Powered by Techcity

Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam-Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng và xác định phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Những năm gần đây, quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Trung Quốc không ngừng được củng cố và tăng cường. Giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp diễn ra thường xuyên với hình thức linh hoạt, hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư tăng trưởng tích cực và liên tiếp đạt kỷ lục mới.

Chính vì vậy, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường sẽ tạo thêm nhiều cơ hội để tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Duy trì tăng trưởng

Nhận định từ các chuyên gia cho thấy trong năm 2024, Việt Nam và Trung Quốc đang cùng các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán nâng cấp FTA ASEAN-Trung Quốc phiên bản 3.0 nhằm mở ra nhiều hơn nữa cơ hội kinh tế, thương mại cho các nước trong khu vực nói chung và hai nước nói riêng. Đặc biệt, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với đà tăng trưởng thương mại song phương trong khoảng 10 năm gần đây đều ở mức 2 con số.

Với nhiều lợi thế trong hợp tác kinh tế thương mại, nhiều năm qua, trao đổi thương mại giữa Việt Nam-Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định và bền vững. Trong 9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 148,6 tỷ USD; trong đó, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt 43,6 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 105 tỷ USD, tăng 32,5%.

Từ nay đến hết năm 2024, với đà cải thiện mạnh mẽ về thương mại trong nửa đầu năm, dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc có thể tiến sát mốc 200 tỷ USD.

ttxvn_xuat khau hang snag Trung quoc.jpg
Các phương tiện chở quả vải tươi chờ làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)

Hiện tại, hai bên đang tích cực thúc đẩy “kết nối cứng” giữa hai nước về đường sắt, đường bộ cao tốc, kết cấu hạ tầng cửa khẩu; nâng cấp “kết nối mềm” về hải quan thông minh, cửa khẩu thông minh nhằm tạo thuận lợi và nâng cao hơn nữa giao lưu thương mại giữa hai bên.

Về đầu tư, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án FDI đầu tư mới vào Việt Nam (chiếm 29,3%) và đứng thứ hai với vốn đầu tư 3,2 tỷ USD (chiếm 13% tổng vốn đầu tư). Hai bên cũng tích cực phối hợp từng bước tháo gỡ giải quyết vướng mắc tồn đọng trong một số dự án hợp tác kinh tế trước đây, tạo không khí tích cực cho các dự án hợp tác mới giữa hai nước.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, nhận định Trung Quốc là thị trường lớn với 1,4 tỷ dân, sức mua lớn. Đây là thị trường hấp dẫn với không chỉ hàng hóa Việt Nam mà còn là hàng hoá của nhiều quốc gia khác với tốc độ nhập khẩu lớn đối với nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử, nông lâm thủy sản… Tuy nhiên, Trung Quốc ngày càng đòi hỏi cao về tiêu chuẩn như mã số vùng trồng, mã đóng gói, tiêu chuẩn xuất khẩu…

Bên cạnh đó, Việt Nam nhập khẩu rất nhiều hàng hóa từ Trung Quốc đa phần là nguyên phụ liệu sản xuất nên không đáng lo. Cùng đó, Việt Nam cũng nhập khẩu rất nhiều nông sản, hàng tiêu dùng từ Trung Quốc nên phải nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá nội địa để gia tăng xuất khẩu sang thị trường này giúp giảm bớt thâm hụt, tiến tới cân bằng cán cân thương mại.

Ngoài ra, hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều khung khổ hội nhập như FTA ASEAN-Trung Quốc, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… Thế nhưng, khả năng tận dụng của Việt Nam chỉ khoảng 30-40%. Hơn nữa, thương mại điện tử xuyên biên giới được Trung Quốc tận dụng tương đối tốt để đưa hàng hóa sang Việt Nam.

Ngược lại, Việt Nam chưa tận dụng tốt ưu thế này nên cần nỗ lực tận dụng, xây dựng các kho hàng lớn ở biên giới nhằm đưa hàng vào sâu thị trường Trung Quốc.

Khai thác lợi thế

Tại Kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam-Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đề xuất phía Việt Nam tăng cường hợp tác đầu tư và chuỗi cung ứng; chú trọng triển khai các văn kiện hợp tác đầu tư và sáng kiến kinh tế số-phát triển xanh đã được hai bên thống nhất. Đồng thời đề nghị Việt Nam có chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển các dự án điện; hợp tác khu công nghiệp; tiếp tục đàm phán và ký kết MOU về tăng cường hợp tác kinh tế trong chuỗi sản xuất và cung ứng…

Cùng đó, Bộ trưởng Vương Văn Đào kiến nghị giải pháp thúc đẩy hợp tác thương mại; trong đó, đàm phán và ký kết văn kiện hợp tác thương mại nông sản; tăng cường hợp tác thương mại điện tử; trao đổi về tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm xuất nhập khẩu; giải quyết thỏa đáng các vụ điều tra chống bán phá giá…. Mặt khác, đề xuất hai bên thảo luận và hoàn tất tiến trình gia nhập vào FTA của các thành viên mới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định hai bên cần tăng cường hợp tác đầu tư và chuỗi cung ứng; trong đó, ưu tiên hợp tác về kinh tế số, phát triển xanh. Hơn nữa, với sự phát triển nhanh của xe ôtô điện, Chính phủ Việt Nam quan tâm và ban hành một số cơ chế, chính sách về phát triển xe ôtô điện như chính sách ưu đãi, hỗ trợ sản xuất, lắp ráp ôtô điện; khuyến khích sử dụng ôtô điện như ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ.

ttxvn_ o to dien Trung Quoc.jpg
Sản xuất ôtô điện của Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Hiện nay, Bộ Công Thương đang xây dựng Chiến lược phát triển ngành ôtô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó, tích hợp các nội dung về phát triển ô tô sử dụng điện, năng lượng xanh tại Việt Nam. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích tiêu thụ xe điện.

Mới đây, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Hiệp hội Rau quả Việt Nam tổ chức Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Trái cây Việt Nam-Bốn mùa thơm ngon.” Dự kiến tới đây sẽ được bố trí miễn phí cho Việt Nam một gian hàng trưng bày sản phẩm trái cây, nông, lâm thuỷ sản vùng miền tại trung tâm Tân Địa Phát.

Trong khuôn khổ Diễn đàn giao thương, kết nối chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu trái cây Việt Nam-Trung Quốc diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, 4 ký kết cùng được thực hiện gồm Công ty cổ phần Ameii Việt Nam và Công ty Phát triển Tân Hợp Tác Bắc Kinh; Hiệp hội Rau quả Việt Nam và Hiệp hội Hoa quả Trung Quốc; Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T Group và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khoa học Kỹ thuật Vân Điền Lương Phẩm Bắc Kinh; Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T Group và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giao dịch Thương mại châu Á.

Báo cáo tại buổi hội kiến với Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hà Lập Phong, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị Quốc vụ viện Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện đưa nông sản chất lượng cao của Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc. Cùng đó, hỗ trợ xây dựng thương hiệu một số sản phẩm, lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc như sản phẩm sữa, nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến…; đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào địa phương nội địa, hệ thống bán lẻ cũng như các sàn thương mại điện tử tại Trung Quốc.

Ngoài ra, Bộ trưởng đề nghị phối hợp tạo thuận lợi và phân luồng thông quan hiệu quả giữa các cửa khẩu biên giới, tránh tình trạng hàng hóa chỉ tập trung vào một số cửa khẩu nhất định gây ùn ứ cục bộ, nhất là với nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, kiến nghị Quốc vụ viện Trung Quốc hỗ trợ thành lập các Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, trước mắt là tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

ga_song_than.jpg.jpg
Đoàn tàu liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ Ga Sóng Thần đi Trung Quốc. (Ảnh: Huyền Trang/TTXVN)

Bên cạnh đó, tăng cường liên kết và đảm bảo thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp giữa hai nước; thúc đẩy các doanh nghiệp tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc, công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời, đề nghị Trung Quốc tập trung thúc đẩy hợp tác triển khai 3 tuyến đường sắt kết nối Việt Nam-Trung Quốc là Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; Lạng Sơn-Hà Nội và Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng.

Liên quan đến quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Hà Lập Phong nhận định quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện và ngày càng đi vào thực chất. Tới đây, Trung Quốc sẽ tổ chức Hội chợ nhập khẩu lần thứ 7 tại Thượng Hải. Đây là sáng kiến do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khởi xướng, doanh nghiệp Việt Nam quan tâm có thể tham gia.

Thông qua Hội chợ, doanh nghiệp Việt Nam có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản chất lượng cao đến người tiêu dùng Trung Quốc và các thị trường đối tác tham dự. Về đề xuất thúc đẩy hợp tác trong giao thông đường sắt, phía Trung Quốc luôn quan tâm và sẵn sàng ủng hộ, nhưng hai bên cần nghiên cứu tính khả thi trong quá trình xây dựng các tuyến đường để tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân hai nước./.

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/nhieu-du-dia-trong-hop-tac-thuong-mai-giua-viet-nam-trung-quoc-post982847.vnp

 

Cùng chủ đề

Việt Nam-Trung Quốc: Phát huy tối đa cơ chế hợp tác kinh tế song phương

TTXVN giới thiệu bài viết về Hội nghị lần thứ 13 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Trung Quốc về Kinh tế Thương mại của ông Trịnh Minh Anh – Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế.’   Trong thời gian từ ngày 28/9 đến 2/10 sẽ diễn ra Hội nghị lần thứ 13 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Trung Quốc về Kinh tế Thương mại ở Bắc Kinh, Trung Quốc. TTXVN giới thiệu bài...

Tăng tốc hơn nữa những “chuyến tàu” hợp tác kinh tế

Việc cải thiện kết nối và mở rộng hợp tác kinh tế – thương mại giúp kim ngạch hai chiều ngày càng gia tăng, đóng góp thiết thực vào hành trình xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc. Đoàn tàu Việt Nam-Trung Quốc khởi hành từ Cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh, Quảng Tây đến Hà Nội. (Nguồn: Tân Hoa Xã) Thúc đẩy kết nối thực chất Từ đầu năm 2024 đến nay, những chuyến tàu liên...

Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt-Trung ngày càng phát triển

74 năm kể từ khi lập quan hệ ngoại giao, Việt-Trung dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và quý báu với phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai…” Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp thân mật đồng chí Lý Thiết Ánh, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc nước CHND Trung Hoa và các cựu cố...

76 học viên Việt Nam nhận học bổng Chính phủ Trung Quốc

TP – Ngày 8/8, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2024-2025. Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba trao giấy nhập học cho sinh viên Việt Nam. Ảnh: Thái An Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba cho biết, năm học này có 76 học viên Việt Nam được trao học bổng, gồm 48 người học lấy bằng cử...

Điểm nhấn hợp tác phát triển hạ tầng chiến lược giao thông

[ Sáng 27.6, tại Bắc Kinh, Thủ tướng cùng Phó thủ tướng Trung Quốc Trương Quốc Thanh dự và phát biểu tại “Hội nghị hợp tác Việt Nam – Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông và vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc”. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh phát triển và kết nối hạ tầng chiến lược giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa tạo điều kiện...

Cùng tác giả

Cơ sở thực tiễn để đưa phân bón quay về đối tượng chịu thuế GTGT 5%

Việc áp thuế GTGT 5% giúp chủ động đảm bảo phát triển nguồn cung phân bón cho nông nghiệp từ sản xuất nội địa. Trước khi triển khai thực hiện Luật thuế 71/2014/QH13 (Luật số 71) các mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng thuế suất GTGT 5%. Theo đó, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng này được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Từ ngày 1/1/2015, Luật...

Bão Yinxing vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024

 Vị trí và hướng đi của bão số 7 ngày 8/11. Ảnh: TT KTTV Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 04 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 119,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h. Từ 72 đến...

Hà Nội sẽ phát triển iHanoi theo mô hình siêu ứng dụng

Ứng dụng iHanoi sẽ được triển khai nâng cấp, mở rộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2025 – 2026, hướng đến mục tiêu ứng dụng iHanoi trở thành một nền tảng ứng dụng mạng xã hội tập trung, duy nhất của Thành phố, nhằm phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp với phương châm “Lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, là trung tâm để chính quyền phục vụ”.  ỨNG DỤNG...

Kỳ vọng gì ở Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024?

Nhiều hoạt động ấn tượng Liên hoan phim (LHP) quốc tế Hà Nội 2024 (HANIFF) do Bộ VH-TT-DL phối hợp UBND TP.Hà Nội chỉ đạo, Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở VH-TT Hà Nội, cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức. Các nghệ sĩ, đạo diễn, nhà sản xuất phim, diễn viên quốc tế tại lễ khai mạc HANIFF 2024 tối qua Ở lần thứ 7 năm nay (lần đầu vào năm 2010 – dịp kỷ...

Góp phần thu hút du khách đến với Hà Nội

“Đánh thức” các di sản kiến trúcHà Nội được biết đến là “Thành phố di sản” với 5.922 di tích lịch sử, văn hóa, hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề. Là một đô thị cổ giàu truyền...

Cùng chuyên mục

Cơ sở thực tiễn để đưa phân bón quay về đối tượng chịu thuế GTGT 5%

Việc áp thuế GTGT 5% giúp chủ động đảm bảo phát triển nguồn cung phân bón cho nông nghiệp từ sản xuất nội địa. Trước khi triển khai thực hiện Luật thuế 71/2014/QH13 (Luật số 71) các mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng thuế suất GTGT 5%. Theo đó, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng này được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Từ ngày 1/1/2015, Luật...

Bão Yinxing vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024

 Vị trí và hướng đi của bão số 7 ngày 8/11. Ảnh: TT KTTV Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 04 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 119,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h. Từ 72 đến...

Hà Nội sẽ phát triển iHanoi theo mô hình siêu ứng dụng

Ứng dụng iHanoi sẽ được triển khai nâng cấp, mở rộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2025 – 2026, hướng đến mục tiêu ứng dụng iHanoi trở thành một nền tảng ứng dụng mạng xã hội tập trung, duy nhất của Thành phố, nhằm phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp với phương châm “Lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, là trung tâm để chính quyền phục vụ”.  ỨNG DỤNG...

Kỳ vọng gì ở Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024?

Nhiều hoạt động ấn tượng Liên hoan phim (LHP) quốc tế Hà Nội 2024 (HANIFF) do Bộ VH-TT-DL phối hợp UBND TP.Hà Nội chỉ đạo, Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở VH-TT Hà Nội, cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức. Các nghệ sĩ, đạo diễn, nhà sản xuất phim, diễn viên quốc tế tại lễ khai mạc HANIFF 2024 tối qua Ở lần thứ 7 năm nay (lần đầu vào năm 2010 – dịp kỷ...

Phải chờ hướng dẫn thêm

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu: Phải chờ hướng dẫn thêmDù Bộ Công thương đã tổ chức hội nghị giải thích Nghị định 135/2024/NĐ-CP liên quan đến phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, nhưng cả các nhà đầu tư lẫn ngành điện vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời đáp rõ ràng. Mới là bước đầu Ông Nguyễn Ngọc Cường, Giám đốc Vận hành Công ty cổ phần Đầu tư...

Đề nghị làm rõ hướng tuyến ‘thẳng nhất có thể’ của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Ảnh minh họa Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã có thẩm tra sơ bộ chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Làm rõ hướng tuyến theo nguyên tắc “thẳng nhất có thể”, nhất là đoạn qua Nam Định Theo đó, Chính phủ đề xuất phạm vi đầu tư dự án với điểm đầu tại Hà Nội (ga Ngọc Hồi); điểm cuối tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm); tuyến đường sắt đôi, khổ...

Áp lực chuyển đổi kép của doanh nghiệp

DNVN – Trong bối cảnh chuyển đổi kép, trọng tâm là chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, trở thành xu thế không thể đảo ngược, việc chủ động đổi mới tư duy, nắm bắt công nghệ mới được coi là chìa khoá giúp các doanh nghiệp nữ do làm chủ thành công và phát triển bền vững. Xu thế...

Kiểm toán vốn điều lệ của doanh nghiệp trong 10 năm

Chặn tăng vốn ảo trước IPO: Kiểm toán vốn điều lệ của doanh nghiệp trong 10 năm Để ngăn chặn tình trạng ồ ạt tăng vốn ảo trước khi IPO (ví dụ Công ty Faros tăng vốn gần 2.900 lần trong vòng 3 năm trước khi lên sàn), đại biểu đề nghị phải kiểm toán vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp 10 năm trước đó. Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Lai Châu). Ảnh: Duy Ý Kiểm toán để...

Tập đoàn ITL đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Ngày 4/11/2024, Công ty cổ phần Tập đoàn ITL (Tập đoàn ITL) nhận giải thưởng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, tiếp tục thiết lập nên những cột mốc thành công rực rỡ trên hành trình trở thành North Star – Sao Bắc Đẩu – Doanh nghiệp vận tải hàng hóa & logistics tỷ đô đầu tiên tại Việt Nam. Đây là lần thứ hai liên tiếp Tập đoàn ITL đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam,...

Tối 7-11, ngược dòng thế giới, giá vàng miếng và vàng nhẫn “bốc hơi” 6 triệu đồng

Tối 7-11, theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới được giao dịch ở mức 2.667 USD/ounce, tăng khoảng 20 USD mỗi ounce so với buổi sáng. Kim loại quý trên sàn quốc tế phục hồi trở lại sau khi đã lao dốc gần 100 USD/ounce chỉ trong một phiên, khi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ với phần thắng thuộc về ông Donald Trump. Chỉ số đồng USD trên thị trường quốc tế cũng hạ nhiệt 0,6% từ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất