Powered by Techcity

Nguồn lực đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không còn là trở ngại lớn

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng vừa ký tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam.

Đi qua 20 tỉnh, thành thẳng nhất có thể

Theo đó, Chính phủ đề xuất đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có điểm đầu tại Hà Nội (ga Ngọc Hồi), điểm cuối tại TPHCM (ga Thủ Thiêm). Với tổng chiều dài khoảng 1.541km, 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa, đường sắt tốc độ cao dự kiến đi qua 20 tỉnh, thành.

Chủ trương đầu tư dự án đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, Bộ Chính trị, Chính phủ thống nhất, trong đó yêu cầu huy động mọi nguồn lực để triển khai, rút ngắn tối đa tiến độ thực hiện. 

Chính phủ khẳng định phương án tuyến lựa chọn đã được 20/20 tỉnh, thành phố có tuyến đường sắt tốc độ cao đi qua thống nhất trên nguyên tắc “thẳng nhất có thể”.

Theo tính toán khoảng 33,61 năm đường sắt tốc độ cao sẽ hoàn vốn. Ảnh: AI

Về hình thức đầu tư, Chính phủ đề xuất hình thức đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Ước tính sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.713.548 tỷ đồng (tương đương khoảng 67,34 tỷ USD). Thời gian hoàn vốn khoảng 33,61 năm. 

Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng, đây là dự án lớn nhất, do đó cần có những cơ chế đặc biệt để thực hiện đúng tiến độ, làm chủ công nghệ và tạo động lực phát triển KT-XH.

Mục tiêu đầu tiên là cần có cơ chế tập trung nguồn vốn. Mặc dù dự án có nguồn vốn lớn nhưng phải tập trung ưu tiên số 1, không được phép thiếu vốn trong triển khai.

Ông Cường cũng nhấn mạnh, cần phải huy động trí tuệ, tài lực từ những tập đoàn trong nước tham gia làm chủ dự án với mục tiêu tự chủ trong quá trình xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa. Khi đã làm chủ, quá trình thực hiện dự án sẽ rất nhanh.

Sẽ huy động đa dạng các nguồn vốn hợp pháp 

Theo tờ trình, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được nghiên cứu trong thời gian dài. Hiện nay, nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, quy mô nền kinh tế năm 2023 đạt 430 tỷ USD, nợ công ở mức thấp, khoảng 37% GDP, dự kiến thời điểm triển khai xây dựng vào năm 2027 quy mô nền kinh tế ước đạt 564 tỷ USD nên nguồn lực để đầu tư không còn là trở ngại lớn.

Để đầu tư hoàn thành dự án vào năm 2035, dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí vốn trong khoảng 12 năm, bình quân mỗi năm khoảng 5,6 tỷ USD, tương đương khoảng 16,2% kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2026 – 2030.

Trong triển khai, Chính phủ sẽ huy động đa dạng các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư và cần sử dụng nguồn vốn trong nước, tránh phụ thuộc vào các điều kiện ràng buộc các khoản vay vốn ODA.

Trong trường hợp xuất hiện các nhà tài trợ có thể cung cấp các khoản vay có chi phí thấp, ít ràng buộc, Chính phủ sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sử dụng nguồn vốn này.

Chính phủ khẳng định, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn tới có thể cân đối đầu tư dự án, tác động không lớn đến các công trình quan trọng quốc gia khác. Các chỉ tiêu tài chính khi đầu tư dự án và từ khai thác quỹ đất sẽ cải thiện nguồn thu nên có khả năng cân đối vốn để triển khai xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng nêu thực tế Luật Đầu tư công năm 2019 quy định việc đánh giá khả năng cân đối nguồn vốn chỉ có thể thực hiện theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, phần chuyển tiếp sang giai đoạn sau không quá 20% kế hoạch đầu tư công giai đoạn trước. 

Trong khi dự án đường sắt tốc độ cao kéo dài qua 3 kỳ trung hạn nên việc xác định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là chưa có quy định.

Vì vậy, Chính phủ kiến nghị bổ sung một cơ chế đặc thù như giao Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài và các nguồn vốn trong nước hợp pháp khác.

Thủ tướng quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách Trung ương giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương để bố trí vốn cho dự án trong trường hợp không thay đổi tổng mức vốn trung hạn và hằng năm đã được Quốc hội quyết định.

Chính phủ cũng đề xuất cơ chế không thực hiện thẩm định khả năng cân đối vốn và giao Chính phủ cân đối trình Quốc hội quyết định bố trí vốn cho từng kỳ trung hạn, bảo đảm tiến độ thực hiện dự án…

Vietnamnet.vn

Nguồn:https://vietnamnet.vn/nguon-luc-dau-tu-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-nam-2027-khong-con-la-tro-ngai-lon-2333904.html

Cùng chủ đề

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). Chính phủ vừa có Tờ trình số 767/TTr -CP đề nghị Quốc hội...

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao ‘lỡ hẹn’ như metro?

Sáng 13.11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, dự án rất cần thiết, lợi ích lan tỏa xã hội lớn. Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Song, ông Hùng cũng lo ngại về năng lực quản trị của dự án, nhân lực vận hành, chuyển giao...

Đường sắt tốc độ cao hơn 67 tỷ USD chính thức được trình Quốc hội

Theo chương trình nghị sự, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, trước khi thảo luận tại tổ nội dung này. Hồi năm 2010, ý tưởng xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đã được đưa ra nhưng Quốc hội chưa thông qua do còn ý kiến băn khoăn về tốc độ, phương án khai thác, nguồn lực...

Kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch ga đường sắt cao tốc

Chúng ta cùng tham khảo những bài học về quy hoạch nhà ga đường sắt cao tốc ở Châu Âu, Nhật Bản hay tại các quốc gia láng giềng như Lào, Trung Quốc. Hầu hết các nhà ga đường sắt cao tốc tại Châu Âu và Nhật Bản tích hợp liền mạch với hệ thống giao thông công cộng hiện hữu, đặt tại trung tâm các đô thị lớn để góp phần tái sinh đô thị. Ví dụ điển hình là...

Bài toán mang công nghệ đường sắt tốc độ cao về Việt Nam

Ngày 21/10 vừa qua, ngành đường sắt Việt Nam kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống. Mốc lịch sử được tính từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tàu hỏa hơi nước từ Hải Phòng về Hà Nội, sau chuyến thăm Pháp kéo dài 5 tháng (21/10/1946). Điểm khởi đầu của ngành hỏa xa Việt Nam còn lâu hơn nữa, tính từ thời điểm thực dân Pháp hoàn thành tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho vào năm 1885. Là một...

Cùng tác giả

Hà Nội kích cầu tiêu dùng với Chương trình khuyến mại tập trung

Chương trình cũng đồng thời thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các chương trình liên quan đến thương mại điện tử và các sản phẩm có thương hiệu, uy tín trên thị trường. Hỗ trợ doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh Theo kế hoạch tháng 11-2024, Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội tiếp tục diễn ra, sau các sự kiện khuyến mại tập trung trong tháng...

Tạo sự đồng thuận, nhất trí cao khi thu hồi đất phục vụ các dự án

Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn cho biết, để bảo đảm thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm,...

Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, kích cầu tiêu dùng trong tháng Khuyến mại Hà Nội

Các hoạt động khuyến mại nổi bật trong khuôn khổ chương trình Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 19/12-30/12/2024. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức. Ra đời từ năm 2009, Tháng khuyến mại là sự kiện khuyến mại quy mô lớn diễn ra thường niên vào tháng 11 nhằm mục đích...

Hàng nghìn du khách choáng ngợp với lễ hội trưng bày 200 tấn hoa tươi trong đêm đông ở Thủ đô

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã đến dự Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 – năm 2024. Tham dự sự kiện có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ...

Sẵn sàng tâm thế bước vào kỷ nguyên mới

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quận Thanh Xuân (thành phố Hà Nội) đã đạt được những kết quả toàn diện trên mọi lĩnh vực. Đây là tiền đề quan trọng để quận phát triển...

Cùng chuyên mục

Hà Nội kích cầu tiêu dùng với Chương trình khuyến mại tập trung

Chương trình cũng đồng thời thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các chương trình liên quan đến thương mại điện tử và các sản phẩm có thương hiệu, uy tín trên thị trường. Hỗ trợ doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh Theo kế hoạch tháng 11-2024, Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội tiếp tục diễn ra, sau các sự kiện khuyến mại tập trung trong tháng...

Tạo sự đồng thuận, nhất trí cao khi thu hồi đất phục vụ các dự án

Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn cho biết, để bảo đảm thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm,...

Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, kích cầu tiêu dùng trong tháng Khuyến mại Hà Nội

Các hoạt động khuyến mại nổi bật trong khuôn khổ chương trình Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 19/12-30/12/2024. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức. Ra đời từ năm 2009, Tháng khuyến mại là sự kiện khuyến mại quy mô lớn diễn ra thường niên vào tháng 11 nhằm mục đích...

Hàng nghìn du khách choáng ngợp với lễ hội trưng bày 200 tấn hoa tươi trong đêm đông ở Thủ đô

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã đến dự Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 – năm 2024. Tham dự sự kiện có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ...

Sẵn sàng tâm thế bước vào kỷ nguyên mới

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quận Thanh Xuân (thành phố Hà Nội) đã đạt được những kết quả toàn diện trên mọi lĩnh vực. Đây là tiền đề quan trọng để quận phát triển...

Đại tướng Nguyễn Quyết – Tỏa sáng phẩm chất trung kiên của người cộng sản

Hội tụ đầy đủ “Trí - Dũng - Nhân - Tín - Liêm - Trung”, Đại tướng là người đưa ra nhiều quyết sách chiến lược, đóng góp quan trọng ở hầu hết giai đoạn lịch sử đấu tranh...

Gia đình giữ kỷ lục về số người tham gia Đường lên đỉnh Olympia

Nguyễn Hữu Trí (cựu học sinh Trường THPT Tùng Thiện, Hà Nội) là thí sinh tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 15. Nguyễn Hữu Trí (cựu học sinh Trường THPT Tùng Thiện, Hà Nội) tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 15. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Trí có chị gái là Nguyễn Ngọc Trang (sinh năm 1991) từng tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 8. Anh rể của Trí (tức chồng...

Ba doanh nghiệp tại Thái Bình đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024

Ba doanh nghiệp tại Thái Bình đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 Đó là Công ty cổ phần Green i – Park (chủ đầu tư KCN Liên Hà Thái), Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed và Công ty cổ phần Đầu tư thương mại quốc tế Minh Vượng. Tối 24/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải...

Cảnh báo xu hướng phụ nữ trẻ ngại kết hôn, sinh con

PGS.TS Trần Thị Minh Thi chia sẻ tại hội thảo – Ảnh: T.ĐIỂU Đây là chia sẻ của PGS.TS Trần Thị Minh Thi – phó viện trưởng Viện Thông tin khoa học xã hội, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – tại hội thảo phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Tạp chí Cộng Sản...

Chăm sóc sức khỏe tinh thần là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới

Chiều 26/12, tại Hà Nội, Mạng lưới Nữ lãnh đạo Tiên phong WELEAD (WeLead) đã tổ chức Tọa đàm “Doanh nhân nữ và tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần trong kinh doanh bền vững của doanh nghiệp”...

Tin nổi bật

Tin mới nhất