Powered by Techcity

Miền Trung đối mặt đợt mưa lũ đỉnh điểm, Biển Đông khả năng xuất hiện áp thấp

Ngày 2/11, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tiếp tục phát bản tin cảnh báo về đợt mưa lớn ở Trung Bộ trong những ngày tới.

Theo đó, hiện nay khu vực Trung Bộ đã có mưa cục bộ. Dự báo từ gần sáng đến đêm mai (3/11), khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to và rải rác có giông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa từ 40-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm.

Ngày và đêm 4/11, mưa mở rộng ra khu vực Thanh Hóa với lượng mưa đến 70-150mm, cục bộ có nơi trên 300mm; riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng lượng mưa 100-200mm, cục bộ có nơi trên 350mm.

Cơ quan khí tượng nhấn mạnh cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét khu vực từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng cấp 2.

anh 6 27690.jpg
Hình ảnh ngập lụt tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình những ngày cuối tháng 10. Ảnh: Ngọc Hải

Dự báo, mưa lớn ở các tỉnh miền Trung còn kéo dài trong nhiều ngày và khả năng mở rộng xuống đến Bình Định. 

Nhận định về đợt mưa lớn này, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, khoảng ngày 3-4/11, trên Biển Đông có khả năng hình thành một vùng xoáy thấp, không loại trừ khả năng có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Cũng trong những ngày đầu tháng 11, một đợt không khí lạnh có cường độ mạnh sẽ tràn xuống nước ta khoảng từ 4-7/11.

Sự kết hợp của xoáy thuận, không khí lạnh, nhiễu động gió Đông và địa hình đón gió của dãy Trường Sơn sẽ tạo ra một đợt mưa lớn dữ dội ở các tỉnh miền Trung. Dự báo, mưa từ khoảng ngày 3-10/11.

“Đây là đợt mưa lớn trên diện rộng, đặc biệt là các trận mưa cường suất lớn, gây ra lũ lớn trên báo động 3 ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ; ngập úng diện rộng, lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực vùng núi”, ông Khiêm nhấn mạnh.

Đáng lưu ý, vùng mưa lớn không chỉ tập trung ở chính các tỉnh đã có mưa rất lớn trong những ngày qua (Hà Tĩnh đến Đà Nẵng), và còn mở rộng ra phần phía Nam, cụ thể các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên.

TS. Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai cũng đưa ra nhận định, hình thái mưa lớn trong giai đoạn từ 3-10/11 (có thể lâu hơn) ở miền Trung tương đối giống với hình thái mưa lụt trong tháng 10/2020.

Mưa theo kiểu cuốn chiếu từ phía Nam Trung Bộ ra Bắc Trung Bộ do vùng thấp gây nên trong khoảng từ 3-5/11 ở khu vực Quảng Ngãi tới Hà Tĩnh. Sau đó từ 6-10/11 có gió Đông Bắc ẩm mạnh thổi từ eo biển Đài Loan (Trung Quốc) qua và gây mưa ngược trở lại từ Bắc Trung Bộ vào Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

“Giai đoạn này là lo nhất vì sóng biển sẽ cao khoảng 2,5-3m ven bờ theo hướng Đông Bắc khiến nước khó thoát ra ngoài”, ông Huy lưu ý.

Ngoài ra, ông Khiêm cho biết thêm, sau ngày 10/11, mưa lớn ở miền Trung còn có diễn biến phức tạp với khả năng xuất hiện 2-3 đợt mưa lớn, trong đó nửa đầu tháng 11 tập trung nhiều ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, nửa cuối tháng 11 và đầu tháng 12 dồn vào các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên.

Đợt mưa lớn đầu tháng 11 gây ra nhiều lo ngại. Đây cũng là giai đoạn mưa lũ đỉnh điểm ở miền Trung trong năm nay. “Chúng tôi cảnh báo nguy cơ cao xuất hiện lũ lớn, nguy cơ đặc biệt cao về tình trạng lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, kèm theo đó là tình trạng ngập úng diện rộng”, ông Khiêm lưu ý.

Không khí lạnh gia tăng về tần suất và cường độ 

Liên quan đến đợt không khí lạnh mạnh dự báo đổ bộ miền Bắc từ đêm 4/11, cơ quan khí tượng cho biết, đây là đợt rét diện rộng đầu tiên của mùa đông năm nay, riêng vùng núi có thể xuất hiện rét đậm cục bộ.

Trong thời kỳ tháng 11, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền của Việt Nam có khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ (TBNN trên biển Đông: 1,5 cơn; đổ bộ: 0,9 cơn).

Không khí lạnh trong thời kỳ dự báo, tiếp tục gia tăng về tần suất và cường độ, đặc biệt trong thời kỳ 10 ngày đầu tháng, có khả năng gây ra đợt rét đầu tiên trong năm 2024.

Đồng thời, khu vực Trung Bộ có khả năng xuất hiện các đợt mưa lớn diện rộng (tập trung chủ yếu từ nam Nghệ An đến Khánh Hòa). Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục xuất hiện nhiều ngày có mưa rào và giông, trong đó có ngày có mưa vừa, mưa to.

Thời kỳ này, tổng lượng mưa tại các khu vực trên cả nước phổ biến cao hơn từ 15-40% so với TBNN; riêng các tỉnh trung du, vùng núi Bắc Bộ, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phổ biến ở ngưỡng xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ. 

Nhận định tình hình khí tượng trên cả nước từ 2-8/11: 

Khu vực Bắc Bộ

Từ 2-3/11: đêm không mưa, ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù. Đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi trời rét.

Từ 4-6/11: có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; riêng đêm 5 ngày 6 có mưa vài nơi. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trong mưa giông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh.

Từ ngày 7-8/11: đêm không mưa, ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù. Đêm và sáng sớm trời rét.

Khu vực Trung Bộ

​Ngày 2/11: có mưa vài nơi, riêng khu vực Nam Trung Bộ có mưa rào rải rải rác và có nơi có giông.

Từ 3-5/11: khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa to, cục bộ có mưa rất to và giông. Khu vực Nam Trung Bộ có mưa rào và giông rải rác. Từ đêm 4/11, khu vực Bắc Trung Bộ trời chuyển rét.

Từ 6-8/11: khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to, cục bộ có mưa rất to và giông; các khu vực khác có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Trong mưa giông có khả năng xảy ra tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh.

Từ 4-8/11, trên các sông ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ. Mực nước đỉnh lũ trên các sông ở Hạ Tĩnh có khả năng lên mức bão động (BĐ)1, trên các sông khu vực Trung Trung Bộ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi ở mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3.

Từ 6-8/11, mực nước các sông ở Bình Định thuộc khu vực Nam Trung Bộ khả năng có dao động.

Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất xảy ra tại khu vực vùng núi, ngập lụt cục bộ vùng trũng thấp ven sông và khu đô thị tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Từ 2-8/11: có mưa rào và giông vài nơi; riêng chiều tối và tối có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Mực nước trên các sông khu vực Bắc Tây Nguyên có khả năng xảy ra một đợt dao động mạnh từ ngày 4-8/11. 

Khu vực Hà Nội

Từ 2-3/11: đêm không mưa, ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù. Đêm và sáng sớm trời lạnh.

Từ 4-6/11: có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; riêng đêm 5 ngày 6 có mưa vài nơi. Trời rét. Trong mưa giông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh.

Từ 7-8/11: đêm không mưa, ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù. Đêm và sáng sớm trời rét.

Trên biển: Từ 2-8/11, độ cao sóng khu vực Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), Vịnh Bắc Bộ, khu vực biển từ Quảng Trị đến Ninh Thuận có xu hướng tăng dần. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa) và Quảng Trị đến Quảng Ngãi sóng cao 4-6m, biển động mạnh. Khu vực Giữa Biển Đông sóng cao 3-5m, biển động. Khu vực Vịnh Bắc Bộ, Bình Định – Ninh Thuận, Nam Biển Đông và quần đảo Trường Sa sóng dao động trong khoảng 2-4,5m, biển động.

Không khí lạnh khuếch tán, thời tiết TPHCM nhiều bất ngờ trong tháng 11

Không khí lạnh khuếch tán, thời tiết TPHCM nhiều bất ngờ trong tháng 11

Thời tiết TPHCM tháng 11 bắt đầu chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường và khuếch tán về phía nam. Dự báo khoảng cuối tháng, mùa mưa ở Nam Bộ kết thúc và bước vào mùa khô.

Không khí lạnh tràn về, miền Bắc có nơi 15 độ

Không khí lạnh tràn về, miền Bắc có nơi 15 độ

Khoảng chiều tối và đêm 1/11, đợt không khí lạnh đầu tiên của tháng 11 bắt đầu tràn về; tiếp sau đó một đợt mạnh hơn. Dự báo đợt này, nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ từ 18-21 độ, vùng núi cao có nơi dưới 15 độ.

Nguồn: https://vietnamnet.vn/mien-trung-doi-mat-dot-mua-lu-dinh-diem-bien-dong-kha-nang-xuat-hien-ap-thap-2337999.html

Cùng chủ đề

Không khí lạnh mạnh liên tiếp tràn về, miền Bắc chìm sâu trong giá rét

Không khí lạnh tăng cường mạnh khiến miền Bắc bao trùm giá rét Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía Bắc của khu vực Trung Trung Bộ; sau đó tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Trung Trung Bộ. Từ đêm 13-12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ. Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung...

EVNHANOI tăng cường nhân lực để xử lý sự cố sau bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, EVNHANOI đã chủ động lên kế hoạch ứng phó từ sớm, tăng cường nhân lực và vật tư để kịp thời xử lý sự cố. Các trạm bơm quan trọng tại các khu vực xung yếu đã được EVNHANOI ưu tiên cấp điện trở lại nhanh chóng sau khi bão đi qua, đảm bảo công tác bơm tiêu thoát nước hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do ngập úng. Nhiều khu...

Dừng chạy tàu khách Hà Nội

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), khu vực tỉnh Yên Bái có mưa lớn, công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội đã ngừng chạy hai đôi tàu khách Hà Nội lên Lào Cai. Tuyến đường sắt chạy qua địa phận tỉnh Yên Bái bị ngập sâu trong nước lũ dâng cao. Cụ thể, tàu khách SP3 và SP4 chặng Hà Nội – Lào Cai sẽ dừng chạy trong ngày 9/9. Kế hoạch khai...

Du lịch 2/9 ở miền Trung: Check-in loạt địa điểm ‘triệu view’ trên mạng xã hội

Phan Thiết, Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa là những địa điểm luôn thu hút lượng lớn du khách trong các dịp nghỉ lễ. Dưới đây là gợi ý một số “góc check-in” mới, thú vị tại các điểm đến trên. Hai con dốc “thần thánh” ở Phan Thiết (Bình Thuận) Nếu chọn Phan Thiết là nơi...

Hàng loạt cây đổ, bật gốc sau cơn mưa lớn tại Hà Nội

23/08/2024 | 00:35 TPO – Tối 23/8, trận mưa lớn kéo dài khiến hàng loạt cây xanh trên nhiều tuyến phố Thủ đô bị gãy đổ, bật gốc…gây cản trở giao thông. Khoảng từ 20h30 ngày 23/8, Hà Nội bắt đầu mưa giông, sấm sét, gió giật mạnh đã khiến nhiều cây xanh Hà...

Cùng tác giả

Dự báo giá vàng ngày mai 26/12/2024: Tiếp tục đi ngang

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền Bắc –...

Địa danh Hà Nội sẽ gắn liền với một văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng

Ngày 24/12/2024 tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn  Phóng viên: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đánh giá về việc Liên hợp quốc...

Tập trung hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng huyện Đông Anh thành quận

Đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, Trưởng đoàn khảo sát số 2 chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.Trong giai đoạn 2021-2025, các...

Thúc đẩy nguồn lực của cộng đồng kiều bào cho sự phát triển bền vững đất nước

Sáng 25/12, Hội thảo kỷ niệm 65 năm kết nối kiều bào với đất nước và 20 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW về công tác người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện do Ủy ban Nhà nước về NVNONN tổ chức; với sự tham dự của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ, nguyên lãnh đạo Ủy ban cùng lãnh...

Cùng chuyên mục

Dự báo giá vàng ngày mai 26/12/2024: Tiếp tục đi ngang

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền Bắc –...

Địa danh Hà Nội sẽ gắn liền với một văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng

Ngày 24/12/2024 tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn  Phóng viên: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đánh giá về việc Liên hợp quốc...

Tập trung hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng huyện Đông Anh thành quận

Đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, Trưởng đoàn khảo sát số 2 chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.Trong giai đoạn 2021-2025, các...

Thúc đẩy nguồn lực của cộng đồng kiều bào cho sự phát triển bền vững đất nước

Sáng 25/12, Hội thảo kỷ niệm 65 năm kết nối kiều bào với đất nước và 20 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW về công tác người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện do Ủy ban Nhà nước về NVNONN tổ chức; với sự tham dự của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ, nguyên lãnh đạo Ủy ban cùng lãnh...

Hà Nội xem xét tiến độ lên quận của 4 huyện trong năm 2025

Ngày 20-12, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội ký ban hành Chương trình số 35-CTr/TU về Chương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ...

Sự kiện trọng đại khi Việt Nam lần đầu đăng cai lễ ký Công ước của Liên Hợp Quốc

Ngày 24/12 tại New York, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức lễ ký Công ước. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, đây là “thành quả xứng đáng” sau gần 5 năm Việt Nam cùng các nước thành viên Liên Hợp Quốc nỗ lực “đàm phán không mệt mỏi”. Là văn kiện đầu tiên về tội...

Tuổi trẻ Thủ đô quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn

Chiều 25-12, tại Trung tâm Văn hóa Thể thao quận Đống Đa, Thành đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng...

Đại tướng Nguyễn Quyết và những kinh nghiệm quý báu trong xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại

Ông là vị Bí thư Thành ủy trẻ tuổi nhất, lãnh đạo Hà Nội ở một thời điểm lịch sử quan trọng với dấu ấn đậm nét trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng Tháng Tám năm...

Xuân Phả, điệu múa và tích trò cổ nghìn năm ở xứ Thanh

Sức sống trường tồn của một trò diễn Phàm đã là người sống ở đất Xuân Trường thì không ai là không biết đến trò diễn dân gian Xuân Phả và thuộc lòng truyền thuyết về sự ra đời của điệu múa cổ. Chuyện kể là, trên đường dẫn nghĩa quân đi dẹp loạn sứ quân của Ngô Xương Xí ở Bình Kiều Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay)- sứ quân cuối cùng trong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất