Powered by Techcity

Nâng tầm văn hóa ẩm thực để phát triển du lịch


638657259820620315-3.jpg
Việc tổ chức các lễ hội ẩm thực, hội thi nấu ăn là một trong những cách quảng bá ẩm thực Ninh Bình. Ảnh: Minh Đường

Kho tàng ẩm thực dân gian phong phú

Ẩm thực Ninh Bình được biết đến với sự phong phú về số lượng và tinh tế, đa dạng trong từng khâu chế biến. Ngoài những món ăn đã làm nên thương hiệu thì ở mỗi vùng quê lại có những thức quà ngon nức tiếng, trở thành đặc sản quê hương. Tiêu biểu như Nho Quan nổi tiếng với các thức quà mang phong vị núi rừng như xôi trứng kiến, mật ong rừng, trà hoa vàng, rượu cần. Gia Viễn lại được biết đến với những món ăn của vùng đồng chiêm như ốc nhồi, cá nướng rơm, mắm tép. Huyện Yên Mô nổi tiếng với món giò trứng, bánh đúc, nem chua Yên Mạc, còn ở Yên Khánh có các loại bánh. Nếu như huyện Kim Sơn nổi tiếng với chạo chân giò, gỏi nhệch, bún mọc, rượu thì huyện Hoa Lư lại nổi tiếng với các món thịt dê, cơm cháy, cá tràu tiến vua, cá rô Tổng Trường. Cho đến nay, Ninh Bình có 3 sản phẩm được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là: Dê núi Trường Yên lọt Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam và cơm cháy, mắm tép Gia Viễn lọt Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam năm 2020 – 2021.

Theo thống kê của Sở Du lịch Ninh Bình, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 130 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; gần 900 cơ sở lưu trú du lịch có phục vụ dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn. Đội ngũ nhân lực phục vụ nhà hàng khoảng 15.000 lao động.

Đến hết tháng 8-2024, toàn tỉnh có 186 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao trở lên, trong đó đa số là các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm và đồ uống, tiêu biểu có: Thịt chưng mắm tép, bột rau má, cơm cháy, ruốc cá rô Tổng Trường, trà sơn kim cúc, trà Vũ Gia, rượu vang đào… Trên địa bàn tỉnh có 3 làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản là Làng nghề bún Yên Ninh, Làng nghề ẩm thực xóm Phong An, Làng nghề rượu Lai Thành. Ngoài ra, tại thành phố Ninh Bình nay đã hình thành những tuyến phố, con đường ẩm thực, thu hút nhiều thực khách gần xa như Phố 8, Phố ăn sáng Vân Giang hay Khu ẩm thực Phố cổ Hoa Lư…

Những tiềm năng trên là nguồn lực quan trọng để Ninh Bình đưa du lịch ẩm thực trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh để phát triển ngành công nghiệp không khói của tỉnh.

Nâng tầm tinh hoa ẩm thực Cố đô

Tuy nhiên, bên cạnh lợi thế tiềm năng phong phú, việc phát triển du lịch ẩm thực tại Ninh Bình phải đối mặt với không ít thách thức. Đó là chưa có chiến lược phát triển toàn diện, chưa tận dụng tối đa tiềm năng của các vùng địa phương; các nhà hàng phát triển mang tính tự phát, manh mún; hoạt động quảng bá du lịch ẩm thực chưa có sự đầu tư; thiếu hụt đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao; chưa có các sản phẩm du lịch ẩm thực độc đáo; chưa tích hợp được nguồn gốc, câu chuyện, ý nghĩa món ăn để tạo thành sức hấp dẫn đối với du khách.

Để tăng sức hấp dẫn cho du lịch ẩm thực Ninh Bình, theo TS Mai Thanh Sơn (Hội Dân tộc học và Nhân văn Việt Nam), Ninh Bình cần xác định các món ăn phản ánh tri thức riêng của địa phương, trên cơ sở đó tìm ra những món ăn mang thương hiệu ẩm thực riêng của tỉnh. Ngoài các món đã nổi tiếng như thịt dê, cơm cháy, Ninh Bình còn có bún mọc Kim Sơn, nem chua Yên Mạc, cá quả nấu ám Nho Quan… “Ninh Bình cần phát triển văn hóa ẩm thực du lịch trên cơ sở sáng tạo, không ngừng làm mới các tri thức sẵn có. Bên cạnh việc phát triển các đặc sản đắt tiền, cần tận dụng lợi thế về các món ăn bình dân để gia tăng mức chi tiêu của du khách. Nếu có chính sách phù hợp, việc xây dựng thương hiệu ẩm thực cho tỉnh không phải là quá khó, song cần có sự vào cuộc của đội ngũ đầu bếp cùng các chuyên gia, những người làm du lịch và cơ quan quản lý nhà nước” – TS Mai Thanh Sơn nói.

Đề cập đến việc cần nâng tầm cho ẩm thực bằng những câu chuyện, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng, cần xây dựng mỗi món ăn là một câu chuyện để mang lại giá trị hồn cốt cho ẩm thực Ninh Bình. Đồng thời, cần hệ thống lại các món ăn truyền thống, từ đó phối hợp với các tổ chức ẩm thực trong nước và quốc tế để nâng tầm và đẩy mạnh quảng bá nghệ thuật ẩm thực cũng như giá trị điểm đến Ninh Bình. Ngoài ra, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân ẩm thực, xây dựng một trung tâm đào tạo đầu bếp quốc gia để truyền dạy các món ăn truyền thống cho các thế hệ và cung cấp đầu bếp đạt chuẩn cho các nhà hàng, khách sạn không chỉ ở địa phương mà cả trong và ngoài nước.

Xác định mục tiêu đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trong đó du lịch ẩm thực chiếm một vị trí quan trọng, Ninh Bình đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Văn Mạnh cho biết, thời gian tới, Sở Du lịch và Hiệp hội du lịch sẽ phối hợp với các cấp các ngành, các đơn vị liên quan tham mưu với UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch phát triển ẩm thực du lịch Ninh Bình; đồng thời nghiên cứu, triển khai việc công nhận, xếp hạng nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Định kỳ hằng năm, tỉnh sẽ tổ chức lễ hội hoặc liên hoan ẩm thực du lịch Ninh Bình, nghiên cứu bổ sung một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2023 – 2030 để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc nghiên cứu, phát triển ẩm thực mang dấu ấn văn hóa, lịch sử của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển và đưa thương hiệu du lịch ẩm thực Ninh Bình lên một tầm cao mới, qua đó thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với tỉnh nhiều hơn.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/ninh-binh-nang-tam-van-hoa-am-thuc-de-phat-trien-du-lich-683409.html

Cùng chủ đề

Đưa di sản Xòe Thái và Cồng chiêng Tây Nguyên đến với du lịch cộng đồng

Trong không gian của Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội, các nghệ nhân dân gian đã có màn diễn xướng, chia sẻ về thực hành di sản văn hóa đặc biệt của đồng bào Tây Bắc, Tây Nguyên. Tái hiện không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên giữa Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam ) “Chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa...

sẽ hỗ trợ 5 nghìn công nhân lao động về quê đón Tết

LĐLĐ TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch Tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (ĐV-NLĐ) nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, trong dịp này, LĐLĐ TP sẽ trích nguồn tài chính của LĐLĐ để hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5 nghìn công nhân lao động về quê. Cụ thể, hỗ trợ 2 nghìn công nhân lao động về Nghệ An, Hà Tĩnh với số tiền 500...

Quản lý an toàn thực phẩm dựa trên đánh giá nguy cơ

Đây là bước đi có tính chiến lược và kịp thời trong đảm bảo ATTP cho người dân theo hướng quản lý dựa trên nguy cơ. Xác định, đánh giá nguy cơ Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) quốc gia vừa công bố Quyết định thành lập Trung tâm đánh giá nguy cơ về ATTP. Theo đó, Trung tâm đánh giá nguy cơ về ATTP thuộc Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia được thành lập theo quyết...

Cẩn trọng, cầu thị khi làm đường sắt tốc độ cao

Theo dự kiến, chiều tối 6/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến, trước khi trình Quốc hội vào ngày 13/11 tới. Phấn đấu hoàn thành trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, điểm đầu tuyến tại TP Hà Nội (ga Ngọc Hồi), điểm cuối tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm) với tổng chiều dài khoảng 1.541 km. Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố....

Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Sáng 5-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS)...

Cùng tác giả

sẽ hỗ trợ 5 nghìn công nhân lao động về quê đón Tết

LĐLĐ TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch Tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (ĐV-NLĐ) nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, trong dịp này, LĐLĐ TP sẽ trích nguồn tài chính của LĐLĐ để hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5 nghìn công nhân lao động về quê. Cụ thể, hỗ trợ 2 nghìn công nhân lao động về Nghệ An, Hà Tĩnh với số tiền 500...

Quản lý an toàn thực phẩm dựa trên đánh giá nguy cơ

Đây là bước đi có tính chiến lược và kịp thời trong đảm bảo ATTP cho người dân theo hướng quản lý dựa trên nguy cơ. Xác định, đánh giá nguy cơ Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) quốc gia vừa công bố Quyết định thành lập Trung tâm đánh giá nguy cơ về ATTP. Theo đó, Trung tâm đánh giá nguy cơ về ATTP thuộc Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia được thành lập theo quyết...

Cẩn trọng, cầu thị khi làm đường sắt tốc độ cao

Theo dự kiến, chiều tối 6/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến, trước khi trình Quốc hội vào ngày 13/11 tới. Phấn đấu hoàn thành trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, điểm đầu tuyến tại TP Hà Nội (ga Ngọc Hồi), điểm cuối tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm) với tổng chiều dài khoảng 1.541 km. Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố....

Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Sáng 5-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS)...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 5-11-2024

Ngày làm việc thứ mười hai, kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Tháo gỡ những “điểm nghẽn” cản trở phát triểnTình hình kinh tế vĩ mô đang diễn ra ổn định, trong đó có sự đóng góp...

Cùng chuyên mục

Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024).Với chủ đề: “Hà Nội kết nối năm châu", lễ hội sẽ tôn...

Nhiều lễ hội văn hoá, du lịch diễn ra trong tháng 11

Tổ chức Tuần du lịch - văn hóa “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”Tuần du lịch - văn hóa Lai Châu năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 10-11 tại thành phố Lai Châu...

thành phố Hy Lạp lãng mạn

Khu đô thị tại miền bắc Hy Lạp này được thành lập vào thế kỷ VII trước Công nguyên, đóng vai trò chiếm giữ eo biển chạy giữa Hy Lạp và đảo Thasos. Nhờ lịch sử, kiến trúc và...

Hà Nội sẽ có nhiều khách sạn mới được quản lý bởi thương hiệu quốc tế

Ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Hà Nội nhận định, thị trường khách sạn Thủ đô vẫn còn nhiều tiềm năng phục hồi ngắn hạn. Để đạt được mục tiêu này và tạo động lực cho sự hồi phục, từ tháng 10 đến cuối năm 2024 Sở Du lịch Hà Nội đã triển khai đa dạng các hoạt động nhằm thu hút du khách. Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Ảnh minh họa: Tuấn Đức/TTXVN Trong số đó, nổi...

Định vị du lịch Hà Nội qua quà lưu niệm

Hà Nội đang tập trung khai thác giá trị to lớn từ quà lưu niệm, trong đó có những thức quà tạo thành sản phẩm đặc trưng, nhắm phát huy tiềm năng của các đặc sản, làng nghề truyền thống. Quà lưu niệm gắn với câu chuyện văn hoá Hà Nội Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội khẳng định: "Mùa thu Hà Nội luôn là cơ hội để kích cầu du lịch Thủ đô. Khai...

Loại hình du lịch trải nghiệm độc lạ ”1 giờ làm nghệ nhân”

Đến với xã Hồng Vân (huyện Thường Tín), du khách được đắm chìm vào thiên nhiên yên tĩnh, trải nghiệm dịch vụ du lịch độc đáo “1 giờ làm nghệ nhân''. Điểm thăm quan du lịch làng nghề sinh vật cảnh tại Khu du lịch Hồng Vân (Thường Tín, Hà Nội). Ảnh: Hoàng Lộc Loại hình du lịch trải nghiệm độc đáo Hồng Vân là một xã ngoại thành ven đê sông Hồng thuộc huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội. Từ thế...

Thiết kế tour tham quan di sản kiến trúc Hà Nội

Ban tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 cho biết, Lễ hội năm nay có chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, giới thiệu những di sản kiến trúc của Hà Nội với khoảng 100...

Kể chuyện “phố hàng” trong Ngôi nhà di sản

Mới đây, phiên bản 2 của chương trình thực cảnh “Chuyện phố hàng” đã ra mắt tại Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, với mong muốn tạo nên một sản phẩm nghệ thuật - du lịch đặc sắc, mang vẻ...

“Khoảng trống” đầy tiềm năng

Khi đó, các quan chức nước ngoài đến thăm nước này thường được chính quyền tiếp đón tại cảng Chao Phraya và đi dạo để giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp đặc biệt của vùng sông nước thấm đẫm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất