TPO – Ảnh hưởng của mưa bão khiến Khu đô thị Nam An Khánh (huyện Hoài Đức) ngập úng cục bộ trong suốt 3 ngày qua. Toàn bộ các cửa kinh doanh phải đóng cửa, dồn sức vào việc bơm nước chống ngập.
Trong 3 ngày từ ngày 9 tới 11/9, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận có mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ngập nặng. Trong đó, Khu đô thị Nam An Khánh (huyện Hoài Đức) bị ngập úng cục bộ. |
Sau cơn mưa dồn dập ngày hôm qua, ghi nhận của PV Tiền Phong sáng 12/9, nước úng tại đây đã rút nhanh, người dân đã có thể di chuyển qua khu vực. |
Toàn bộ các biệt thự theo tuyến đường Lê Trọng Tấn đều bị ngập sâu, nước tràn vào nhiều nhà gây ngập tầng hầm và tầng 1. Do ngập nặng, khu A của khu đô thị Geleximco đã bị cắt điện 2 trong ngày 10 và 11. |
Ngay khi được cấp điện trở lại, nhiều hộ kinh doanh đã phải dùng máy bơm để bơm nước ra ngoài. Người dân cho biết, bên trong hầm ngập sâu khoảng hơn 2m nước, nếu bơm bằng máy có công suất nhỏ phải mất cả ngày mới cạn được hầm. |
Từ sáng sớm, nhiều hộ dân đã phải thuê người, tập trung bơm nước ra ngoài để sớm trở lại kinh doanh, buôn bán. |
Bùn, rác ngập ngụa trong các tuyến nội khu. |
Người dân tích cực vệ sinh để sớm trở lại kinh doanh. |
Anh Nguyễn Khang (37 tuổi) đang thuê một căn liền kề để kinh doanh hàng ăn tại khu đô thị này cho biết, để hút nước từ trong hầm ra ngoài, anh phải mua một máy bơm nước công suất lớn.”Máy bơm công suất cao được sử dụng từ chiều tối ngày 11/9. Tiền mua dầu cho máy bơm hoạt động đã hết hơn 1 triệu, tốn kém mà vẫn khổ lắm!”, anh Khang nói. |
Tại khu đô thị này, các hầm được thiết kế thấp hơn so với mặt đường, do đó, khi mưa lớn kéo dài, nhiều gia đình chắn tấm thép ở cửa nhưng nước vẫn chảy ngược vào. Những nhà không có máy bơm, nước ngập gần như kín hầm, nhiều tài sản bị hư hại. |
Cửa hầm một số hàng quán trong Khu đô thị Nam An Khánh. Tủ lạnh, hộp nhựa, đồ dùng để phục vụ pha chế nổi lềnh phềnh trong hầm. |
Theo quy định, khi xây dựng đô thị ít nhất phải đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, thoát nước. Nhưng hiện nay, nhiều khu vực mới đang phát triển đô thị của Hà Nội lại trở thành “điểm nóng” về ngập lụt, ô nhiễm |