Powered by Techcity

Kinh tế tăng tốc, chờ tin vui cuối năm

GDP quý III tăng trưởng 7,4% và dự kiến đạt 7,6-8% trong quý IV/2024. Vượt lên khó khăn từ sau cơn bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam có thể đón tin vui tăng trưởng cao vào cuối năm.

Thúc đẩy sản xuất công nghiệp là một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thời gian tới.   Ảnh: Đức Thanh

Niềm vui sau bão và lời cảm ơn của Thủ tướng

Sau những lo lắng, lo nền kinh tế bị giảm tốc vì chịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi lịch sử, niềm vui đã đến khi số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng GDP quý III đạt 7,4%, đưa mức tăng trưởng của 9 tháng đạt 6,82% – cách ngưỡng 7% không quá xa.

Mức tăng trưởng 7,4% của quý III không chỉ cao hơn 0,7 điểm phần trăm so với kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (6,7%), mà còn tương đương kịch bản tăng trưởng cả năm là 7% như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6/2024.

Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương và phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã vui mừng công bố số liệu này. Còn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã biểu dương và nói lời “cảm ơn” với các địa phương đã nỗ lực vượt lên sau bão.

Số liệu thống kê cho thấy, trong 9 tháng năm 2024, nhiều địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP cao. Trong đó, đứng đầu là Bắc Giang (13,89%), tiếp theo là Thanh Hóa (12,46%), Lai Châu (11,63%), Hà Nam (10,89%)… Thậm chí, một số địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3 cũng vẫn giữ được đà tăng trưởng cao, như Hải Phòng (9,77%), Quảng Ninh (8,02%), Phú Thọ (9,56%), Lào Cai (7,71%), Cao Bằng (7%), Yên Bái (7,15%)…

“9 tháng, kinh tế – xã hội Bắc Giang vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh”, ông Nguyễn Văn Gấu, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang cho biết.

Trong khi đó, dù được Chính phủ khen ngợi là vẫn giữ được đà tăng trưởng, song ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng vẫn lo lắng về hai “chỉ tiêu xấu” trong phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố. Đó là tăng trưởng GRDP chỉ đạt 9,77%, thấp hơn mục tiêu đề ra.

“Đó là do ảnh hưởng của bão. Chúng tôi cần phải phấn đấu nhiều hơn”, ông Tùng nói và nhắc đến một “chỉ tiêu xấu” khác là giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 52% vốn kế hoạch mà Thủ tướng Chính phủ giao.

Thực tế, đây là “chỉ tiêu xấu” trên góc nhìn của người Hải Phòng. Còn so với mặt bằng chung cả nước, thì đó vẫn là những con số khá tích cực, nhất là trong bối cảnh Hải Phòng là một trong hai địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi.

Chính nhờ những nỗ lực của các địa phương như Hải Phòng, Bắc Giang, kể cả Quảng Ninh, Lai Châu…, mà tăng trưởng kinh tế quý III vẫn đạt tốc độ cao (7,4%), đưa tăng trưởng GDP 9 tháng đạt mức 6,82%. Tức là, trái với nỗi lo trước đó rằng, ảnh hưởng của bão, tăng trưởng GDP quý III có thể giảm 0,35 điểm phần trăm, còn 9 tháng giảm 0,12 điểm phần trăm, thì nền kinh tế vẫn đang đi đúng kịch bản.

Khi công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng, Tổng cục Thống kê lý giải rằng, những thiệt hại về hạ tầng, mà tính đến ngày 27/9, con số lên tới 81.500 tỷ đồng, chỉ tính vào thay đổi tài sản của nền kinh tế, không tính vào hoạt động sản xuất trong kỳ, nên mức độ tác động đến tăng trưởng GDP không lớn. Hơn thế, rất nhanh sau bão, các hoạt động sản xuất đã phục hồi trở lại, đưa tăng trưởng khu vực công nghiệp đạt mức cao, bù đắp cho thiệt hại và sự giảm tốc của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Cuộc đua về đích

Nền kinh tế đã vượt khó khăn để tăng tốc trong quý III và đó là nền tảng quan trọng để kinh tế năm 2024 có thể về đích với con số tăng trưởng có thể lên tới 7%, vượt mục tiêu đề ra và hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của năm 2024.

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương và phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo, phải phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cả năm trên 7%, trong đó tăng trưởng quý IV đạt 7,5-8%. Đây cũng chính là kịch bản kinh tế năm 2024 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới cập nhật.

Trong 9 tháng năm 2024, nhiều địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP cao. Trong đó, đứng đầu là Bắc Giang (13,89%), tiếp theo là Thanh Hóa (12,46%), Lai Châu (11,63%), Hà Nam (10,89%)…

Câu hỏi đặt ra là, liệu nền kinh tế có thể đạt mục tiêu này hay không?

Trao đổi về những cơ hội của nền kinh tế trong quý IV và những tháng đầu năm 2025, ông Lương Văn Khôi, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, những ảnh hưởng của bão Yagi tới nền kinh tế trong quý III không nhiều, mà có thể là sẽ sang quý IV và năm sau. Bởi lẽ, các địa phương chịu ảnh hưởng của bão, như Quảng Ninh, Hải Phòng đều là những tỉnh công nghiệp trọng điểm.

Khó khăn là có thật, nhất là khi những thiệt hại về máy móc, thiết bị, hoa màu, lồng bè nuôi trồng thủy sản… là rất lớn.

Tuy vậy, trong một báo cáo được công bố cách đây ít ngày, với tựa đề “Asian Economics Quarterly – Cuộc đua về đích”, Ngân hàng HSBC dự báo rằng, kinh tế Việt Nam vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm nay, bất chấp thiệt hại do bão Yagi. Đây là mức dự báo lạc quan nhất về kinh tế Việt Nam trong số các tổ chức quốc tế, bao gồm cả WB, ADB, IMF…

Theo HSBC, hậu quả để lại của cơn bão Yagi có thể kéo dài trong nhiều tuần nữa, nhưng “những khả năng tích cực tiềm tàng có thể bù đắp cho tổn thất kinh tế tạm thời do siêu bão Yagi gây ra”.

Những “khả năng tích cực tiềm tàng” đó có thể là sự nỗ lực của các đầu tàu kinh tế như Hà Nội, TP.HCM, hoặc là sự bứt phá của sản xuất công nghiệp, hay giải ngân đầu tư công.

“Chúng tôi đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong 3 tháng cuối năm. Trong đó, tập trung cao cho giải ngân đầu tư công, cũng như thúc đẩy tăng trưởng để đạt chỉ tiêu của năm”, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM “nhận nhiệm vụ” như vậy.

Là đầu tàu kinh tế, nhưng tăng trưởng GRDP của thành phố này mới đạt 6,85% trong 9 tháng đầu năm, không cao so với mức tăng trưởng GRDP của các địa phương khác trong cả nước. Trong khi đó, TP.HCM đóng góp 20% GDP của cả nước. Chính vì vậy, nền kinh tế đang trông chờ vào sự bứt phá của TP.HCM.

Theo chia sẻ của ông Phan Văn Mãi, Thành phố đang tích cực thực hiện các giải pháp nhằm đạt mức tăng trưởng GRDP 7,5% trong năm nay và dự kiến đạt 8-8,5% trong năm tới.

Giải ngân đầu tư công cũng được Thủ tướng Chính phủ coi là giải pháp trọng điểm để nền kinh tế có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 7% và cao hơn trong năm nay.

“Phải đẩy mạnh hoạt động của các tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và 26 tổ công tác của thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương ngay sau phiên họp. Đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia; hệ thống đường bộ cao tốc; chuẩn bị đầu tư các dự án đường sắt quan trọng…”, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.

Cùng chủ đề

Diện mạo 2025 qua những con số

Chế biến cá xuất khẩu tại tỉnh Bến Tre – Ảnh: QUANG ĐỊNH 1. Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…). 2. Giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu tăng...

Mục tiêu tăng trưởng 7% năm 2024 là khả thi

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê), nếu GDP quý IV tăng 7,5%, thì cả năm sẽ đạt 7%. Mục tiêu này là khả thi, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế và kết quả đạt được trong quý III cũng như 9 tháng đầu năm. Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) Thiệt hại do...

Ước tính sơ bộ bão Yagi và lũ lụt gây thiệt hại khoảng 1,6 tỉ USD

Tàu thuyền bị đắm ở vịnh Hạ Long – Ảnh: P.SƠN Ngày 15-9, tại hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, các bộ ngành đã thông tin thiệt hại sau bão.  Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, bão số 3 và hoàn lưu sau bão có...

Cùng tác giả

Thiết kế tour tham quan di sản kiến trúc Hà Nội

Ban tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 cho biết, Lễ hội năm nay có chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, giới thiệu những di sản kiến trúc của Hà Nội với khoảng 100...

Nông Thúy Hằng, Hà Kino kêu gọi chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

Hoa hậu Nông Thúy Hằng kêu gọi xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em – Ảnh: BTC Nhiều người nổi tiếng như hoa hậu Nông Thúy Hằng, á hậu Hồng Đăng, Quỳnh Anh, Vũ Thúy Quỳnh, người mẫu Hà Kino, Cao Thiên Trang, MC Dustin Nguyễn… tham gia buổi tập huấn xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em chiều tối 17-10, tại TP.HCM. Hoạt động do Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng...

Một viên thuốc được qua bao nhiêu tầng trung gian, tỷ lệ lợi nhuận thế nào?

Thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TPHCM) cho rằng, định hướng về quản lý giá thuốc tại các tầng, nấc trung gian còn thiếu. Đại biểu dẫn chứng các công ty với hàng chục nghìn đơn vị phân phối dược và nhà thuốc bán lẻ. Trong khi đó, nhà thuốc...

Những cô nàng xinh đẹp và tài giỏi

Hướng đến hình ảnh người phụ nữ tự tin, trí tuệ Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường ĐH, mình có cơ hội tham gia và đạt được một số thành tích. Mình cũng thử sức với vai trò là MC cho nhiều chương trình, làm cộng tác viên tại Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM. Bên cạnh việc phát triển chuyên môn, mình cũng rất thích các hoạt động thiện nguyện. Những trải nghiệm này không...

Diện mạo 2025 qua những con số

Chế biến cá xuất khẩu tại tỉnh Bến Tre – Ảnh: QUANG ĐỊNH 1. Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…). 2. Giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu tăng...

Cùng chuyên mục

Nông Thúy Hằng, Hà Kino kêu gọi chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

Hoa hậu Nông Thúy Hằng kêu gọi xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em – Ảnh: BTC Nhiều người nổi tiếng như hoa hậu Nông Thúy Hằng, á hậu Hồng Đăng, Quỳnh Anh, Vũ Thúy Quỳnh, người mẫu Hà Kino, Cao Thiên Trang, MC Dustin Nguyễn… tham gia buổi tập huấn xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em chiều tối 17-10, tại TP.HCM. Hoạt động do Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng...

Một viên thuốc được qua bao nhiêu tầng trung gian, tỷ lệ lợi nhuận thế nào?

Thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TPHCM) cho rằng, định hướng về quản lý giá thuốc tại các tầng, nấc trung gian còn thiếu. Đại biểu dẫn chứng các công ty với hàng chục nghìn đơn vị phân phối dược và nhà thuốc bán lẻ. Trong khi đó, nhà thuốc...

Những cô nàng xinh đẹp và tài giỏi

Hướng đến hình ảnh người phụ nữ tự tin, trí tuệ Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường ĐH, mình có cơ hội tham gia và đạt được một số thành tích. Mình cũng thử sức với vai trò là MC cho nhiều chương trình, làm cộng tác viên tại Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM. Bên cạnh việc phát triển chuyên môn, mình cũng rất thích các hoạt động thiện nguyện. Những trải nghiệm này không...

Diện mạo 2025 qua những con số

Chế biến cá xuất khẩu tại tỉnh Bến Tre – Ảnh: QUANG ĐỊNH 1. Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…). 2. Giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu tăng...

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội diễn ra ngày 4, 5-11

Thông tin về đại hội, Phó Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Phúc Hải cho biết, đại hội sẽ diễn ra ngày 4 và 5-11-2024, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô.Tham...

Chất lượng sản phẩm tạo dựng cốt lõi thương hiệu

Thành lập năm 1993, tiền thân của Tân Á Đại Thành là công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Á có trụ sở tại Hà Nội. Hiện nay, Tân Á Đại Thành hoạt động theo mô hình “holding” với bốn tổng công ty và hơn 40 công ty con trực thuộc trong 3 lĩnh vực sản xuất công nghiệp, công nghệ, bất động sản. Từ một doanh nghiệp gia đình chuyên kinh doanh các thiết bị ngành nước,...

Bài toán mang công nghệ đường sắt tốc độ cao về Việt Nam

Ngày 21/10 vừa qua, ngành đường sắt Việt Nam kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống. Mốc lịch sử được tính từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tàu hỏa hơi nước từ Hải Phòng về Hà Nội, sau chuyến thăm Pháp kéo dài 5 tháng (21/10/1946). Điểm khởi đầu của ngành hỏa xa Việt Nam còn lâu hơn nữa, tính từ thời điểm thực dân Pháp hoàn thành tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho vào năm 1885. Là một...

Yêu cầu trường đại học thu hồi văn bằng đã cấp của ông Vương Tấn Việt

Tối 21/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, thời gian qua đã xem xét quá trình đào tạo, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xác minh bằng cấp của ông Vương Tấn Việt theo quy trình kỹ lưỡng, cẩn trọng, đúng quy định của pháp luật. Kết quả xác định, ông Vương Tấn Việt đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp và ông Vương Tấn Việt...

Đồng loạt giảm trong phạm vi rộng, giao dịch quanh mốc 62.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 22/10/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 22/10/2024 giảm nhẹ trong phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi ,hôm nay tại khu vực miền Bắc 30/9/2024 giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg Sau khi giảm hai giá, thương lái tại Lào Cai, Ninh Bình đang thu mua heo hơi với giá 62.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá thấp nhất khu...

Nguồn lực đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không còn là trở ngại lớn

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng vừa ký tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam. Đi qua 20 tỉnh, thành thẳng nhất có thể Theo đó, Chính phủ đề xuất đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có điểm đầu tại Hà Nội (ga Ngọc Hồi), điểm cuối tại TPHCM (ga Thủ Thiêm). Với tổng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất