Powered by Techcity

Lý do đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không kéo dài đến Cà Mau?

Theo đó, có ý kiến đề nghị xem xét kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ và đề nghị sửa đổi, bổ sung chiều dài tuyến khoảng 2.110km từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau.

Chính phủ cho biết, với mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, từng bước hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội 13, Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã hoạch định phát triển các tuyến đường sắt mới trên hành lang Bắc – Nam từ Lạng Sơn đến Cần Thơ, chiều dài khoảng 1.871km, gồm 3 tuyến: Lạng Sơn – Hà Nội, Hà Nội – TPHCM và TPHCM – Cần Thơ.

Các tuyến đường sắt từ Lạng Sơn – Cần Thơ có nhu cầu vận tải khác nhau nên tiêu chuẩn kỹ thuật và loại hình đường sắt cũng khác nhau, trong đó tuyến Lạng Sơn – Hà Nội là loại hình đường sắt thường, tốc độ thiết kế 160-200 km/h, đang lập quy hoạch chi tiết để huy động nguồn vốn đầu tư; tuyến Hà Nội – TPHCM là loại hình đường sắt tốc độ cao.

Tuyến TPHCM – Cần Thơ là loại hình đường sắt thường, tốc độ thiết kế 160-200 km/h, đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến đầu tư trước năm 2030.

Do đó, Chính phủ kiến nghị giữ nguyên phạm vi dự án tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam từ TP Hà Nội đến TPHCM.

Dự án tuyến đường sắt tốc độ ca Bắc – Nam sẽ có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TPHCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TPHCM.

Về lý do lựa chọn tốc độ chạy tàu 350 km/h mà không phải tốc độ 200-250 km/h để vừa chở khách và chở hàng, Chính phủ biết việc lựa chọn tốc độ đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện, tổng hợp kinh nghiệm phát triển đường sắt tốc độ cao trên thế giới.

Tốc độ chạy tàu 200-250 km/h phát triển cách đây khoảng 50 năm và phổ biến trong giai đoạn khoảng 25 năm trở về trước, phù hợp với các tuyến ngắn và trung bình.

Tốc độ 350 km/h và cao hơn đang là xu thế phát triển trên thế giới, phù hợp với các tuyến dài từ 800km trở lên, tập trung nhiều đô thị có mật độ dân số cao như hành lang Bắc – Nam nước ta.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy với chiều dài tuyến lớn hơn 800km thì tốc độ 350 km/h hấp dẫn hơn và có khả năng thu hút lượng hành khách cao hơn so với tốc độ 250 km/h. Theo tính toán của tư vấn, chặng Hà Nội – TPHCM tốc độ 350 km/h có khả năng thu hút hành khách cao hơn khoảng 12,5% so với tốc độ 250 km/h.

Đáng chú ý, chi phí đầu tư tốc độ 350 km/h cao hơn tốc độ 250 km/h khoảng 8-9%. Tuy nhiên, nếu đầu tư với tốc độ 250 km/h, việc nâng cấp lên tốc độ 350 km/h là khó khả thi và không hiệu quả.

Vì vậy, Chính phủ kiến nghị lựa chọn tốc độ thiết kế 350 km/h để đáp ứng tiêu chí hiện đại, đồng bộ, có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa kinh tế.

Trước ý kiến đề nghị xem xét đoạn tuyến từ ga Phủ Lý đến ga Ninh Bình, Chính phủ cho biết phương án hướng tuyến đã được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Hướng tuyến được nghiên cứu bảo đảm phù hợp quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch các vùng và quy hoạch tỉnh; trong quá trình nghiên cứu cũng đã đưa ra 3 phương án để phân tích so sánh lựa chọn.

Với vai trò là trung tâm phía nam vùng duyên hải Bắc Bộ, TP Nam Định có quy mô dân số quy hoạch đến năm 2040 khoảng 600.000 dân, là đầu mối giao thông có nhu cầu vận tải lớn. Vùng hấp dẫn các địa phương lân cận trong khu vực Đồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Hưng Yên… lên đến khoảng 4 triệu người.

Theo dự báo, đến năm 2050 nhu cầu đi và đến ga Nam Định khoảng gần 3 triệu khách/năm.

Nếu tính chi phí đầu tư và vận hành khai thác trong 30 năm, đoạn tuyến qua Nam Định (12km) sẽ có chi phí khoảng 1,66 tỷ USD, lợi ích thu được ước đạt 2,06 tỷ USD.

Kinh nghiệm thế giới đã cho thấy có nhiều trường hợp tuyến đường sắt tốc độ cao đi vòng để qua các trung tâm lớn, thu hút hành khách, thay vì đi thẳng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Dự kiến chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ được Quốc hội thông qua vào ngày mai.

Phương án đường sắt tốc độ cao qua Nam Định sẽ thu lợi khoảng 400 triệu USD

Phương án đường sắt tốc độ cao qua Nam Định sẽ thu lợi khoảng 400 triệu USD

Dự báo đến năm 2050, nhu cầu đi và đến ga đường sắt tốc độ cao qua Nam Định khoảng gần 3 triệu khách/năm. Chi phí đầu tư và vận hành trong 30 năm khoảng 1,66 tỷ USD trong khi lợi ích thu ước khoảng 2,06 tỷ USD.

Bộ trưởng GTVT: Có ý kiến sợ đường sắt tốc độ cao chậm tiến độ như metro

Bộ trưởng GTVT: Có ý kiến sợ đường sắt tốc độ cao chậm tiến độ như metro

Trước lo ngại dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đội vốn và chậm tiến độ như đường sắt đô thị (metro), Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết đã nghiên cứu kỹ các nguyên nhân.

Yếu tố 'thành hay bại' khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Yếu tố ‘thành hay bại’ khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Việc huy động vốn từ các nguồn ngoài ngân sách đòi hỏi chính sách minh bạch và quản lý chặt chẽ để tránh rủi ro tài chính lâu dài. Đây là nội dung quan trọng nhất đảm bảo sự “thành hay bại” của dự án và hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Nguồn: https://vietnamnet.vn/ly-do-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-khong-keo-dai-den-ca-mau-2346925.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng gặp nhà đầu tư nước ngoài: Dự kiến 10 năm sẽ có đường sắt tốc độ cao

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 11-2024 với tổng vốn sơ bộ tương đương 67 tỉ USD. Toàn tuyến dài 1.541km, đi qua 20 tỉnh thành với tốc độ thiết kế 350km/h. Về năng lượng, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam thông tin Việt Nam dự kiến hoàn thành nhà máy điện hạt nhân trong 5 năm. Cùng với đó, nhiều dự án lớn về...

Đường sắt cao tốc: Cú hích đưa giao thông Việt Nam vươn tầm thế giới

Phóng viên báo Dân trí đã có buổi trò chuyện với Tiến sĩ Trương Thị Mỹ Thanh, Trưởng Bộ môn Quy hoạch và Giao thông đô thị (Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải) để tìm hiểu về công nghệ đường sắt cao tốc Bắc-Nam, cũng như tiềm năng phát triển kinh tế từ Dự án này. Thưa Tiến sĩ, nhiều quốc gia tại khu vực châu Âu, Nhật Bản hay Trung Quốc; công nghệ đường sắt cao tốc đã có...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á – ÂuPhương án hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã tính đến kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Ảnh minh họa. Đây là khẳng định của Bộ GTVT trong công văn báo cáo giải trình, tiếp thu, làm rõ một số nội dung...

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là bước chuẩn bị, đột phá chiến lược để nước bước vào...

Bước đột phá chiến lược để nước ta bước vào kỷ nguyên mới Phát biểu ý kiến, đại biểu Tạ Văn Hạ – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam tán thành với chủ trương đầu tư dự án với tinh thần bàn làm chứ không bàn lùi. Đây là xu thế phát triển đất nước, là bước chuẩn bị, đột phá chiến lược để nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển. Về tổng thể quy hoạch, đại biểu...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). Chính phủ vừa có Tờ trình số 767/TTr -CP đề nghị Quốc hội...

Cùng tác giả

Huyện Đan Phượng thi đấu cờ tướng trong khuôn khổ Đại hội thể dục, thể thao huyện lần thứ XI

Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Đan Phượng Bùi Thị Quyên cho biết, cờ tướng là môn thi đấu thu hút người chơi không chỉ bởi tính chiến thuật và trí tuệ,...

Độc đáo Lễ hội “rước vua giả” đền Sái

Lễ hội đền Sái với nghi thức rước vua độc đáo thể hiện tính đoàn kết cộng đồng; bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà...

Hà Nội đón nhận danh hiệu 2 làng nghề là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn...

Cuối năm 2024, làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng nghề dệt lụa Vạn Phúc của Hà Nội chính thức được công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn...

Thị trấn nghỉ mát Grado

Khu phố cổ ở trung tâm Grado là cả một kho tàng quý báu. Mỗi công trình tại đây mang một “sức nặng” lịch sử hiếm có, ví dụ như Vương cung thánh đường Sant'Eufemia được xây dựng vào...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 8-2-2025

Phát triển nông nghiệp xanh, sinh thái: Giải tỏa hành lang chính sáchTừ ngày 14-2-2025, Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT ban hành quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông của Bộ Giáo...

Cùng chuyên mục

Tổ chức phong trào thi đua cao điểm chào mừng Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Theo kế hoạch, 100% đơn vị thuộc thành phố triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội, các ngày lễ lớn của Thủ...

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trình bày tờ trình, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, việc xây dựng Pháp lệnh nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài,...

Quận Đống Đa kết nạp 8 tân binh vào Đảng

Trước khi vào buổi gặp mặt, lãnh đạo quận cùng các thanh niên lên đường nhập ngũ, quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đã tham gia "Lễ dâng hương - Tiếp lửa truyền thống cho...

Hội Nông dân thành phố đặt mục tiêu trồng mới 30.000 cây xanh

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền dự.Chủ tịch Hội Nông dân thành phố đề nghị các cấp Hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương...

Hội Nông dân thành phố phấn đấu trồng mới 30.000 cây xanh

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền dự.Chủ tịch Hội Nông dân thành phố đề nghị các cấp Hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương...

Cơ chế vượt trội xử lý các xung đột pháp luật

Chưa đáp ứng được yêu cầu phát triểnĐánh giá về Luật Thủ đô được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ tư ngày 21-11-2012, sau gần 12 năm triển khai, đại diện các bộ, ngành đều...

Khen thưởng 49 tập thể, cá nhân có thành tích trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 4-2-2025 về việc khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức, triển khai...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

* Tiếp đó, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác đã đến dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bức phù điêu Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân...

Mỗi bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương hoàn thành nhiệm vụ thì cả nước hoàn thành nhiệm vụ

Tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 1-2025; triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP; xây dựng kịch bản tăng trưởng của các địa phương; tình hình phân bổ,...

Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025

Phải tập trung ngay vào xử lý công việcThủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, sau kỳ nghỉ Tết...

Tin nổi bật

Tin mới nhất