Powered by Techcity

Một đời đắm mình trong “siêu đề tài” người lính


Người chiến sĩ đặc công năm nào xông pha nơi chiến trận, giờ lại miên man với những trang viết về chính mình và đồng đội. Ông vui khi những tác phẩm của mình được bạn đọc đón nhận, được chuyển thể, dàn dựng trên sân khấu và điện ảnh. Nhưng ông cũng đầy trăn trở khi văn học, nghệ thuật còn ít tác phẩm đỉnh cao về đề tài này.

nha-van-chu-lai.jpg
Nhà văn Chu Lai (thứ ba từ trái sang) nhận bằng vinh danh, cúp lưu niệm nhân vật tiêu biểu tại lễ trao giải thưởng cuộc thi viết Những tấm gương bình dị mà cao quý lần thứ 15.

Say sưa với “siêu nhân vật”

Nhà văn Chu Lai được mời đến dự lễ trao giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (2023 – 2024) do Báo Quân đội nhân dân tổ chức với tư cách là nhân vật trong bài viết của tác giả đoạt giải. Ông hào hứng bày tỏ: “Tôi đã biến cả 100 triệu người dân Việt Nam thành nhân vật của mình và đến giờ, tôi lại trở thành nhân vật của những tác giả khác. Âu cũng là quy luật cuộc đời!”.

Chu Lai là một nhà văn quân đội. Ông kiên định viết duy nhất đề tài về chiến tranh cách mạng, về người lính trong thời chiến và thời bình. Đó có lẽ là tố chất thừa hưởng từ cha – nhà viết kịch Học Phi, vốn nổi tiếng với những tác phẩm lấy nhân vật trung tâm là người cộng sản.

Sinh năm 1946 tại Hưng Yên, trong một gia đình có truyền thống cách mạng và đẫm chất nghệ thuật, Chu Lai xác định theo con đường văn nghệ trong quân đội. Học hết phổ thông, ông nhập ngũ, là học viên Trường Nghệ thuật Quân đội (nay là Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội), sau đó về Đoàn kịch Tổng cục Chính trị. Năm 1965, ông xin đi chiến đấu, được cử đi học Quân y. Năm 1967, ông vào chiến trường Đông Nam Bộ, với vai trò một chiến sĩ đơn vị bộ binh chủ lực, sau đó là chiến sĩ rồi đại đội trưởng đặc công vùng ven Sài Gòn. Sau ngày giải phóng, ông về Ban Tuyên huấn Quân khu VII rồi ra học tại Trường Viết văn Nguyễn Du. Năm 1982, ông về Tạp chí Văn nghệ Quân đội và đắm sâu vào con đường viết văn từ bấy đến nay.

Khoác áo lính, vào sinh ra tử nơi chiến trường nên những trang viết của Chu Lai thấm đẫm thực tiễn, sống động và thuyết phục. Những tiểu thuyết đều đặn ra đời, cuốn nào cũng lấy người lính làm nhân vật trung tâm, từ “Nắng đồng bằng” (1978), “Đêm tháng Hai” (1979), “Gió không thổi từ biển” (1984), “Sông xa” (1986), “Vòng tròn bội bạc” (1987), “Bãi bờ hoang lạnh” (1990), “Ăn mày dĩ vãng” (1991), “Phố” (1993), “Ba lần và một lần” (1999) đến “Cuộc đời dài lắm” (2001), “Khúc bi tráng cuối cùng” (2004), “Chỉ còn một lần” (2006), “Hùng Caro” (2010), “Mưa đỏ” (2016), “Bức chân dung người đàn bà lạ” (2019)… Chưa kể, ông còn có nhiều truyện ngắn, cùng xoay quanh số phận người lính.

Cũng vì có trong mình dòng máu nghệ thuật, đã từng là diễn viên, nên các tác phẩm của Chu Lai không chỉ có sức sống trên văn đàn mà còn nổi bật cả ở lĩnh vực sân khấu và điện ảnh. Hầu như tiểu thuyết nào của ông cũng được chuyển thể sang sân khấu kịch, chèo hoặc làm phim. Những “Người Hà Nội” (chuyển thể từ tác phẩm “Phố”), “Người đi tìm dĩ vãng” (chuyển thể từ tác phẩm “Ăn mày dĩ vãng”), “Ám ảnh xanh” (nối tiếp tiểu thuyết “Ba lần và một lần” được dựng thành kịch nói và phim truyền hình), “Tiếng cồng định mệnh” (chuyển thể từ tác phẩm “Khúc bi tráng cuối cùng” và gần đây là “Vòng tròn bội bạc” (chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên)…

Đặc biệt là “Mưa đỏ”, tác phẩm về cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị mùa hè đỏ lửa năm 1972. Tiểu thuyết “Mưa đỏ” đã nhận giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2016 và giải A Giải thưởng Bộ quốc phòng. Kịch bản chuyển thể cùng tên cũng đoạt giải A Giải thưởng Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam năm 2021. Nhà hát Kịch Quân đội dựng vở “Mưa đỏ” và giành Huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu Thủ đô năm 2022. Đoàn Chèo Hải Phòng đã thể hiện thành công tác phẩm này, nhận được hưởng ứng của công chúng. Điện ảnh Quân đội nhân dân cũng đang làm phim truyện “Mưa đỏ” với quy mô đầu tư lớn nhất trong 10 năm nay…

Nhà văn Chu Lai là minh chứng sống động cho câu nói của chính mình, lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng là “siêu đề tài” và người lính là “siêu nhân vật”.

Mài sáng những “viên kim cương”

Những câu chuyện trong các tác phẩm của Chu Lai luôn khiến độc giả bất ngờ và đón chờ trải nghiệm. Từ chuyện trong chiến trường bom đạn, đến chuyện thời hậu chiến, rồi quân đội hôm nay… mãi vẫn không vơi cạn. Hình tượng người lính theo đó cũng đa dạng, phong phú, nhiều góc cạnh. Mẫu số chung trong những tác phẩm của ông là luôn đẩy các nhân vật đến tận cùng của mọi buồn vui, bi tráng, hy vọng, tuyệt vọng… “Những người lính ấy là đại diện cho nhân dân, từ nhân dân mà ra, mang hơi thở của nhân dân nên không thể viết về họ hời hợt, nhợt nhạt được” – nhà văn tâm niệm.

Là lớp nhà văn quân đội đi sau Chu Lai, nhà văn Phùng Văn Khai nhận định: “Từ những thế mạnh trong văn chương của ông, hình tượng người chiến sĩ – Bộ đội Cụ Hồ đã hiện lên trung thực và sâu đậm trên các loại hình nghệ thuật, để từ đó ăn sâu bám rễ trong đời sống văn hóa tinh thần của người chiến sĩ và nhân dân. Chu Lai là nhà văn có công lớn khi thể hiện xuất sắc hình tượng người chiến sĩ trong chiến tranh và cả thời kỳ hậu chiến. Có lẽ, trong đội ngũ các nhà văn quân đội thời kỳ chống Mỹ và sau dấu mốc Đổi mới 1986, Chu Lai là một trong những người xuất sắc nhất”.

Giọng nói sang sảng, ánh mắt tinh tường sau cặp kính, mái tóc xoăn vẫn bồng bềnh, chỉ là đã bạc hơn trước, nhà văn Chu Lai khi thì đạp xe, khi thì đi chiếc cub bền bỉ gặp gỡ bạn bè, đồng đội và quan sát cuộc sống để viết. Ông kể về tác phẩm mới của mình, về những nhân vật mà ông đang đào sâu trong trang viết – người lính thời bình. Liệu người lính thời bình có tỏa sáng như thế hệ cha ông thời chiến hay không?

Nhà văn Chu Lai bày tỏ: “Lòng yêu nước không là độc quyền của riêng ai, mà lòng yêu nước là của mọi thế hệ. Nếu lòng yêu nước của thế hệ chúng tôi là cầm súng vượt Trường Sơn kháng chiến cứu nước, thì lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay là làm giàu cho mình, làm giàu cho cộng đồng. Song thế hệ nào cũng lưu giữ “viên kim cương” của mấy ngàn năm lịch sử kết tụ lại – lòng tự hào. Khi có “viên kim cương” đó thì mọi thế hệ đều tỏa sáng vững vàng bảo vệ Tổ quốc”.

Với nhà văn Chu Lai, chiến tranh cách mạng là một “mảnh đất” bất tận và mỗi người lính là một “viên kim cương”, càng mài càng sáng, càng đào càng thấy nhiều tầng lớp, càng khai thác càng thấy chân trời mở rộng mênh mông. Nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng nhận định, nhà văn Chu Lai trung thành với đề tài người lính không chỉ bằng trải nghiệm trực tiếp, mà còn bằng chiêm nghiệm về văn hóa và lịch sử. Đây chính là hành trang giúp ông bền bỉ trên con đường thiên lý của văn chương. Dù ở tuổi gần 80, nhưng ông sẽ còn khiến công chúng ngạc nhiên về những tác phẩm mới của mình.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/mot-doi-dam-minh-trong-sieu-de-tai-nguoi-linh-691619.html

Cùng chủ đề

Thủ đô Hà Nội cùng đất nước vươn mình

Đây là thời khắc để nhìn lại những thành quả đạt được, thêm tự hào với đất nghìn năm văn hiến, anh hùng và cũng nhắc nhở mỗi người về tình yêu và trách nhiệm, để nỗ lực nhiều...

“Mùa Xuân đỏ” kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng như: Đăng Dương, Hoàng Tùng, Hữu Trung, Mộc An, Tiến Hưng, Thu Thủy, Trần Vân Anh, Đặng Ngọc Anh; Khánh Thy, Minh Quân…Thông qua các...

Đặc sắc, rộn ràng khí thế mới

Từ mùng 3 Tết Nguyên đán, lần lượt các sân khấu xiếc, múa rối, chèo, kịch, ca múa nhạc… đã khai xuân rộn ràng, trở thành điểm hẹn thưởng thức nghệ thuật cho công chúng.“Bữa tiệc” tươi vui, hấp...

Đổi mới phương thức lãnh đạo, tránh bao biện, làm thay

Trong hành trình sắp tới, nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn này tiếp tục được thực hiện quyết liệt hơn, bảo đảm Đảng luôn là người cầm lái vĩ đại, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên...

Sẵn sàng cho màn pháo hoa rực rỡ chào năm mới

Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Đào Văn Nhận, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội về công tác chuẩn bị, sẵn sàng mang đến cho...

Cùng tác giả

Thủ đô Hà Nội cùng đất nước vươn mình

Đây là thời khắc để nhìn lại những thành quả đạt được, thêm tự hào với đất nghìn năm văn hiến, anh hùng và cũng nhắc nhở mỗi người về tình yêu và trách nhiệm, để nỗ lực nhiều...

“Mùa Xuân đỏ” kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng như: Đăng Dương, Hoàng Tùng, Hữu Trung, Mộc An, Tiến Hưng, Thu Thủy, Trần Vân Anh, Đặng Ngọc Anh; Khánh Thy, Minh Quân…Thông qua các...

Đặc sắc, rộn ràng khí thế mới

Từ mùng 3 Tết Nguyên đán, lần lượt các sân khấu xiếc, múa rối, chèo, kịch, ca múa nhạc… đã khai xuân rộn ràng, trở thành điểm hẹn thưởng thức nghệ thuật cho công chúng.“Bữa tiệc” tươi vui, hấp...

Đổi mới phương thức lãnh đạo, tránh bao biện, làm thay

Trong hành trình sắp tới, nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn này tiếp tục được thực hiện quyết liệt hơn, bảo đảm Đảng luôn là người cầm lái vĩ đại, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên...

Sẵn sàng cho màn pháo hoa rực rỡ chào năm mới

Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Đào Văn Nhận, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội về công tác chuẩn bị, sẵn sàng mang đến cho...

Cùng chuyên mục

“Mùa Xuân đỏ” kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng như: Đăng Dương, Hoàng Tùng, Hữu Trung, Mộc An, Tiến Hưng, Thu Thủy, Trần Vân Anh, Đặng Ngọc Anh; Khánh Thy, Minh Quân…Thông qua các...

Đặc sắc, rộn ràng khí thế mới

Từ mùng 3 Tết Nguyên đán, lần lượt các sân khấu xiếc, múa rối, chèo, kịch, ca múa nhạc… đã khai xuân rộn ràng, trở thành điểm hẹn thưởng thức nghệ thuật cho công chúng.“Bữa tiệc” tươi vui, hấp...

Sẵn sàng cho màn pháo hoa rực rỡ chào năm mới

Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Đào Văn Nhận, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội về công tác chuẩn bị, sẵn sàng mang đến cho...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 27-1-2025

Hà Nội rộn ràng đón Xuân Những ngày này, khắp các tuyến đường, ngõ phố của Thủ đô Hà Nội đã được trang hoàng cờ, hoa, panô, áp phích rực rỡ… mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ. Người dân...

Nỗ lực vì một Hà Nội đầy cảm hứng

Là một yếu tố của nghệ thuật đương đại, nghệ thuật tương tác phá bỏ được ranh giới giữa hàn lâm và đời sống, giữa người sáng tạo và người thụ hưởng, thúc đẩy tinh thần sáng tạo và...

Nghề xưa chuyển mình nơi phố cũ

Trong ký ức của nhà văn Lê Phương Liên về khu phố cổ - nơi bà sinh ra và lớn lên, những phố nghề truyền thống vẫn như còn hiện diện: “Tôi vẫn nhớ phố Hàng Dầu, nơi xưa có những cửa hàng tạp hóa với khung...

Dấu ấn sum vầy, khởi sắc sáng tạo

Qua những tác phẩm mỹ thuật chào Xuân Ất Tỵ, người xem cảm nhận dấu ấn sum vầy, những khởi sắc trong sáng tạo và niềm hy vọng một khởi đầu mới thúc đẩy mỹ thuật Việt Nam phát...

Phố cổ trong hành trình “chuyển hóa mềm”

Thành phố Hà Nội hiện đại vẫn luôn có nhu cầu rất lớn là bảo lưu những tích lũy đô thị cả về vật chất lẫn văn hóa, tinh thần..., coi đó như một tài nguyên nhân văn, làm nên dấu ấn một đô thị tinh hoa.Bên...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 25-1-2025

Nhiều điểm vui chơi hấp dẫn trong dịp Tết tại Thủ đôTổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Nội do cơ quan thuế quản lý thu thực hiện trong năm 2024 đạt 125,6% dự toán, góp...

Ngày Tết chuyện trò về thổi hồn di sản vào rock cùng Ngũ Cung

“Ngũ Cung – Thổi hồn di sản vào rock” là điểm nhấn thú vị trong loạt chương trình “Tết Hà Nội” của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, sẽ phát sóng vào mùng 2 Tết Nguyên đán...

Tin nổi bật

Tin mới nhất