được giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ, Trung ương Đảng từ chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô. Theo giới thiệu của Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trước kia đây là Phủ Toàn quyền, nhưng việc xây dựng nên công trình kiến trúc này là bàn tay của những người thợ Việt Nam. Bây giờ nhân dân được tự do, đất nước được độc lập, quyền làm chủ toà nhà phải thuộc về nhân dân”.

Người đề nghị sử dụng toà nhà làm nơi làm việc và tiếp khách của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam. Từ đó toà nhà được gọi là Phủ Chủ tịch.

Phủ Chủ tịch trở thành một trong những di tích lưu niệm về Người được Nhà nước xếp hạng là di tích đặc biệt quan trọng. Hiện nay, tòa nhà này là nơi làm việc của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước, những hoạt động đối nội, đối ngoại có ý nghĩa quan trọng của Đảng và Nhà nước ta vẫn được tiến hành trọng thể ở đây.

Vietnamnet.vn

Nguồn:https://vietnamnet.vn/phu-chu-tich-khoac-chiec-ao-anh-sang-moi-2316553.html

 

Cùng chủ đề

Địa chỉ đỏ phát huy giá trị lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút đông đảo du khách, đặc biệt nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024). Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là "địa chỉ đỏ" thu hút người dân và du khách trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Thanh Hải Những ngày này, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đón...

Hà Nội: Khách bất ngờ quán cà phê có ly nước vị bún chả, thịt trâu gác bếp

Theo quan sát của phóng viên Dân trí, đa phần khách tới quán đều là giới trẻ đến giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc. Quán mở cửa từ 16h, tấp nập nhất là sau khoảng từ 21h đến đêm muộn. Chị Dương Quách Tú Linh (27 tuổi), người sáng lập quán Mê chia sẻ, cô là một du học sinh, từng có cơ hội trải nghiệm các nền văn hóa trên thế giới. Vì thế, Linh muốn đem những món...

Nam shipper gây sốt khi nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm nhất đại học, Nhàn đi làm phục vụ bàn ở các nhà hàng ăn uống. Cuối năm thứ 3, cậu...

Hà Nội bắn pháo hoa cả Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025

Chiều 20/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chủ trì phiên họp trực tuyến với các quận, huyện một số nội dung quan trọng, trong đó có triển khai kế hoạch của Thành ủy về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo báo cáo của Hà Nội, thành phố đã ban hành kế hoạch về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ...

Học cả chuyên Ngoại ngữ và Nhạc viện, nữ sinh giành học bổng Mỹ 8,6 tỷ đồng

Lê Hoàng Tiên, học sinh lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Hà Nội) vừa nhận tin trúng tuyển vào Vassar College, ngôi trường xếp thứ 12 đại học khai phóng của Mỹ. Mức hỗ trợ tài chính Tiên nhận được khoảng 8,6 tỷ đồng trong 4 năm, bao gồm toàn bộ học phí và một phần chi phí sinh hoạt. “Trong đợt tuyển sớm, em nộp khoảng 8 trường, nhưng đây là ngôi trường đầu tiên thông...

Cùng tác giả

Chủ nhân của 5 sản phẩm thêu tay OCOP và tâm huyết gìn giữ nghề

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng- Giám đốc Hợp tác xã thêu tay Mỹ Đức (trái) giới thiệu cách thêu. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Thế rồi quãng hơn 20 năm trước nghề thêu tay ở đây dần bị mai một. Thị trường tiêu thụ khó khăn, việc làm ít, thu nhập bấp bênh nên đa số người dân Đồng Tâm không thể trụ lại với nghề thêu. Chị Nguyễn Thị Hằng tâm sự: “Em biết cầm kim trước khi biết cầm bút...

Triển khai thi hành Luật Thủ đô từ 1-1-2025

Để bảo đảm việc triển khai Luật Thủ đô hiệu quả, kịp thời và đúng tiến độ, kể từ ngày 1-1-2025 - ngày Luật Thủ đô chính thức có hiệu lực, đối với công tác xây dựng các văn...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Hà Nội: Khách bất ngờ quán cà phê có ly nước vị bún chả, thịt trâu gác bếp

Theo quan sát của phóng viên Dân trí, đa phần khách tới quán đều là giới trẻ đến giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc. Quán mở cửa từ 16h, tấp nập nhất là sau khoảng từ 21h đến đêm muộn. Chị Dương Quách Tú Linh (27 tuổi), người sáng lập quán Mê chia sẻ, cô là một du học sinh, từng có cơ hội trải nghiệm các nền văn hóa trên thế giới. Vì thế, Linh muốn đem những món...

Tinh gọn bộ máy đi đôi với bố trí đúng người, đúng việc

Trao đổi với Báo Hànộimới, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị - người cách đây 16 năm từng “đứng mũi chịu sào” cuộc sắp xếp cán bộ khi hợp...

Cùng chuyên mục

Khách trầm trồ với dàn vũ khí tối tân ở triển lãm quốc phòng

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng vạn du khách đến chiêm ngưỡng những vũ khí, khí tài tân tiến của Việt Nam và quốc tế. Hôm nay 21.12 là ngày đầu tiên Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đón nhân dân tham quan tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Từ sáng sớm hàng nghìn người đã có mặt ở cổng vào, xếp hàng đợi tới giờ mở cửa. Ảnh: Hải Nguyễn Tâm...

Triển lãm Quốc phòng có thể mở cửa tham quan thêm ngày 23.12

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có thể kéo dài thời gian đón khách tham quan một số gian hàng, thay vì đến hết ngày 22.12 như kế hoạch ban đầu. Bệ phóng SP73-VT được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Ảnh: Hải Nguyễn Theo nguồn tin riêng của Lao Động, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có thể đón nhân dân tham quan một số gian hàng đến hết 23.12. Năm nay,...

Chủ nhân của 5 sản phẩm thêu tay OCOP và tâm huyết gìn giữ nghề

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng- Giám đốc Hợp tác xã thêu tay Mỹ Đức (trái) giới thiệu cách thêu. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Thế rồi quãng hơn 20 năm trước nghề thêu tay ở đây dần bị mai một. Thị trường tiêu thụ khó khăn, việc làm ít, thu nhập bấp bênh nên đa số người dân Đồng Tâm không thể trụ lại với nghề thêu. Chị Nguyễn Thị Hằng tâm sự: “Em biết cầm kim trước khi biết cầm bút...

Địa chỉ đỏ phát huy giá trị lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút đông đảo du khách, đặc biệt nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024). Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là "địa chỉ đỏ" thu hút người dân và du khách trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Thanh Hải Những ngày này, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đón...

Triển khai thi hành Luật Thủ đô từ 1-1-2025

Để bảo đảm việc triển khai Luật Thủ đô hiệu quả, kịp thời và đúng tiến độ, kể từ ngày 1-1-2025 - ngày Luật Thủ đô chính thức có hiệu lực, đối với công tác xây dựng các văn...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Hà Nội: Khách bất ngờ quán cà phê có ly nước vị bún chả, thịt trâu gác bếp

Theo quan sát của phóng viên Dân trí, đa phần khách tới quán đều là giới trẻ đến giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc. Quán mở cửa từ 16h, tấp nập nhất là sau khoảng từ 21h đến đêm muộn. Chị Dương Quách Tú Linh (27 tuổi), người sáng lập quán Mê chia sẻ, cô là một du học sinh, từng có cơ hội trải nghiệm các nền văn hóa trên thế giới. Vì thế, Linh muốn đem những món...

Tinh gọn bộ máy đi đôi với bố trí đúng người, đúng việc

Trao đổi với Báo Hànộimới, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị - người cách đây 16 năm từng “đứng mũi chịu sào” cuộc sắp xếp cán bộ khi hợp...

Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Chiều ngày 22/12 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra buổi ra mắt mạng xã hội Xintel do công ty Pi Gaming công bố. Phần giao lưu tại họp báo ra mắt mạng xã hội Xintel, ngày 22/12. (Ảnh: BTC) Ông Hoàng Quốc Hòa – Giám đốc Trung tâm thông tin du lịch Việt Nam cho biết, hiện nay công tác chuyển đổi số ngành du lịch là một trong những trọng tâm trong việc phát...

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ QĐND Việt Nam

(Bqp.vn) – Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ QĐND Việt Nam. Các đại biểu dự khai mạc triển lãm. Dự khai mạc triển lãm có các đồng chí: Đại tướng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất