Powered by Techcity

Luật đã mở, kiều bào muốn mua nhà đất ở Việt Nam cần chuẩn bị gì?

Kiều bào mua nhà đất: Cần chuẩn hóa giấy tờ tùy thân - Ảnh 1.

Khu cao ốc thương mại đang xây dựng hoàn thiện trên đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNG

Luật Đất đai và Luật Nhà quy định điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) được nhận, tặng cho, nhận chuyển nhượng nhà đất là phải được nhập cảnh vào Việt Nam. Để thực hiện các thủ tục này thì Việt kiều phải có đầy đủ các giấy tờ tùy thân có liên quan như giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, là người gốc Việt…

Luật Đất đai: Việt kiều có quyền như người trong nước

Luật Đất đai năm 2024 quy định người sử dụng đất có người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài. Hai nhóm người này được quyền khác nhau trong sử dụng đất và sở hữu nhà tại Việt Nam.

Theo đó người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (tức người còn quốc tịch Việt Nam), được thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ liên quan đến đất đai như cá nhân trong nước (khoản 3 điều 4 Luật Đất đai 2024). Đó là các quyền được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, được cấp giấy chứng nhận, nhận quyền sử dụng đất, thuê lại đất, chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Như vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam được trực tiếp mua nhà, đất như công dân Việt Nam ở trong nước thay vì bị hạn chế một số quyền như quy định của Luật Đất đai năm 2013. Luật còn đồng nhất cách gọi chung là cá nhân cho cả cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam. Như vậy, quyền và nghĩa vụ của cá nhân sử dụng đất gồm: cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam là ngang nhau.

Điều 3 nghị định 95 năm 2024 hướng dẫn Luật Nhà ở quy định các loại giấy tờ chứng minh đối tượng là cá nhân được sở hữu nhà tại Việt Nam quy định công dân Việt Nam phải có thẻ căn cước, hộ chiếu Việt Nam hoặc các giấy tờ khác có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam. Để được sở hữu nhà, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm tạo lập nhà ở.

Khi làm thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại các tổ chức công chứng và làm thủ tục đăng ký sang tên tại các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thì Việt kiều là công dân Việt Nam phải có các giấy tờ chứng minh mình có quốc tịch Việt Nam và thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở như trên.

Mở rộng quyền cho người gốc Việt định cư ở nước ngoài

Khoản 1 điều 44 của Luật Đất đai 2024 quy định: “Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam, có quyền sử dụng đất ở do nhận chuyển quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở”.

Khi thực hiện các thủ tục để sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế theo pháp luật về xuất nhập cảnh và giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch. Cơ quan cấp giấy tờ xác nhận người gốc Việt Nam là sở tư pháp hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam, nơi người gốc Việt Nam cư trú vào thời điểm nộp hồ sơ hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao.

Để chứng minh điều kiện được sở hữu nhà, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở. Khi có đủ những điều kiện trên, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài mới được hưởng các quyền về nhà, đất theo quy định pháp luật.

Kiều bào mua nhà đất: Cần chuẩn hóa giấy tờ tùy thân - Ảnh 2.

Dự án bất động sản đang xây dựng ở quận 7, TP.HCM – Ảnh: Q.ĐỊNH

Thủ tục ra sao?

Theo thiếu tá Trần Duy Hiển – phó giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – C06, Bộ Công an), về nguyên tắc Việt kiều muốn làm thẻ căn cước vẫn phải có hoặc còn quốc tịch Việt Nam và phải xác định được nơi cư trú.

Hiện Bộ Công an đang đề xuất điều chỉnh nghị định 62 về xác nhận nơi cư trú của công dân (để phân biệt nơi thường trú, nơi tạm trú và nơi ở hiện tại). Từ đó, cơ quan chức năng sẽ có quy trình, thủ tục cho việc đăng ký nơi ở hiện tại để lấy thông tin in trên thẻ căn cước, cấp căn cước cho Việt kiều.

Luật sư Trần Thị Thanh Lam, Đoàn luật sư Hà Nội, cho biết liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài hay gọi chung là Việt kiều sẽ có hai nhóm người được Luật Đất đai 2024 công nhận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đủ điều kiện. Đó là “người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam”, và “người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Tuy nhiên, để chứng minh là người gốc Việt Nam cần có giấy tờ về nhân thân, trong đó có thể là căn cước công dân. Luật Quốc tịch Việt Nam cũng quy định người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.

Căn cứ theo điều 19 Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024 quy định người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam. Như vậy, nếu Việt kiều còn giữ quốc tịch Việt Nam và từ đủ 14 tuổi trở lên thì thuộc đối tượng được cấp thẻ căn cước. Trường hợp Việt kiều còn quốc tịch Việt Nam và dưới 14 tuổi mà có nhu cầu thì vẫn được cấp thẻ căn cước.

Thủ tục cấp căn cước công dân được quy định tại điều 21 nghị định 70 hướng dẫn Luật Căn cước như sau:

Công dân đến cơ quan quản lý căn cước (cơ quan quản lý căn cước của công an huyện, quận, thị xã, thành phố… nơi công dân cư trú hoặc cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an) đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, cung cấp thông tin gồm: họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi cư trú để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

– Trường hợp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa có hoặc có sai sót thì người tiếp nhận thực hiện việc điều chỉnh thông tin theo quy định trước khi đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.

– Trường hợp thông tin của công dân chính xác, người tiếp nhận đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước trích xuất thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sau khi xác định thông tin người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước là chính xác thì thực hiện trình tự thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định tại điều 23 Luật Căn cước.

Trình tự, thủ tục cấp căn cước thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia: Công dân lựa chọn thủ tục, kiểm tra thông tin của mình được khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì đăng ký thời gian và cơ quan quản lý căn cước để thực hiện thủ tục. Hệ thống sẽ xác nhận và tự động chuyển đề nghị của công dân đến cơ quan quản lý căn cước nơi công dân đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.

Công dân đến cơ quan quản lý căn cước theo thời gian, địa điểm đã đăng ký để thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo trình tự, thủ tục quy định như thủ tục cấp căn cước tại cơ quan quản lý căn cước.

Giấy tờ cần thiết để được cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

Theo khoản 1 điều 33 nghị định 16/2020/NĐ-CP, hồ sơ để được cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam gồm: tờ khai theo mẫu quy định, kèm hai ảnh 4×6 chụp chưa quá sáu tháng và bản sao các giấy tờ:

– Giấy tờ về nhân thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp).

– Giấy tờ được cấp trước đây để chứng minh người đó đã từng có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ để chứng minh khi sinh ra người đó có cha mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam.

– Trường hợp không có bất kỳ giấy tờ nào nêu trên thì tùy từng hoàn cảnh cụ thể, có thể nộp bản sao giấy tờ về nhân thân, quốc tịch, hộ tịch do chế độ cũ ở miền Nam cấp trước ngày 30-4-1975; giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911 đến năm 1956; giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam.

– Thời gian cấp giấy: trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra thông tin trong hồ sơ, đối chiếu với cơ sở dữ liệu, tài liệu liên quan đến quốc tịch để quyết định cấp hoặc không cấp giấy xác nhận người gốc Việt Nam. Nếu không có cơ sở cấp giấy xác nhận trên thì thông báo cho người nộp hồ sơ biết.

Kiều bào mua nhà đất: Cần chuẩn hóa giấy tờ tùy thân - Ảnh 3.

Đã có rắc rối chứng minh nhân thân

Ông N.T.H. là Việt kiều, sang Mỹ từ nhỏ và đã có quốc tịch Mỹ. Mới đây ông H. về quê ở Tân Uyên (Bình Dương) để nhận tặng cho phần nhà đất từ cha mẹ để lại. Ông H. vẫn còn giấy khai sinh, chứng minh là người còn quốc tịch Việt Nam.

Tuy nhiên rắc rối xảy ra khi ông đi làm thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho thì có sự sai lệch tên của ông trong hộ chiếu so với giấy khai sinh. Nguyên do là tên Mỹ của ông có khác biệt với tên trên giấy khai sinh. Ông H. được công chứng viên hướng dẫn phải thực hiện thủ tục để chứng minh, xác nhận ông H. trong giấy khai sinh và hộ chiếu là một người, nếu không thì không thể thực hiện các thủ tục liên quan.

Ông H. tìm đến cơ quan quản lý hộ tịch ở địa phương để thực hiện thủ tục xác nhận thông tin nhân thân nhưng các cơ quan chức năng cũng tỏ ra lúng túng. Có người quen am hiểu hướng dẫn ông H. liên hệ các cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan quản lý hộ tịch phía Mỹ để thực hiện xác nhận trên.

Trường hợp bà L.T.T. là Việt kiều cũng gặp phát sinh liên quan giấy tờ nhân thân. Bà T. ban đầu có hộ khẩu ở quận 1 (TP.HCM), khi lấy chồng thì nhập hộ khẩu về quận 3. Sau đó, vợ chồng bà xuất cảnh sang Mỹ và được nhập quốc tịch Mỹ. Thời gian sống ở Mỹ, vợ chồng bà ly hôn. Mới đây, bà T. về Việt Nam và muốn bán một phần đất đã mua trước đó để mua nơi khác.

Liên hệ phòng công chứng để hỏi thủ tục, được người tư vấn cho biết: do cơ quan quản lý hộ tịch ở Việt Nam vẫn ghi nhận việc bà có quan hệ hôn nhân nên bà T. nên phải có xác nhận tình trạng hôn nhân nếu muốn một mình đứng ra bán đất. Cụ thể, bà T. phải mang phán quyết của cơ quan có thẩm quyền ở Mỹ về việc ly hôn để thực hiện hợp thức hóa lãnh sự.

“Thêm vào đó tôi muốn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì phải có thẻ căn cước, hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam. Trong khi tôi chỉ còn chứng minh nhân dân đã cũ nên được hướng dẫn phải đổi sang căn cước…”, bà T. nói.

Tuoitre.vn

Nguồn:https://tuoitre.vn/luat-da-mo-kieu-bao-muon-mua-nha-dat-o-viet-nam-can-chuan-bi-gi-20240825085231873.htm

Cùng chủ đề

Dự án hạ tầng tại TP.HCM sắp hết cảnh nằm chờ mặt bằng

Với quy định giá bồi thường giải phóng mặt bằng tiệm cận giá thị trường tại Luật Đất đai 2024, chi phí đền bù sẽ tăng cao, nhưng các dự án không còn cảnh phải chờ mặt bằng hàng năm trời. Vốn tăng nhưng giải phóng mặt bằng nhanh hơn Ngay sau khi Luật Đất đai mới có hiệu lực, TP.HCM đã rà soát và áp dụng quy định mới là giá bồi thường giải phóng mặt bằng tiệm cận giá...

Việt Nam và thách thức lớn nhất để thành “tâm điểm” ngành bán dẫn

Hội thảo với chuyên đề phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam thu hút nhiều chuyên gia, nhà khoa học, kiều bào đang làm việc ở nước ngoài (Ảnh: Nguyễn Nguyễn). Chiều nay (22/8) tại Hà Nội, đã diễn ra các phiên chuyên đề trong khuôn khổ “Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới” lần thứ 4, và Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài. Tại phiên đầu tiên,...

Doanh nghiệp lại chờ Nghị quyết thí điểm về đất khác

Nhiều doanh nghiệp có quyền sử dụng đất, nhưng không có diện tích đất ở đang lấn cấn với câu hỏi có thể thực hiện được dự án nhà ở thương mại không và thực hiện như thế nào sau khi Luật Đất đai có hiệu lực. Ông Đặng Văn Khải, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Constrexim rời khỏi Hội thảo “Động lực mới, cơ hội, thách thức từ Luật Đất đai...

Phân khúc đất nông nghiệp vẫn im hơi lặng tiếng

Luật Đất đai 2024 cho phép cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư có tiềm lực, song “miếng bánh” này không dễ ăn. Nếu như trước đây, đất lúa chỉ cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp mới được nhận chuyển quyền sử dụng, thì với quy định mới hiện nay, các cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu...

Luật Đất đai sẽ đưa thị trường nhà ở Hà Nội bước vào “chu kỳ mới”

Phân khúc căn hộ được thị trường Hà Nội quan tâm đột biến Nửa đầu năm 2024, các phân khúc nhà ở tiếp tục là điểm nóng của thị trường bất động sản. Phân khúc căn hộ ghi nhận mối quan tâm tăng đột biến, dẫn đến giá sản phẩm trên thị trường thứ cấp tăng mạnh. Báo cáo quý II/2024 của Savills Việt Nam chỉ ra, kể từ 2020 đến nay, giá sơ cấp trung bình tăng 18% mỗi...

Cùng tác giả

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

Chiều ngày 8/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo”.  Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Hà Nội kết nối – vươn xa” lần thứ 4 với sự tham gia thực hiện của phụ nữ Hà Nội và các thành...

Khai mạc Tuần hàng thương mại, nông sản, du lịch, đầu tư

Tới dự lễ khai mạc có đồng chí Nguyễn Thế Giang, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang; đại diện lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư...

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

Tối 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar...

Online Friday 2024 đang đến gần

Với tinh thần tự hào và thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt, sự kiện hứa hẹn sẽ khuấy động mạnh mẽ thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào dịp cuối năm. Đây là dịp không thể bỏ lỡ cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp khi có thể trải nghiệm hàng ngàn ưu đãi từ những nhãn hàng uy tín. Sự kiện biểu tượng về nỗ lực thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam Thực...

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Chiều ngày 8/11, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và...

Cùng chuyên mục

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

Chiều ngày 8/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo”.  Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Hà Nội kết nối – vươn xa” lần thứ 4 với sự tham gia thực hiện của phụ nữ Hà Nội và các thành...

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

Tối 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar...

Online Friday 2024 đang đến gần

Với tinh thần tự hào và thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt, sự kiện hứa hẹn sẽ khuấy động mạnh mẽ thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào dịp cuối năm. Đây là dịp không thể bỏ lỡ cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp khi có thể trải nghiệm hàng ngàn ưu đãi từ những nhãn hàng uy tín. Sự kiện biểu tượng về nỗ lực thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam Thực...

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Chiều ngày 8/11, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và...

Phong tỏa DN huy động vốn trả lãi 50%: Nợ hơn 7.500 người, gốc hơn 3.700 tỷ đồng

Chiều 8/11, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Đà Nẵng đã thông báo thông tin liên quan đến vụ việc tại Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI (Công ty GFDI). Theo cơ quan công an, qua công tác nắm tình hình đã phát hiện dấu hiệu “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Công ty GFDI nên đã tổ chức triển khai các biện pháp nghiệp vụ, khẩn trương xác minh vụ việc.  Kết quả ban...

tinh thần đại đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa, an ninh, an toàn

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, Ban Công tác Mặt trận tổ dân phố Xuân Lộc 1 và các chi hội đoàn thể đã thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề...

Tạo đột phá, xây dựng quận Tây Hồ thông minh, hiện đại

Hội nghị thảo luận, cho ý kiến nhằm đánh giá việc triển khai 6 chương trình công tác toàn khóa của Quận ủy, nhiệm kỳ 2020-2025; cho ý kiến vào dự thảo (lần 2) Báo cáo chính trị của...

Giá vàng đảo chiều tăng, người dân Thủ đô vẫn đổ xô bán vàng

Người dân ‘đổ xô’ đi bán vàng vì sợ lỗ Sáng 8/11, giá vàng miếng SJC và giá vàng nhẫn trơn 99,99 đồng loạt tăng gần 2 triệu đồng mỗi lượng sau khi lao dốc tới 6 triệu đồng vào ngày hôm qua. Vàng thế giới cũng lấy lại ngưỡng 2.700 USD/ounce. Cụ thể, theo khảo sát lúc 14h ngày 8/11, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng mua vào 82 triệu đồng/lượng, bán ra...

Nóng bỏng cuộc đua ở tốp đầu, HAGL có ‘vượt cạn’ thành công?

3 điểm dễ dàng cho CLB CAHN, Bình Dương và Thanh Hóa? Trận cầu tâm điểm của vòng 7 sẽ diễn ra lúc 17 giờ ngày 9.11 trên sân Pleiku giữa HAGL và CLB CAHN. Nếu trận đấu này diễn ra sớm hơn 1 hoặc 2 vòng đấu, đây có thể là cuộc đối đầu cân sức nhưng ở thời điểm này, thầy trò HLV Alexandre Polking được đánh giá cao hơn rất nhiều. Nguyên nhân là ở vòng 6,...

Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo

08/11/2024 | 12:10 TPO – Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận...

Tin nổi bật

Tin mới nhất