Powered by Techcity

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại


le-hoi-ba-chua-xu.jpg
Ban Tư vấn công bố nội dung thẩm định hồ sơ Lễ Vía Bà Chúa Xử núi Sam của Việt Nam. Ảnh: Cục Di sản Văn hoá.

Thông tin từ Cục Di sản văn hoá (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, vào lúc 9h47’ ngày 4-12 (giờ địa phương, tức 19h47’ giờ Hà Nội), tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO diễn ra tại Trung tâm hội nghị Conmebol, Thủ đô Asunción, Cộng hòa Paraguay, di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đây là 1 trong tổng số 66 đề xuất được xem xét trong kỳ họp này và là di sản văn hoá phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh.

le-hoi-ba-chua-xu-1.jpg
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh An Giang Lê Hồng Quang phát biểu đáp từ và cam kết bảo vệ di sản sau khi ghi danh. Ảnh: Cục Di sản Văn hoá.

Theo Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đáp ứng ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với những tiêu chí:

Thứ nhất, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được cộng đồng người Kinh, Khmer, Chăm và Hoa tại thành phố Châu Đốc tổ chức. Di sản này bao gồm việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo và nghệ thuật diễn xướng dân gian để bày tỏ lòng biết ơn đối với Nữ thần Xứ sở. Các nghi lễ, phong tục và kỹ năng thực hành nghi lễ liên quan đến di sản này được trao truyền trong gia đình và cộng đồng thông qua truyền miệng, thực hành trực tiếp và tham gia vào lễ hội.

Thứ hai, di sản góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, bình đẳng giới, phát triển kinh tế toàn diện, cũng như thúc đẩy hành động bảo vệ bền vững môi trường và khí hậu, bảo vệ hòa bình và gắn kết xã hội. Cụ thể, di sản góp phần vào sự gắn kết xã hội của các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam và thúc đẩy sự tôn trọng văn hóa thông qua việc thể hiện nguyện vọng chung của các cộng đồng tham gia lễ hội về một cuộc sống an khang, thịnh vượng và hòa bình.

Thứ ba, Nhà nước đã đề xuất các biện pháp bảo vệ, bao gồm các nỗ lực cùng với đại diện thành viên cộng đồng thực hành và trao truyền di sản, tận tâm truyền đạt kiến thức liên quan về lễ hội cho con cháu trong gia đình và các thành viên trong cộng đồng.

Lễ hội đã được đưa vào tài liệu giảng dạy tại các trường trung học địa phương và những người phụ trách các Hội đoàn tích cực kết nối, vận động các thành viên cộng đồng cùng nghệ nhân tham gia tổ chức, thực hành lễ hội.

Thứ tư, Hồ sơ đề cử đã thể hiện rõ vai trò của các cơ quan, các nghệ nhân và đại diện cộng đồng để xây dựng hồ sơ đề cử. Các cuộc họp đã được tổ chức với sự tham gia của đại diện từ các cộng đồng Kinh, Hoa, Khmer và Chăm. Hồ sơ đề cử đã cung cấp đầy đủ các thư đồng thuận và cam kết bảo vệ từ các cộng đồng liên quan khác nhau.

Thứ 5, Di sản được đưa vào Danh mục quốc gia Di sản văn hóa phi vật thể và Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể của An Giang và của quốc gia trong Hệ thống thông tin quản lý di sản văn hoá phi vật thể do Cục Di sản văn hóa (Bộ VH,TT&DL) quản lý.

5_pnbh.jpg
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: S.T

Việc UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc cùng tổ chức, quản lý và gìn giữ di sản chung, gắn kết cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam; từ đó, nâng cao sự tôn trọng văn hóa trong việc thể hiện niềm khát vọng chung về cuộc sống an lành, mưa thuận gió hòa, nhân khang, vật thịnh.

Việc ghi danh này của UNESCO cũng góp phần chia sẻ hình thức thực hành lễ hội, khẳng định vai trò của các nghi lễ mang tính chất dung hợp văn hóa các cộng đồng nên phản ánh sự đa dạng văn hóa.

Lễ hội được UNESCO ghi danh sẽ thúc đẩy sự hiểu biết, đối thoại giữa cộng đồng các dân tộc có tín ngưỡng thờ Nữ thần ở Việt Nam, tại khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, đề cao những sáng tạo văn hóa tâm linh của các dân tộc và góp phần nhận diện sự tương đồng về văn hóa giữa các dân tộc.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Nguyễn Minh Vũ và Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang đã cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ các giá trị của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ ngày 22 đến 27 tháng 4 âm lịch, trong miếu Bà Chúa Xứ núi Sam và khu vực bệ đá thờ Bà trên núi Sam, là các nghi thức tâm linh và diễn xướng nghệ thuật, biểu hiện niềm tin, sự biết ơn Mẹ Đất – Mẹ Xứ sở của cộng đồng các dân tộc Việt, Chăm, Khmer và Hoa ở Châu Đốc, An Giang.

Bà Chúa Xứ là vị thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ nữ thần, luôn che chở, phù trợ cho dân chúng. Tục lễ Bà, tham gia lễ hội để thỏa mãn niềm tin và sự mong cầu về sức khỏe, bình an và tài lộc của cộng đồng Khmer, Chăm, Hoa, Việt ở Châu Đốc, An Giang cũng như cư dân vùng Tây Nam Bộ.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là sự kế thừa, tiếp thu, tích hợp và sáng tạo của cư dân Việt trong quá trình khẩn hoang và là sự tổng hòa của tín ngưỡng thờ Mẫu của các dân tộc Việt, Chăm, Khmer và Hoa.

Lễ hội nhằm tôn vinh nữ thần bảo trợ, ban tài, lộc, sức khỏe, bình an cho người dân địa phương, đồng thời là môi trường giáo dục truyền thống đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở công lao dựng nước, giữ nước của cha ông, đề cao vai trò của người phụ nữ và thể hiện sự giao thoa trong sáng tạo, thực hành văn hóa và sự hòa hợp của các dân tộc cùng chung đức tin trong cùng một phạm vi lãnh thổ.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/le-hoi-via-ba-chua-xu-nui-sam-duoc-unesco-ghi-danh-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-dai-dien-cua-nhan-loai-686439.html

Cùng chủ đề

Các địa phương tiếp tục đà tăng giá

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (5/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg ở 3 tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên và Ninh Bình. Đây cũng tiếp nối đà tăng giá như ngày hôm qua (4/12) khi có 6 tỉnh đồng loạt tăng như Bắc Giang, Yến Bái, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Giá heo hơi hôm nay 5/12/2024: các địa phương tiếp tục đà tăng giá. Ảnh: Phúc...

Loay hoay chờ ‘chốt’ phương án thi vào lớp 10 năm 2025

Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT để lấy ý kiến góp ý đến hết ngày 18/12/2024. Theo dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT của GD&ĐT, học sinh thi vào lớp 10 sẽ thực hiện 3 môn thi gồm Toán, Ngữ văn và một môn thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp do Sở GD&ĐT, cơ cở giáo dục đại học có trường THPT lựa chọn và được công...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 5-12-2024

Hội nghị lần thứ hai mươi Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội: Tiếp tục thực hiện “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”Thực tế, công tác quản lý chất lượng công trình xây...

Nhiều hiến kế cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Chiều 30.11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam. Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến ĐSTĐC Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, TP với chiều dài tuyến khoảng 1.541 km. Trước đó, thảo luận tại phiên họp chiều 20.11, phương án...

Không quân trực thăng – Vietnam.vn

Không quân trực thăng Việt Nam hiện tại có 3 trung đoàn trực thăng quân sự (sử dụng máy bay của Nga) nằm trong các Sư đoàn Không quân 370, 371, 372 của Quân chủng Phòng không – không quân và trực thăng của Binh đoàn 18 (Tổng công ty trực thăng Việt Nam) trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tháng 3.1956, đoàn cán bộ đầu tiên của Việt Nam được cử sang nước bạn học tập về hàng không,...

Cùng tác giả

Các địa phương tiếp tục đà tăng giá

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (5/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg ở 3 tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên và Ninh Bình. Đây cũng tiếp nối đà tăng giá như ngày hôm qua (4/12) khi có 6 tỉnh đồng loạt tăng như Bắc Giang, Yến Bái, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Giá heo hơi hôm nay 5/12/2024: các địa phương tiếp tục đà tăng giá. Ảnh: Phúc...

Loay hoay chờ ‘chốt’ phương án thi vào lớp 10 năm 2025

Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT để lấy ý kiến góp ý đến hết ngày 18/12/2024. Theo dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT của GD&ĐT, học sinh thi vào lớp 10 sẽ thực hiện 3 môn thi gồm Toán, Ngữ văn và một môn thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp do Sở GD&ĐT, cơ cở giáo dục đại học có trường THPT lựa chọn và được công...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 5-12-2024

Hội nghị lần thứ hai mươi Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội: Tiếp tục thực hiện “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”Thực tế, công tác quản lý chất lượng công trình xây...

Nhiều hiến kế cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Chiều 30.11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam. Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến ĐSTĐC Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, TP với chiều dài tuyến khoảng 1.541 km. Trước đó, thảo luận tại phiên họp chiều 20.11, phương án...

Không quân trực thăng – Vietnam.vn

Không quân trực thăng Việt Nam hiện tại có 3 trung đoàn trực thăng quân sự (sử dụng máy bay của Nga) nằm trong các Sư đoàn Không quân 370, 371, 372 của Quân chủng Phòng không – không quân và trực thăng của Binh đoàn 18 (Tổng công ty trực thăng Việt Nam) trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tháng 3.1956, đoàn cán bộ đầu tiên của Việt Nam được cử sang nước bạn học tập về hàng không,...

Cùng chuyên mục

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 5-12-2024

Hội nghị lần thứ hai mươi Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội: Tiếp tục thực hiện “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”Thực tế, công tác quản lý chất lượng công trình xây...

“Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Mốc trọng đại này diễn ra vào lúc 9 giờ 48 phút giờ địa phương (tức 19 giờ 48 phút Việt Nam), tại thủ đô Asunción (Paraguay), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban liên Chính...

Ấn tượng về “Hà Đông, miền khoa bảng, đất địa linh, vươn mình khởi sắc”

Bên cạnh khắc họa thành công dấu ấn trang vàng sử tích và truyền thống anh hùng của miền đất Hà Đông, chương trình nghệ thuật “Hà Đông, miền khoa bảng, đất địa linh, vươn mình khởi sắc” còn...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 4-12-2024

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội: Chung sức, đồng lòng để xây dựng Thủ đô tươi đẹp, thân thươngSáng 3-12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử...

Thường Tín quan tâm đầu tư phát triển lĩnh vực văn hóa

Huyện Thường Tín nằm ở phía Nam Thành phố Hà Nội, là vùng đất khoa bảng, đất trăm nghề. Huyện có  462 công trình tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có 126 di tích được xếp hạng (61 di tích cấp quốc gia, 65 di tích cấp thành phố), nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.Trong đó, nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: Chùa Đậu, đền, bến Chương Dương, nhà thờ Nguyễn...

Xếp hạng 7 di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Quyết định số 6162/QĐ-UBND, ngày 28/11/2024 về việc xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ảnh minh họa Theo đó 07 di tích được xếp hạng cấp Thành phố, gồm có: (1) Di tích Lịch sử văn hóa nhà thờ họ Trương Đỗ, xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa; (2) Di tích Lịch sử...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 3-12-2024

Sớm bổ cập nước hồ Tây, "hồi sinh" sông Tô Lịch ...

Quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu về Di tích lịch sử – văn hóa

Quận đã xuất bản cuốn cẩm nang du lịch “Quận Hai Bà Trưng – Điểm đến văn hóa năng động, sáng tạo” dưới dạng sách in và sách điện tử; ra mắt trang “3600 di tích lịch sử – văn hóa quận Hai Bà Trưng; Cuốn sách “Di tích lịch sử – văn hóa quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội”… UBND quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức chương trình giới thiệu cuốn sách “Di tích lịch sử...

Sắc màu quê lụa Hà Đông tại tuần lễ làng nghề Vạn Phúc 2024

Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Thương mại làng nghề 2024 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 30.11 đến hết 6.12 tại phường Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội). Tuần Văn hóa-Du lịch- Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024 chính thức khai mạc. Ảnh: BTC Sự kiện nằm trong khuôn khổ nhân dịp chào mừng 120 năm ngày thành lập Hà Đông (6.12.1904 - 6.12.2024), Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Thương mại làng nghề 2024 lấy...

Sôi nổi chung khảo Liên hoan nghệ thuật cựu chiến binh Thủ đô lần thứ VI

Liên hoan cũng là dịp để các thế hệ cựu chiến binh gặp gỡ, giao lưu, nhằm phát triển sâu rộng phong trào văn hóa nghệ thuật trong lực lượng cựu chiến binh Thủ đô, góp phần nâng cao...

Tin nổi bật

Tin mới nhất