[
Võ Quang Phú Đức bước vào cuộc thi quý 3 với tư cách thí sinh có điểm về nhì cao nhất cuộc thi tháng với số điểm 240. Đây cũng là màn tái đấu của nam sinh xứ Huế với bạn chơi Đặng Duy Khánh (học sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai, tỉnh Lào Cai) – người chiến thắng ở cuộc thi tháng 1 quý 3.
Hơn ai hết, Phú Đức hiểu rằng sẽ không có cơ hội cho người giành giải nhì ở cuộc thi quý như là cuộc thi tháng.
Phú Đức thể hiện rõ quyết tâm cùng khối kiến thức vững chắc khi dẫn đầu điểm số xuyên suốt cuộc thi quý.
Ngay ở phần thi Khởi động, Phú Đức đã giành được tới 105 điểm, vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi, tạm hơn bạn chơi xếp ở vị trí thứ hai tới 60 điểm.
Ở phần thi Vượt chướng ngại vật, dù không giành được thêm điểm số (bạn chơi Đặng Duy Khánh giải Chướng ngại vật với đáp án chính xác là Sự kiện Vịnh Bắc Bộ), song Phú Đức vẫn tiếp tục dẫn đầu đoàn leo núi. Lúc này, khoảng cách giữa Phú Đức và bạn chơi xếp ở vị trí thứ hai là Duy Khánh chỉ còn 10 điểm.
Ngay sau phần thi này, Phú Đức chia sẻ kinh nghiệm điều cần ở thời điểm này là một “cái đầu lạnh” và một tốc độ thật nhanh.
Ở phần thi Tăng tốc, Phú Đức trả lời chính xác 3/4 câu hỏi qua đó có thêm 90 điểm, nâng tổng điểm lên thành 195 và tiếp tục dẫn đầu đoàn leo núi. Lúc này, Phú Đức hơn bạn chơi xếp ngay sau với 25 điểm.
Ở phần thi Về đích, Phú Đức chọn 3 câu hỏi 20 điểm.
Kịch tính của cuộc thi đẩy lên cao khi Phú Đức không đưa ra được các đáp án chính xác cho 3 câu hỏi này. Một trong số đó bị bạn chơi Tuấn Minh (Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) giành quyền trả lời với đáp án đúng. Kết thúc lượt thi của mình, Phú Đức chỉ tạm còn 175 điểm, trong khi bạn chơi Tuấn Minh sau khi giành được thêm 20 điểm từ Phú Đức đã tạm vươn lên vị trí dẫn đầu với 190 điểm.
Tuy nhiên, ở lượt chơi của Tuấn Minh ngay sau đó, Phú Đức đã giành lại 20 điểm và vị trí dẫn đầu theo đúng kịch bản đó. Thời điểm này, Phú Đức và Tuấn Minh chỉ hơn kém nhau 5 điểm và mọi câu hỏi phía sau đều có thể ảnh hưởng đến cục diện cuối cùng của cuộc thi.
Tuy nhiên, trong một câu hỏi ở lượt thi của bạn chơi Duy Khánh, thí sinh Tuấn Minh đã giành quyền trả lời nhưng đưa ra đáp án không chính xác, qua đó bị trừ 15 điểm. Lúc này, Phú Đức gia tăng khoảng cách với các thí sinh xếp ngay sau với 20 điểm.
Ở câu hỏi cuối cùng lượt thi của bạn chơi Duy Hùng, Phú Đức cũng đã giành quyền trả lời song đưa ra câu trả lời không chính xác, bị trừ 10 điểm. Tuy nhiên, điểm số cuối cùng 185 là đủ để Phú Đức giành vòng nguyệt quế và mang cầu truyền hình trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 về với Thừa Thiên – Huế.
Với kết quả mà Phú Đức giành được, đây là cầu truyền hình trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 7 của ngôi trường bên bờ sông Hương. Đây cũng là ngôi trường có nhiều thí sinh lọt vào chung kết năm nhất tính đến hiện tại, trong đó, có 2 quán quân chung kết năm (2009 và 2016).
Xếp sau Võ Quang Phú Đức (Trường THPT Lê Hồng Phong, Phú Yên), lần lượt là các em Nguyễn Tuấn Minh (Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) với 175 điểm; Đặng Duy Khánh (Trường THPT Chuyên Lào Cai, Lào Cai) với 160 điểm và Phan Duy Hùng (Trường THPT Sơn Tây, Hà Nội) với 110 điểm.
Nam sinh Gia Lai đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia
Giành 250 điểm ở cuộc thi quý 2 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai) đã mang cầu truyền hình trận chung kết năm đầu tiên về với tỉnh Gia Lai.
Nam sinh giành vé chung kết năm Olympia bật mí kế hoạch cho trận đấu cuối cùng
Trần Trung Kiên (học sinh lớp 11A1 Trường THPT Lê Hồng Phong, Phú Yên) không chỉ có cho mình vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia đầu tiên mà còn mang cầu truyền hình trận chung kết năm đầu tiên trong lịch sử về với tỉnh Phú Yên.
Nam sinh ‘bị trừ điểm oan’ trong chung kết Olympia và bước ngoặt bất ngờ
Bùi Anh Đức (nam sinh từng giành giải Ba tại chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22) đã đưa ra một quyết định bất ngờ khi không theo học những ngành hot mà chọn ngành Ngôn ngữ Đức của Trường ĐH Hà Nội.