Powered by Techcity

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Khoản và “biên niên sử” bằng hình


Với chiếc máy ảnh, ông đã tìm ra một hướng đi mới với những cảm xúc vô tận cho cuộc đời mình, ghi tên mình vào lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam với bộ tư liệu lịch sử bằng hình ảnh độc nhất vô nhị.

bo-doi.jpg
Trung đoàn Thủ Đô đi đầu, về đến phố Hàng Gia, ngày 10-10-1954 khi tiếp quản Thủ đô. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản

1. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản sinh ngày 3 tháng 7 năm 1917 ở thôn Liễu Viên, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, Hà Đông (nay là xã Quyết Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội). Ông là con thứ trong một gia đình nghèo có bốn anh em gồm hai trai, hai gái. Thân sinh của ông là cụ Nguyễn Bá Cầu làm nghề thợ mộc ở phố Lò Sũ, Hà Nội; thân mẫu là cụ Nguyễn Thị Tán cùng quê.

Nguyễn Bá Khoản giác ngộ cách mạng, tham gia công tác thanh niên từ những năm 1935 – 1936, là phóng viên cho nhiều tờ báo của Đảng. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 bùng nổ, ông là phóng viên của Tổng bộ Việt Minh, hoạt động ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, làm trưởng phái đoàn thanh tra các mặt trận Nam Bộ, hai lần Nam tiến làm đặc phái viên Thông tấn xã và phóng viên chiến tranh của báo Cứu Quốc. Ông từng có mặt ở các mặt trận liên khu I, II, III, IV trong kháng chiến chống thực dân Pháp, là thành viên trong Ủy ban Quân chính Hà Nội về tiếp quản Thủ đô năm 1954.

Nguyễn Bá Khoản bị bệnh hen mạn tính, nhưng căn bệnh quái ác này đeo đẳng cũng không ngăn được bước chân người nghệ sĩ, chiến sĩ cách mạng. Vũ khí chiến đấu của ông là chiếc máy ảnh cổ Pronton II và cái bơm thuốc để chống lại những cơn hen suyễn bất thường. Thật kỳ lạ, vậy mà ông vẫn một mình đạp xe đạp vòng quanh Đông Dương (khoảng 5.000km), như con thoi tung hoành khắp trong Nam ngoài Bắc, không ngại hiểm nguy và luôn có mặt cùng các chiến sĩ ở những nơi chiến sự xảy ra ác liệt nhất, chụp những tấm ảnh mô tả chân thực nhất, sinh động nhất cuộc chiến đấu của quân và dân ta.

2. Hơn nửa thế kỷ cầm máy, cả cuộc đời dốc trọn tâm huyết làm một nhân chứng lịch sử, gia tài Nguyễn Bá Khoản để lại cho hậu thế là 14 cuộc triển lãm ảnh ở trong và ngoài nước. Vợ ông, bà Cao Bích Thu đã kỳ công lưu giữ được nguyên vẹn gần 50.000 bản phim gốc và hàng chục nghìn bức ảnh vô cùng quý giá được cho là bộ tư liệu lịch sử bằng hình ảnh độc nhất vô nhị. Những năm tháng chiến tranh, bà Thu lo sợ phim, ảnh của chồng bị thất lạc hoặc bị ẩm mốc nên bà đã gánh toàn bộ phim, ảnh của chồng về quê ngoại ở Ninh Bình cất giấu trong chiếc vò sành, lót vôi bột ở dưới, bịt thật kín để chống bị ẩm.

Khoảnh khắc và mãi mãi, vẫn còn đó những tấm ảnh ghi lại những thời điểm trọng đại của lịch sử đấu tranh cách mạng. Đó là hình ảnh 34 chiến sĩ, những người con quần nâu áo vải, chân đất, ruột tượng gạo quàng vai, đứng trang nghiêm dưới lá cờ đỏ sao vàng, nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc Chỉ thị thành lập “Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân” trong khu rừng Trần Hưng Đạo; là hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh bước ra lễ đài đọc “Tuyên ngôn Độc lập” giữa Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. Hay những bức ảnh như “Đánh chiếm Bắc Bộ phủ” (19-8-1945), “Hội nghị báo giới Bắc kỳ” (1937), “Mít tinh ở khu Đấu Xảo” (1938), “Đại hội truyền bá chữ Quốc ngữ” (5-1938), “Chiến đấu ở Ngã Tư Vọng” (2-12-1946), “Đánh chiếm Viện Pasteur” (12-1946), “Đánh địch ở Cầu Giấy” (1-1947), “Đường Trần Nhân Tông biến thành ụ súng” (1-1947), “Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (1945), “Thanh niên Hà Nội xung phong vào Nam đánh giặc” (10-1945), “Đoàn quân Nam tiến” (10-1945), “Một tổ chiến đấu trên phố Hàng Chiếu” (12-1946), “Đoàn quân tiến về Giải phóng Thủ đô” (10-1954) và hình ảnh người lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội trên cầu Long Biên…

Lần giở bộ sưu tập ảnh của ông, ta thấy tất cả như đang hiện ra khung cảnh một dân tộc vùng lên quyết chí bảo vệ nền độc lập, tự do, thống nhất. Nguyễn Bá Khoản đã hiến tặng hàng nghìn bức ảnh lịch sử vô cùng quý giá cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Quân đội, Cục Lưu trữ Quốc gia, Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh và các tổ chức văn hóa, lịch sử của các nước bạn. Năm 1948 ông gửi một tập ảnh giới thiệu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta tới Đại hội Thanh niên và Sinh viên thế giới tại Praha (Tiệp Khắc). Cũng trong năm đó ông tham dự triển lãm “Cần lao Quốc tế” ở Ba Lan. Năm 1952 ông tham dự triển lãm ảnh hữu nghị Việt – Trung – Xô tổ chức tại Thanh Hóa…

Để có được bộ “biên niên sử” đồ sộ của cách mạng Việt Nam bằng hình, ống kính của Nguyễn Bá Khoản liên tục hướng về những sự kiện quan trọng mang tính khai sinh ra lịch sử. Người nghệ sĩ, chiến sĩ Nguyễn Bá Khoản, bằng tài năng thiên bẩm và lòng quả cảm của mình đã biến những khoảnh khắc trở nên vĩnh hằng thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh.

3. Ngày 30-3-1993, Nguyễn Bá Khoản về với thế giới người hiền, hưởng thọ 76 tuổi. Gần 60 năm cầm máy, ngần ấy năm gắn bó với Hà Nội, chứng kiến bao biến cố và cả những thiệt thòi mất mát trong cuộc sống, nhưng ông vẫn một lòng trung kiên, tận hiến tất cả tài năng và lòng yêu nước. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Ba, Huân chương Chống Mỹ cứu nước hạng Nhất cùng nhiều bằng khen, giấy khen của Nhà nước. Năm 1996, sau khi mất được 3 năm ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng cao quý: Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Hiện nay ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) và ở thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) có phố và đường mang tên cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/nhiep-anh-gia-nguyen-ba-khoan-va-bien-nien-su-bang-hinh-680641.html

Cùng chủ đề

Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón 65.000 lượt khách trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tính riêng trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón 65.000 lượt...

Tự hào những “đại sứ” gìn giữ hòa bình

Quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, nữ quân nhân “mũ nồi xanh” đã góp phần quảng bá hình...

Du lịch làng nghề Phú Xuyên vượt thách thức, đón cơ hội mới

Anh Nguyễn Văn Hòa ở quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng với làng Cựu, nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính của những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi. Đặc biệt, đầu xuân ghé...

Gặp lại Hà Nội “của riêng mình” trong tranh Phạm Bình Chương

Một Hà Nội với phố, khác hẳn phố của nhiều họa sĩ thành danh trước đó. Phố của Chương vừa giống như một bảo tàng chứa đựng những giá trị xưa cũ bất biến với thời gian, vừa chuyển...

Nhà hát Chèo Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn dịp Tết.

Nhà hát Chèo Hà Nội còn có nhiều Chương trình nghệ thuật trong dịp Tết cổ truyền này, nhằm phục vụ Nhân dân Vui Xuân, đón Tết. Trong những ngày Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025, Nhà hát Chèo Hà Nội đã có nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn phục vụ Nhân dân. Đó là 2 Chương trình nghệ thuật đặc biệt biểu diễn tại quận Tây Hồ và đền Ngọc Sơn – quận Hoàn Kiếm vào tối 30...

Cùng tác giả

Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón 65.000 lượt khách trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tính riêng trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón 65.000 lượt...

Tự hào những “đại sứ” gìn giữ hòa bình

Quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, nữ quân nhân “mũ nồi xanh” đã góp phần quảng bá hình...

Du lịch làng nghề Phú Xuyên vượt thách thức, đón cơ hội mới

Anh Nguyễn Văn Hòa ở quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng với làng Cựu, nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính của những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi. Đặc biệt, đầu xuân ghé...

Gặp lại Hà Nội “của riêng mình” trong tranh Phạm Bình Chương

Một Hà Nội với phố, khác hẳn phố của nhiều họa sĩ thành danh trước đó. Phố của Chương vừa giống như một bảo tàng chứa đựng những giá trị xưa cũ bất biến với thời gian, vừa chuyển...

Nhà hát Chèo Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn dịp Tết.

Nhà hát Chèo Hà Nội còn có nhiều Chương trình nghệ thuật trong dịp Tết cổ truyền này, nhằm phục vụ Nhân dân Vui Xuân, đón Tết. Trong những ngày Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025, Nhà hát Chèo Hà Nội đã có nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn phục vụ Nhân dân. Đó là 2 Chương trình nghệ thuật đặc biệt biểu diễn tại quận Tây Hồ và đền Ngọc Sơn – quận Hoàn Kiếm vào tối 30...

Cùng chuyên mục

Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón 65.000 lượt khách trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tính riêng trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón 65.000 lượt...

Gặp lại Hà Nội “của riêng mình” trong tranh Phạm Bình Chương

Một Hà Nội với phố, khác hẳn phố của nhiều họa sĩ thành danh trước đó. Phố của Chương vừa giống như một bảo tàng chứa đựng những giá trị xưa cũ bất biến với thời gian, vừa chuyển...

Nhà hát Chèo Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn dịp Tết.

Nhà hát Chèo Hà Nội còn có nhiều Chương trình nghệ thuật trong dịp Tết cổ truyền này, nhằm phục vụ Nhân dân Vui Xuân, đón Tết. Trong những ngày Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025, Nhà hát Chèo Hà Nội đã có nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn phục vụ Nhân dân. Đó là 2 Chương trình nghệ thuật đặc biệt biểu diễn tại quận Tây Hồ và đền Ngọc Sơn – quận Hoàn Kiếm vào tối 30...

“Thắp lửa” truyền thống cách mạng tại những “địa chỉ đỏ”

Các hoạt động không chỉ nhằm giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc mà còn làm cho không khí đầu Xuân Ất Tỵ thêm ý nghĩa.Đa dạng trưng bày về ĐảngĐầu Xuân mới Ất Tỵ, trong không...

Hàng nghìn người dân tham quan Văn Miếu

Đặc biệt, rất đông học sinh, sinh viên với tâm niệm đầu xuân năm mới đến cầu mong được học hành tiến bộ, đỗ đạt thành tài. Không khí lễ hội xuân tưng bừng cả bên ngoài và trong...

Vui xuân nhịp phách cung đàn

Đặc biệt, tôi được gặp người thầy của hai người - cụ Phó Thị Kim Đức, một trong những đào nương cuối cùng còn lại của thế hệ những đào nương từ thời kỳ đầu thế kỷ XX, đồng...

Kỳ vọng thể thao Hà Nội bứt phá

Trụ cột của thể thao Việt NamNhiều năm qua, thể thao Hà Nội là một trong 3 trụ cột vững chắc của nền thể thao quốc gia - bên cạnh thành phố Hồ Chí Minh và Quân đội.Năm 2024,...

36 phố phường còn ẩn mình nhiều giá trị

1. Những ngày đầu năm 2025, một người bạn gọi tôi xin gợi ý về việc đưa âm nhạc dân tộc đặc trưng của Hà Nội vào nhà hàng ở phố cổ để tạo ra một không gian đậm...

Hà Nội FC thay tướng ngay trước Giao thừa

Thông tin được công bố trên trang chủ đội bóng Thủ đô: "Khởi đầu mùa giải 2024-2025, Hà Nội FC lựa chọn huấn luyện viên Lê Đức Tuấn trong vai trò thuyền trưởng. Trước đó, nhà cầm quân sinh...

“Rực rỡ Thăng Long” chào đón giao thừa Ất Tỵ 2025

Chào đón thời khắc chuyển mình quan trọng của đất nước và Thủ đô, tối 28-1 (tức 29 Tháng Chạp năm Giáp Thìn), ít giờ trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, tại khu vực quảng trường Mỹ Đình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất