Powered by Techcity

Nét đẹp truyền thống của người Việt


nghi-le-tha-ca-chep.jpg
Nghi lễ thả cá chép vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm tại Hoàng thành Thăng Long.

Hướng về cội nguồn, tổ tiên

Theo truyền thuyết dân gian của người Việt, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị thần trông coi việc bếp núc. Ông Công, ông Táo được Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm của con người trong một năm. Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình sẽ làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời để báo cáo Ngọc Hoàng các công việc và mong ước của gia chủ.

Do nếp sống và thói quen sinh hoạt, lễ cúng ông Công, ông Táo của người Việt ở các vùng, miền có sự khác nhau. Ở miền Bắc, với quan niệm sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là ông Táo lên chầu trời nên thông thường các gia đình đều cố gắng thu xếp làm mâm cơm cúng trước thời gian đó. Nhà nào bận việc, có thể tổ chức làm lễ cúng sớm hơn 1-2 ngày.

Mâm cơm cúng ông Công, ông Táo được thực hiện cầu kỳ hay đơn giản, tùy vào điều kiện của từng gia đình. Thông thường, lễ cúng có một bộ mã ông Công, ba bộ mã ông Táo và cá chép. Ngoài mâm ngũ quả, nhiều gia đình cũng chuẩn bị mâm cỗ mặn với đầy đủ các món truyền thống: Gà, xôi, nem, canh măng miến, giò, xào…

Có gia đình chuẩn bị lễ cúng đơn giản gồm hoa, quả, bộ đồ mã hoặc làm mâm cúng chay. Tùy theo quan niệm từng nhà, mâm cúng ông Công, ông Táo được đặt tại ban thờ gia tiên hoặc ở khu vực bếp. Sau lễ cúng, các gia đình sẽ hóa vàng và thả cá chép ở khu vực ao, hồ gần nhà.

Trong khi đó, ở miền Trung, vật phẩm không thể thiếu là tượng của tam vị Táo quân. Ở miền Nam, người dân thường làm lễ cúng muộn hơn, vào buổi tối ngày 23 tháng Chạp và một lễ cúng vào ngày 7 tháng Giêng để đón ông Táo trở về nhà.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục), giá trị cốt lõi của phong tục cúng ông Công, ông Táo là hướng về cội nguồn, tổ tiên, mong cầu hạnh phúc, no đủ. Vì thế, việc thực hành nghi lễ thờ cúng tuy có sự khác nhau ở các vùng miền và tại các gia đình, nhưng quan trọng nhất là vẫn lòng thành kính và thành tâm của mỗi người.

Để văn hóa truyền thống ngày càng đẹp

Cuộc sống hiện đại, phong tục thờ cúng ông Công, ông Táo cũng có nhiều biến đổi, thậm chí bị hiểu sai trong cách làm lẫn trong tâm thức của một số người dân.

Hiện tượng đốt nhiều vàng mã hay hoạt động thả cá chép không đúng cách khá phổ biến. Không ít người khi thả cá để cả túi ni lông hoặc thả ở những khu vực không được phép.

Tại Hà Nội, vào ngày cúng ông Công, ông Táo, những khu vực như cầu Long Biên, hồ Tây và nhiều ao hồ khác vẫn còn tình trạng túi ni lông nổi trên mặt nước hoặc vương vãi trên cầu, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, mà còn gây ô nhiễm môi trường.

Để giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp trong tục cúng ông Công, ông Táo, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức cho rằng, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa ứng xử, hình thành ý thức của mỗi người trong các hoạt động tín ngưỡng dân gian.

“Không cứ mâm cao cỗ đầy, đốt nhiều vàng mã mới là thể hiện rõ lòng thành, mà quan trọng nhất, trong thâm tâm của mỗi người nhớ về tổ tiên, cội nguồn. Việc thả cá chép không chỉ có ý nghĩa tiễn ông Công, ông Táo về trời, mà còn có ý nghĩa phóng sinh, hướng thiện. Mỗi người dân cần phải hiểu rõ văn hóa thả cá chép để có hành động, ứng xử đúng, không gây phản cảm”, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức chia sẻ.

Những năm gần đây, để giúp người dân hiểu rõ hơn về phong tục cúng ông Công, ông Táo và ý nghĩa của việc thả cá chép, nhiều nơi đã tổ chức hoạt động thả cá chép cùng với nhiều sự kiện Tết truyền thống. Điển hình là Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức nghi lễ thả cá chép vào đúng ngày 23 tháng Chạp hằng năm và nhiều nghi lễ hoàng cung trong ngày Tết. Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết, nghi lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời và tục thả cá chép mang ý nghĩa tốt đẹp, cầu mong sự bình an, thịnh vượng cho quốc gia và gia đình vào năm mới.

“Trong văn hóa dân gian Việt Nam, cá chép gắn liền với truyền thuyết về việc hóa rồng, trở thành biểu tượng cho sự kiên trì, bền bỉ với ý chí, sức mạnh và sự thành công. Nghi thức thả cá chép tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long nhằm góp phần giáo dục truyền thống và gìn giữ văn hóa tốt đẹp của cha ông”, ông Nguyễn Thanh Quang chia sẻ.

Hiện nay, tại các khu vực ao, hồ cho phép người dân thả cá, các tấm bảng chỉ dẫn đề nghị người dân không vứt túi ni lông xuống hồ, cùng nhiều thùng rác đã được lắp đặt. Những nỗ lực trên đang góp phần giúp cho phong tục cúng ông Công, ông Táo ngày càng đẹp và ý nghĩa hơn.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/phong-tuc-cung-ong-cong-ong-tao-net-dep-truyen-thong-cua-nguoi-viet-691236.html

Cùng chủ đề

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 22-1-2025

Phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025Sáng 21-1, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tổ chức Hội nghị lần...

Quận Tây Hồ trao Huy hiệu 80 năm, 75 năm tuổi Đảng tặng các đảng viên lão thành

Đảng viên Nguyễn Duy Đức, sinh năm 1926, quê quán tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, hiện sinh hoạt Đảng tại chi bộ tổ dân phố số 11, Đảng bộ phường Bưởi, vinh...

Hiệp định miễn thị thực Việt Nam

Theo Bộ Ngoại giao, vào ngày 8-12-2023, tại Hà Nội, thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Belarus, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị...

Hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại, hạnh phúc

Nhiều “điểm sáng” trong triển khai công tác xây dựng ĐảngNăm 2024, thành phố Hà Nội đã triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ trong bối cảnh khó khăn, thách thức đan xen. Với tinh thần chủ động và...

Hà Nội gương mẫu trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Trong đó, sẽ giảm 1 ban đảng, 3 ban cán sự đảng, 8 đảng đoàn thuộc Thành ủy. UBND thành phố cũng sẽ giảm 5 sở và cơ quan chuyên môn... Những kết quả quan trọng này đã thêm...

Cùng tác giả

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 22-1-2025

Phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025Sáng 21-1, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tổ chức Hội nghị lần...

Quận Tây Hồ trao Huy hiệu 80 năm, 75 năm tuổi Đảng tặng các đảng viên lão thành

Đảng viên Nguyễn Duy Đức, sinh năm 1926, quê quán tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, hiện sinh hoạt Đảng tại chi bộ tổ dân phố số 11, Đảng bộ phường Bưởi, vinh...

Hiệp định miễn thị thực Việt Nam

Theo Bộ Ngoại giao, vào ngày 8-12-2023, tại Hà Nội, thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Belarus, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị...

Hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại, hạnh phúc

Nhiều “điểm sáng” trong triển khai công tác xây dựng ĐảngNăm 2024, thành phố Hà Nội đã triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ trong bối cảnh khó khăn, thách thức đan xen. Với tinh thần chủ động và...

Hà Nội gương mẫu trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Trong đó, sẽ giảm 1 ban đảng, 3 ban cán sự đảng, 8 đảng đoàn thuộc Thành ủy. UBND thành phố cũng sẽ giảm 5 sở và cơ quan chuyên môn... Những kết quả quan trọng này đã thêm...

Cùng chuyên mục

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 22-1-2025

Phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025Sáng 21-1, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tổ chức Hội nghị lần...

Nhà hát Kịch Hà Nội đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngày 21-1, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Hà Nội trang trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và kỷ niệm 65 năm thành lập (1959-2024). Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội...

Những trải nghiệm lần đầu tiên trên thế giới tại Lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean

Sáng tạo vượt giới hạn với vật liệu độc nhất vô nhịLà người gắn bó nhiều năm với “kỳ quan ánh sáng” Yuyuan Garden lừng danh thế giới, bà Chen Jia, Giám đốc Văn hóa - Yuyuan INC, một...

Nhà văn Kim Nhũ và thông điệp từ “Gia đình nơi chốn ta về”

Là người yêu thơ và có tâm hồn giàu cảm xúc, những năm gần đây Kim Nhũ đã xuất bản một số tập thơ: “Thuở dấu yêu” (năm 2017), “Khúc ru lại về” (năm 2018), “Tình yêu và cuộc...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 21-1-2025

Dồn lực xây dựng nhà ở xã hội trong năm 2025Du khách được cung cấp miễn phí nước uống, ô che nắng, mưa, thưởng thức các tiết mục múa rối, chèo, cồng chiêng... khi về Lễ hội du lịch...

2.025 drone trình diễn cùng pháo hoa tại chương trình “Rực rỡ Thăng Long”

Chiều 20-1, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, UBND quận Nam Từ Liêm, Công ty cổ phần giải pháp kinh doanh Corex tổ chức họp báo giới thiệu...

Gói bánh chưng, lan tỏa nét văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam

Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” 2025 diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động hấp dẫn. Sáng 19.1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025. Theo ban tổ chức, đây là dịp để các thế hệ người Việt Nam thể hiện...

“Mối tình đầu”

Thế Duy tâm sự: Năm 22 tuổi anh yêu một cô gái nhà ở Phố Huế. Cô ấy có mái tóc mượt mà chảy dài qua eo, dáng người thanh mảnh, giọng nói nhẹ nhàng. Cả hai “cảm” nhau...

Triển khai công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn quận Hà Đông năm 2025

Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, góp phần tuyên truyền sâu rộng truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc; những chủ trương, định hướng xây dựng và phát triển hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới… Quận ủy Hà Đông vừa ban hành Kế hoạch số 344-KH/QU triển khai công tác văn hóa,...

Triển lãm “95 mùa xuân có Đảng”

Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025) và Mừng xuân Ất Tỵ 2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm chuyên đề “95 mùa xuân có Đảng” Triển lãm giới thiệu tới công chúng 66 tác phẩm đa dạng về thể loại và chất liệu của 55 tác giả sáng tác trong giai đoạn từ năm 1954 đến 2010 được trưng bày theo hai hình thức: truyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất