Powered by Techcity

Khu kinh tế ven biển phía Nam sẽ trở thành động lực phát triển mới của Hải Phòng

Khu kinh tế ven biển phía Nam sẽ trở thành động lực phát triển mới của Hải Phòng

Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng sẽ là một trong những động lực quan trọng để Thành phố hiện thực hóa các mục tiêu theo định hướng Nghị quyết 45/NQ-TW của Bộ Chính trị.

KKT Đình Vũ – Cát Hải – bước đệm tạo đà cho sự phát triển

Được thành lập năm 2008 tại Quyết định số 06/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Khu kinh tế (KKT) Đình Vũ – Cát Hải đã trở thành một động lực tăng trưởng to lớn, góp phần quan trọng thúc đẩy Hải Phòng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng (Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải). Ảnh: Huy Dung
Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng (Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải). Ảnh: Huy Dung

Từ những chủ trương đúng đắn, KKT Đình Vũ – Cát Hải sau 16 năm thành lập phát triển sôi động, hiệu quả đứng đầu cả nước. Lũy kế đến nay, KKT Đình Vũ – Cát Hải thu hút đầu tư đạt hơn 19,7 tỷ USD với hơn 300 dự án trong nước và nước ngoài.

Theo ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban quản lý KKT Hải Phòng, tính đến hết năm 2023, hiệu quả thu hút vốn đầu tư của KKT Đình Vũ – Cát Hải đạt 1,81 triệu USD/ha, cao nhất cả nước. KKT này đạt hiệu suất thu ngân sách đứng đầu, có tỷ lệ đóng góp ngân sách nhà nước từ khi thành lập đạt 11,82%. Đồng thời, KKT cũng thu hút lực lượng lao động lớn nhất (hơn 185.000 người), với mức thu nhập cao nhất (trung bình 11,5 triệu đồng/người/tháng).

Có thể khẳng định, KKT Đình Vũ – Cát Hải đã thực sự là động lực tăng trưởng lớn, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và sự phát triển bứt phá của Hải Phòng. Tại đây, có sự hiện diện của rất nhiều nhà đầu tư lớn, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như các dự án của Tập đoàn LG (hơn 8,2 tỷ USD); Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast (khoảng 7,6 tỷ USD), các nhà máy Bridgestone (1,2 tỷ USD), Regina Miracle International (1 tỷ USD), Pegatron (gần 900 triệu USD), SK (500 triệu USD)…

Xe ô tô điện được sản xuất trên dây chuyền tự động hoá cao với công nghệ hàng đầu thế giới tại Nhà máy ô tô VinFast Hải Phòng (Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải). Ảnh: Thanh Sơn
Xe ô tô điện được sản xuất trên dây chuyền tự động hoá cao với công nghệ hàng đầu thế giới tại Nhà máy ô tô VinFast Hải Phòng (Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải). Ảnh: Thanh Sơn

Từ thành công của KKT Đình Vũ – Cát Hải, TP. Hải Phòng đã nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động đề xuất Trung ương thành lập KKT thứ 2 – KKT ven biển phía Nam. Khi hình thành KKT thứ hai này, mở rộng dư địa phát triển bứt phá, góp phần hiện thực hóa những mục tiêu, chỉ tiêu về xây dựng và phát triển Hải Phòng và cả Vùng đồng bằng sông Hồng theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 15 năm thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-TW của Bộ Chính trị đã tạo ra thế và lực mới cho thành phố. Nhưng để phát triển Hải Phòng đúng với tiềm năng, vị thế cần phải có sự quan tâm của Trung ương và cơ chế chính sách đủ mạnh, phù  hợp. Vì vậy, ngày 24/1/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW về xây dựng và phát triển TP. Hải Phòng tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045, là sự tiếp nối sau Nghị quyết số 32 về xây dựng, phát triển TP. Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo đó, Nghị quyết số 45 đã nêu rõ: “Tập trung nghiên cứu, đánh giá, phân tích các cơ chế, chính sách, kinh nghiệm, cách làm hay ở trong nước và quốc tế, đặc biệt là các cơ chế, chính sách đang được áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới để có thể vận dụng phù hợp với điều kiện của Hải Phòng”.

Cụ thể hóa Nghị quyết 45, một trong những nội dung nêu tại Nghị quyết 30/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đó là “Phát triển các KKT ven biển”.

Do đó, thành lập và phát triển KKT ven biển phía Nam bao gồm mô hình khu thương mại tự do là bước cụ thể hóa các nhiệm vụ trong Nghị quyết 30, Nghị quyết 45 đặt ra đối với Hải Phòng. Thành lập KKT ven biển phía Nam là không gian phù hợp, khả thi để vận dụng các cơ chế, chính sách đang được áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới tại Hải Phòng.

Bên cạnh đó, việc phát triển KKT ven biển phía Nam còn hoàn toàn phù hợp với quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 368/QĐ-TTg và nằm trong danh mục dự kiến các dự án quan trọng của vùng được ưu tiên đầu tư. Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1516/QĐ-TTg cũng đã xác định rõ khâu đột phá về phát triển cảng biển và dịch vụ logistics là “thành lập KKT ven biển phía Nam Hải Phòng, trong đó nghiên cứu khu thương mại tự do với những cơ chế, chính sách đột phá, nổi trội đang được áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới”.

Tại Hội nghị Thành ủy Hải Phòng lần thứ 15, ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã nhấn mạnh: “Trong nhiều năm qua, động lực tăng trưởng chính của thành phố là KKT Đình Vũ – Cát Hải, nhưng hiện nay tỷ lệ lấp đầy gần 80%. Do đó, ngay tại thời điểm này, nhiệm vụ rất cấp thiết và cần thiết là phải khai thông động lực tăng trưởng mới, bảo đảm cho tương lai phát triển của Thành phố trong 10, 15, 20 năm tới. Với tinh thần quyết liệt, nỗ lực cao nhất, tăng tốc, Thành phố đã gấp rút hoàn thành Đề án thành lập KKT ven biển phía Nam để trình Trung ương xem xét, phê duyệt trong năm 2024”.

Động lực mới chủ đạo, quan trọng

KKT ven biển phía Nam Hải Phòng có diện tích khoảng 20.000 ha – là KKT sinh thái thế hệ 3.0 đa ngành, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, cảng biển, logistics hiện đại và đô thị thông minh. Đến năm 2030, KKT ven biển phía Nam Hải Phòng sẽ trở thành động lực chủ đạo của nền kinh tế TP. Hải Phòng, tương đương với 80% năng lực của KKT Đình Vũ – Cát Hải. KKT thứ 2 sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng trong kết nối với các KKT lân cận, tạo thành chuỗi KKT ven biển, làm động lực phát triển của cả vùng. Ngoài ra, KKT ven biển phía Nam còn được kỳ vọng đóng góp ngân sách 550.000 tỷ đồng và tạo 301.000 việc làm lao động.

Phối cảnh quy hoạch Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng
Phối cảnh quy hoạch Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Với vị trí chiến lược, cửa ngõ ra biển của miền Bắc, Hải Phòng nằm trong vùng động lực tăng trưởng phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh), thuộc hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; hành lang kinh tế ven biển (Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình), giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Xây dựng KKT ven biển phía Nam không chỉ riêng cho Hải Phòng mà còn tạo sự liên kết phát triển vùng, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, tận dụng tối đa lợi thế vị trí chiến lược và hạ tầng giao thông kết nối vùng đang dần hoàn thiện.

Bên cạnh đó, tuyến đường ven biển đi xuyên tâm KKT ven biển phía Nam Hải Phòng đang dần hình thành. Đồng thời, tuyến cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng được quy hoạch hoàn thành trước năm 2030 sẽ giúp hàng hóa của các tỉnh duyên hải Bắc bộ rút ngắn quãng đường kết nối và thuận lợi với cảng Nam Đồ Sơn.

Các bến tại Cảng cửa ngõ quốc tế ở Lạch Huyện, Cát Hải. Ảnh: Việt Dũng
Các bến tại Cảng cửa ngõ quốc tế ở Lạch Huyện, Cát Hải. Ảnh: Việt Dũng

Trong xu thế phát triển nền kinh tế “mở”, không gian của Hải Phòng còn có thể mở ra vùng Tây Nam Trung Quốc, trực tiếp là hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam khi Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi xây dựng tuyến đường sắt mới Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh kết nối với Côn Minh, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Cùng với cảng biển, đường bộ cao tốc, đường sắt, đường thủy nội địa, tại KKT ven biển phía Nam quy hoạch xây dựng cảng hàng không quốc tế tại huyện Tiên Lãng, công suất đạt 12 triệu hành khách/năm.

Việc sớm xây dựng KKT thứ 2 là rất cần thiết để “chạy đua” đón “làn sóng” đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đang hướng về Hải Phòng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chip, bán dẫn, điện tử. Khi đó, KKT ven biển phía Nam sẽ là nơi duy nhất tại Việt Nam tới nay triển khai những chính sách hội nhập cao, tạo lợi thế vượt trội thu hút đầu tư nước ngoài, đủ sức cạnh tranh trong khu vực.

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, PGS. TS Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Có 4 mục tiêu chủ yếu để đẩy nhanh việc thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng. Đó là, thí điểm mô hình, cơ chế, chính sách quản lý mới có hiệu quả hơn; tạo sức hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu, công nghiệp hóa; thu hút lao động chất lượng cao; đẩy nhanh nhịp độ xây dựng kết cấu hạ tầng và quá trình đô thị hóa. Bên cạnh đó, các chính sách miễn giảm thuế, giảm thiểu các quy định và thủ tục hành chính sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi làm cho khu thương mại tự do Hải Phòng trở thành một dự án hấp dẫn, thu hút và kích thích các nhà đầu tư lớn của nước ngoài đầu tư vào các dự án mới, công nghệ cao mang tầm cỡ toàn cầu, góp phần vào sự đa dạng hóa nền kinh tế của Hải Phòng và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa của Thành phố”.

Nguồn: https://baodautu.vn/khu-kinh-te-ven-bien-phia-nam-se-tro-thanh-dong-luc-phat-trien-moi-cua-hai-phong-d221499.html

Cùng chủ đề

Năm 2025 sẽ khởi công đoạn cao tốc gần 20.000 tỉ đồng nối Nam Định – Thái Bình

Phối cảnh cầu vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Ảnh: Bộ GTVT Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp thực hiện dự án) đã ký phê duyệt quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự án có tổng mức đầu tư bao...

(Trực tiếp) Bão Yagi không giảm sức gió và tốc độ

Lúc 6h15 ngày 7/9, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) mưa to, gió bắt đầu mạnh dần lên, khoảng cấp 5, cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Cơ quan khí tượng địa phương cho biết lượng mưa đo được trong đêm qua ở Hạ Long đến sáng nay khoảng 50mm. Ảnh hưởng của hoàn lưu bão có thể tiếp tục gây mưa lớn, ngập úng cục bộ tại một số khu vực trũng thấp tại TP Hạ Long. Theo ghi...

Hải Phòng hướng tới trở thành trung tâm logistics của khu vực phía Bắc và quốc tế

Hải Phòng hiện thực hóa Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị: Hải Phòng hướng tới trở thành trung tâm logistics của khu vực phía Bắc và quốc tếVới đủ 5 loại hình giao thông, đặc biệt có Cảng quốc tế Lạch Huyện, Hải Phòng được coi là địa điểm lý tưởng để phát triển dịch vụ logistics, Hải Phòng đang hướng tới mục tiêu...

Thu sang – Sắc vàng dẫn lối

Theo Phó Giám đốc Vietravel Hải Phòng Nguyễn Nam Phương, “Thu sang – Sắc vàng dẫn lối” là chương trình ưu đãi mùa thu có quy mô lớn nhất trong những năm trở lại đây với hàng nghìn đường tour chất lượng được Vietravel Hải Phòng triển khai và kéo dài từ nay đến đầu tháng 11 tới. Các tour du lịch mùa thu được Vietravel Hải Phòng triển khai hướng tới các điểm đến gần gũi với thiên nhiên,...

Thông xe cầu Bến Rừng nối Hải Phòng và Quảng Ninh

[ Được khởi công tháng 5/2022, cầu Bến Rừng dài 1.865 m, bề mặt rộng 21,5 m với 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp, vận tốc thiết kế 80 km/h. Dự án có gần 2.000 tỷ đồng đầu tư, trong đó ngân sách Trung ương bố trí 1.100 tỷ đồng, TP Hải Phòng hơn 835 tỷ và tỉnh Quảng Ninh 5,5 tỷ đồng. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh...

Cùng tác giả

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Nút thắt gỡ 30 năm chưa xong của thể thao Việt Nam

SAN SẺ GÁNH NẶNG CHO NGÂN SÁCH Nhiều vấn đề được đặt ra tại Hội nghị triển khai chiến lược phát triển thể dục, thể thao VN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó câu chuyện làm thế nào để xã hội hóa thể thao, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách được lãnh đạo cơ quan bộ, ngành T.Ư lẫn địa phương đặc biệt quan tâm. Bắn súng VN được kỳ vọng có HCV ở ASIAD 2026...

Trí tuệ nhân tạo sẽ mang đến cuộc cách mạng trong giáo dục

Thuộc danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” của tác giả Salman Khan mang đến những phân tích sâu sắc về các công cụ...

Tọa đàm khoa học “Tăng cường nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong triển khai chính sách ngành y tế”

Hơn 20 tham luận và các ý kiến phát biểu trực tiếp của Lãnh đạo Viện Dư luận xã hội, Vụ Xã hội – Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Y tế, cùng các chuyên gia và cộng tác viên dư luận xã hội cấp trung ương và Hà Nội đã tập trung làm rõ một số vấn đề về phương pháp nắm bắt, định hướng và thực trạng dư luận xã hội về ngành y tế; đồng...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo dục thủ đô hướng tới công dân thanh lịch, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ

Ông Nguyễn Kim Sơn – bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – phát biểu tại buổi lễ – Ảnh: NGUYÊN BẢO Sáng 12-11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục và đào tạo thủ đô (1954 – 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 – 20-11-2024). Giáo dục Hà Nội là tấm gương phản chiếu cho...

Cùng chuyên mục

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Nút thắt gỡ 30 năm chưa xong của thể thao Việt Nam

SAN SẺ GÁNH NẶNG CHO NGÂN SÁCH Nhiều vấn đề được đặt ra tại Hội nghị triển khai chiến lược phát triển thể dục, thể thao VN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó câu chuyện làm thế nào để xã hội hóa thể thao, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách được lãnh đạo cơ quan bộ, ngành T.Ư lẫn địa phương đặc biệt quan tâm. Bắn súng VN được kỳ vọng có HCV ở ASIAD 2026...

Tọa đàm khoa học “Tăng cường nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong triển khai chính sách ngành y tế”

Hơn 20 tham luận và các ý kiến phát biểu trực tiếp của Lãnh đạo Viện Dư luận xã hội, Vụ Xã hội – Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Y tế, cùng các chuyên gia và cộng tác viên dư luận xã hội cấp trung ương và Hà Nội đã tập trung làm rõ một số vấn đề về phương pháp nắm bắt, định hướng và thực trạng dư luận xã hội về ngành y tế; đồng...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo dục thủ đô hướng tới công dân thanh lịch, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ

Ông Nguyễn Kim Sơn – bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – phát biểu tại buổi lễ – Ảnh: NGUYÊN BẢO Sáng 12-11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục và đào tạo thủ đô (1954 – 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 – 20-11-2024). Giáo dục Hà Nội là tấm gương phản chiếu cho...

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số không phải trang sức lấp lánh để các công ty khoác lên

“Câu chuyện phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là câu chuyện dài hạn”, đó là chia sẻ của bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam; tại Hội thảo Phát triển bền vững năm 2024, do báo Đầu tư tổ chức sáng 12/11, tại Hà Nội. Theo bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam, chủ đề của phiên thứ 2 Hội thảo...

Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tặng hoa chúc mừng cho các nhà giáo Thủ đô. (Ảnh: Nguyễn Hiếu) Ngành giáo dục Thủ đô đã làm tốt sứ mệnh của mình Sáng 12/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô, 42 năm...

Trợ lực cho sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và truyền thống của các địa phương. Nhờ sự trợ lực, phối hợp chặt chẽ, liên kết cùng phát triển giữa các tỉnh, thành vùng ÐBSCL và các địa phương các sản phẩm có cơ hội vươn xa hơn, không chỉ thị trường trong nước mà từng bước đi ra thị trường thế giới. Khách hàng tham quan...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Báo chí Trung ương và Hà Nội nhiệm kỳ 2024-2029

(NADS) – Sáng nay, ngày 12 tháng 11 năm 2024, tại Hà Nội, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Báo chí Trung ương và Hà Nội đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2024-2029 Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Báo chí Trung ương và Hà Nội với nhiều nghệ sĩ cao tuổi, gồm những “cây đa, cây đề “trong giới nhiếp ảnh báo chí và nghệ thuật. Trong nhiệm kỳ vừa qua, nhiều nghệ sĩ...

Hà Nội sẽ ban hành quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức

Đây là kỳ họp chuyên đề xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024 và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố.Dự kiến, HĐND thành phố sẽ...

Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác đào tạo bác sĩ cho lực lượng Công an

Bộ trưởng Lương Tam Quang tặng hoa chúc mừng ông Lê Quân, giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội – Ảnh: VNU Ngày 12-11, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết nhà trường và Bộ Công an vừa có buổi làm việc về hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế cho lực lượng công an nhân dân. Tại buổi làm việc, Đại tướng Lương Tam Quang – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất