Powered by Techcity

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa

Ngày 24.1.1959, Tổng Tư lệnh ban hành nghị định thành lập Cục Không quân trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, trên cơ sở hợp nhất các tổ chức và lực lượng của Ban Nghiên cứu sân bay và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 1.

Biên đội Su-30MK2 của Trung đoàn Không quân 935 (Sư đoàn Không quân 370) xuất kích

Năm 1960, đoàn học viên phi công tiêm kích đầu tiên của Việt Nam hoàn thành chương trình huấn luyện bay Mig-15 ở Trung Quốc. Sau đó, 31 học viên của đoàn được huấn luyện chuyển loại máy bay tiêm kích Mig-17.

Ngày 22.10.1963, Quân chủng Phòng không – Không quân được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân, gồm 3 binh chủng: Không quân, Pháo phòng không và Ra đa.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 2.

Các phi công tiêm kích Mig-21 trong chiến tranh thống nhất đất nước

Ngày 3.21964, tại căn cứ không quân Mông Tự, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra lễ công bố quyết định thành lập Trung đoàn Không quân 921 – trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam.

Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 6.8.1964, Trung đoàn Không quân 921 được lệnh cơ động lực lượng về sân bay Nội Bài. Trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện là người dẫn biên đội đầu tiên hạ cánh an toàn tại sân bay Nội Bài.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 3.

Phi công tiêm kích Trung đoàn Không quân 935 (Sư đoàn 370)

Ngày 3.4.1965, biên đội Mig -17 của Trung đoàn Không quân 921 (Sao Đỏ) xuất kích trận đầu bắn rơi 2 máy bay F-8 của Không quân Mỹ trên khu vực cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa. Ngày 3.4.1965, trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Bộ đội Không quân nhân dân Việt Nam.

Ngày 16.5.1977, Quân chủng Phòng không – Không quân được tách thành 2 quân chủng: Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân. Từ 1977, cả 2 quân chủng đã cùng các đơn vị đánh bại 2 cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nhiệm vụ quốc tế.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 4.

3 bố con cùng là phi công tiêm kích, đó là: Đại tá Nguyễn Ngọc Hiển (giữa), Phó sư đoàn trưởng không quân 370 và 2 con trai Nguyễn Phi Long, Nguyễn Long Phi là phi công Su-30Mk2, thuộc Trung đoàn Không quân 935 (hình chụp năm 2018)

Ngày 3.3.1999, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh hợp nhất Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân thành Quân chủng Phòng không – Không quân. Ngày 1.7.1999, Quân chủng Phòng không – Không quân chính thức đi vào hoạt động.

Lực lượng không quân tiêm kích ban đầu được trang bị máy bay Mig-17. Đến cuối 1965, được bổ sung thêm Mig-21 từ Liên Xô (cũ) có tính năng kỹ thuật và trang bị vũ khí hiện đại hơn, nằm trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn Không quân 921 và Trung đoàn Không quân 923 (thành lập tháng 8.1965).

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 5.

Máy bay Mig-21 số hiệu 5343 (Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn Không quân 371) trực chiến đấu tại sân bay Yên Bái, năm 2013

Cuối 1968, Trung Quốc viện trợ một số máy bay MiG-19 cho ta và được biên chế vào trung đoàn không quân tiêm kích thứ ba – Trung đoàn 925 thuộc Sư đoàn 371 (hiện nay, Trung đoàn 925 trực thuộc Sư đoàn Không quân 372).

Sau ngày thống nhất, Bộ Quốc phòng thành lập thêm Trung đoàn Không quân tiêm kích 935 sử dụng máy bay Mig-21 và F-5 và Trung đoàn 937 sử dụng máy bay cường kích A-37 (thu hồi từ VNCH).

Từ đầu những năm 80, máy bay tiêm kích Su-22 đã có mặt tại Việt Nam, bắt đầu thay thế các loại máy bay cũ. Từ tháng 4 – 12.1989, Không quân Việt Nam tổ chức tiếp nhận, lắp ráp và bay thử toàn bộ 32 máy bay tiêm kích bom Su-22M4 và 4 máy bay huấn luyện USu-22M4.

Đặc biệt, trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa, ngày 7.11.1987, một phi đội Su-22M của Trung đoàn 923 đã cơ động từ Thanh Hóa vào Phan Rang để thực hiện chương trình huấn luyện bay biển xa.

Và để thực hiện nhiệm vụ bay bảo vệ Trường Sa, những phi công giỏi nhất của Trung đoàn 923 đã được chọn. 8 giờ sáng 10.3.1988, phi đội trưởng cơ động Vũ Xuân Cương và phi công Liên Xô Grigoriev điều khiển chiếc SU-22M số hiệu 8502 lần đầu tiên bay tuần tra ra tới quần đảo Trường Sa.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 6.

Phi công Vũ Xuân Cương (phải) và chiếc Su-22 số hiệu 8502 lần đầu tiên bay ra Trường Sa, ngày 10.3.1988

Ngày 25.4.1995, Trung đoàn Không quân 937 (Sư đoàn Không quân 370) tiếp nhận 6 máy bay tiêm kích Su-27 đầu tiên của Không quân Việt Nam.

Ngày 26.6.1995, trung tướng Phạm Thanh Ngân, Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân thành lập Phi đội 3 sử dụng máy bay tiêm kích Su-27, làm nhiệm vụ xung kích trên hướng phòng thủ chiến lược của đất nước.

Ngày 4.8.1995, chuyến bay đầu tiên của Su-27 trên bầu trời Việt Nam, do phi công Võ Văn Tuấn (sau là Thượng tướng – Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam) và phi công Nguyễn Văn Thận thực hiện trên máy bay số hiệu 8521.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 7.

Phi công Võ Văn Tuấn (trái) và Đỗ Văn Đức (thứ 2 từ trái qua phải) cùng các chuyên gia Liên Xô (cũ) bên máy bay Su-27 lần đầu tiên ra Trường Sa, ngày 14.9.1997

Sáng 14.9.1997, biên đội gồm Trung đoàn trưởng 937 Võ Văn Tuấn và phi công Đỗ Văn Đức triển khai máy bay Su-27 tuần tiễu từ Phan Rang ra phía bắc quần đảo Trường Sa. Chuyến bay đánh dấu bước chuyển về chất của lực lượng không quân chiến đấu, khẳng định khả năng làm chủ bầu trời trên biển xa.

Gần 10 năm sử dụng hỗn hợp Su-22M4, Su-27 canh giữ Trường Sa, tháng 11.2004, toàn bộ máy bay Su-27 và lực lượng phi công, cán bộ nhân viên hàng không và phương tiện kỹ thuật bảo đảm Su-27 của Trung đoàn 937 được điều về Trung đoàn 935 (cùng Sư đoàn 370, đóng quân tại sân bay Biên Hòa).

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 8.

Su-30MK2 tại sân bay Biên Hòa

Đầu năm 2004, máy bay Su-30MK được đưa về Việt Nam. Ngày 19.8.2004, trung tướng Nguyễn Văn Thân (Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân) ký quyết định về việc tổ chức, tiếp nhận, lắp ráp, bay thử, nghiệm thu máy bay Su-30MK tại Sư đoàn 370. Trung đoàn 935 được giao nhiệm vụ tiếp nhận và đưa máy bay Su-30Mk vào huấn luyện – trực ban chiến đấu.

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 9.

Su-30MK2 xuất kích

Hiện tại, lực lượng không quân tiêm kích Việt Nam đang làm chủ nhiều loại máy bay (Su-30MK2, Su-27, Su-22M4…) để đáp ứng với yêu cầu tác chiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn vùng trời, vùng biển đảo của Tổ quốc.

Một số hình ảnh về Không quân tiêm kích Việt Nam

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 10.

Kiểm tra an toàn bay

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 11.

Xuất kích ban đêm

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 12.

Trao đổi kinh nghiệm

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 13.

Bung dù giảm tốc khi hạ cánh

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 14.

Phi công trên máy bay tiêm kích

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 15.

Su-27 thực hành bắn ném bom

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 16.

Hạ cánh xuống sân bay Biên Hòa

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 17.

Biên đội Su-30MK2 bay tuần tiễu qua mốc chủ quyền đảo Trường Sa

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 18.

Biên đội Su-30MK2 nghiêng cánh chào Trường Sa

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 19.

Su-22 hạ cánh

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 20.

Su-22 cất cánh từ căn cứ không quân Phan Rang

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 21.

Su-30MK2 cất cánh từ sân bay Kép

Không quân tiêm kích từ sơ khai đến làm chủ bầu trời biển xa- Ảnh 22.

Su-30MK2 biểu diễn trên bầu trời Hà Nội

Nguồn: https://thanhnien.vn/khong-quan-tiem-kich-tu-so-khai-den-lam-chu-bau-troi-bien-xa-185241202185528825.htm

Cùng chủ đề

Nhà thơ Trần Hùng, từ người lính thành nhà thơ nổi tiếng

Mỗi lần nhắc đến nhà thơ Trần Hùng, gia đình tôi lại nhớ về những kỷ niệm thân thương. Trần Hùng không chỉ là một nhà thơ tài năng mà còn là người lính gắn bó với gia đình chúng tôi như một người em trai. Khi vợ tôi qua đời, anh đã không ngần ngại từ Cao Bằng về Quảng Ngãi để thắp hương cho người chị thân yêu. Tình cảm ấy khiến chúng tôi luôn trân trọng...

Binh chủng tàu ngầm của Hải quân Việt Nam

Trong các đơn vị tàu ngầm hiện nay, nổi bật nhất là Lữ đoàn tàu ngầm 189. Đây là đơn vị tàu ngầm cấp chiến dịch, được trang bị các tàu ngầm Kilo 636, hải đội bảo đảm cùng hệ thống cơ sở bờ hiện đại. Lữ đoàn tàu ngầm 189 có nhiệm vụ độc lập hoặc hiệp đồng với các đơn vị trong và ngoài Quân chủng Hải quân triển khai bí mật tàu ngầm, tìm kiếm, phát...

MoMo được bình chọn là nhà tuyển dụng yêu thích của năm

Lễ vinh danh và trao giải thưởng “Employer of Choice 2024 – Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất” vừa diễn ra tại TP.HCM, quy tụ các doanh nghiệp nổi bật trong thị trường tuyển dụng đến từ 20 nhóm ngành nghề, đa dạng quy mô. Trải qua 11 mùa tổ chức, “Employer of Choice” là giải thưởng thường niên uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp, người lao động, nhà quản lý, chuyên gia nhân sự. Diễn ra từ...

Di Động Việt sẽ mở thêm điểm bán tại Biên Hòa

Tiếp nối chuỗi cửa hàng trải dài khắp các tỉnh thành và đã được hàng triệu khách hàng tin tưởng trở thành khách hàng thân thiết, hệ thống bán lẻ Di Động Việt vừa công bố sẽ mở thêm điểm bán tại 829 Xa Lộ Hà Nội, TP.Biên Hòa, Đồng Nai. Với vị trí đắc địa tại trung tâm TP.Biên Hòa, cửa hàng mới của Di Động Việt trong giai đoạn thi công đã thu hút đông đảo sự...

Không quân trực thăng – Vietnam.vn

Không quân trực thăng Việt Nam hiện tại có 3 trung đoàn trực thăng quân sự (sử dụng máy bay của Nga) nằm trong các Sư đoàn Không quân 370, 371, 372 của Quân chủng Phòng không – không quân và trực thăng của Binh đoàn 18 (Tổng công ty trực thăng Việt Nam) trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tháng 3.1956, đoàn cán bộ đầu tiên của Việt Nam được cử sang nước bạn học tập về hàng không,...

Cùng tác giả

Vị Hà Nội trong thức quà phương xa

Đó là hương sắc Hà Nội ướp ủ trong những thức quà phương xa, là mùi vị nỗi nhớ lên men nở ra cả một trời kỷ niệm.Ấy là khi phố phường Hà Nội đã phai màu đào quất,...

Góp phần quảng bá văn hoá, vẻ đẹp Hà Nội

* Chọn ra mắt sản phẩm mới “Cô gái Hà Nội” vào dịp xuân mới Ất Tỵ, bạn muốn gửi gắm điều gì ở sản phẩm này?- MV (video ca nhạc) “Cô gái Hà Nội” lấy bối cảnh những...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi,

Với khí thế tấn công thần tốc, đánh tiêu diệt nhanh, bằng sức mạnh áp đảo, đêm mùng 4, rạng ngày mùng 5 tết Kỷ Dậu, đội quân Tây Sơn tấn công đồn Ngọc Hồi dưới sự đốc chiến...

Du lịch Hà Nội tưng bừng trong kỳ nghỉ Tết

Nhiều điểm đến thu hút kháchKỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay thời tiết thuận lợi, nắng nhẹ và ấm áp nên hoạt động du xuân, vui chơi Tết của người dân và du khách đã rộn ràng ngay...

Mã Nam ở Vườn thú Hà Nội

Trong hành trình khám phá thế giới động vật nơi đây, du khách sẽ không khỏi bất ngờ, thích thú bởi một “bé” hà mã có tên Mã Nam sinh ra tại Vườn thú Hà Nội luôn lũn cũn...

Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi,

Với khí thế tấn công thần tốc, đánh tiêu diệt nhanh, bằng sức mạnh áp đảo, đêm mùng 4, rạng ngày mùng 5 tết Kỷ Dậu, đội quân Tây Sơn tấn công đồn Ngọc Hồi dưới sự đốc chiến...

Gửi trọn niềm tin, đong đầy khát vọng

1. Nhìn lại 95 năm lịch sử dân tộc ta có Đảng, chúng ta tự hào về hành trình đã qua. Việt Nam không chỉ có tên trên bản đồ thế giới mà cơ đồ, tiềm lực, uy tín...

Tự hào những “đại sứ” gìn giữ hòa bình

Quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, nữ quân nhân “mũ nồi xanh” đã góp phần quảng bá hình...

Thời điểm đòi hỏi bản lĩnh, trách nhiệm và phát huy niềm tự hào Hà Nội

Bảy định hướng lớn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộcTại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, diễn ra vào ngày 4-12-2024, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn...

MTTQ Việt Nam tiếp tục đổi mới, cùng đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Thứ ba, kế thừa và phát huy thành công của việc huy động nguồn lực xã hội làm nhà đại đoàn kết cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc,...

Quận Ba Đình dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Anh hùng liệt sĩ

Đoàn đại biểu đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm Bắc Sơn và dâng hương tưởng nhớ liệt tổ liệt tông tại Hoàng thành...

Sự bứt phá đi lên của Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng

Trong thành tựu chung của Thành phố Hà Nội, có sự đóng góp quan trọng của HĐND thành phố. HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục là điểm sáng, tiêu biểu trong hoạt động của HĐND các tỉnh, thành...

Nỗ lực hơn nữa để đất nước sánh vai các cường quốc năm châu

Chúng ta phải tập trung mọi nguồn lực để thực hiện Di chúc của Bác Hồ, đó là: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước...

Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Xuân Ất Tỵ 2025 đã về trên mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến. Nhân dịp đón xuân mới, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có bài viết "Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới". Báo Hànộimới trân trọng giới thiệu bài viết này...

Tin nổi bật

Tin mới nhất