Powered by Techcity

Không để nỗi lo tăng giá trước thềm tăng lương

[

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý Chi tiết bảng lương cơ sở của công chức, viên chức từ 1/7/2024

Lo ngại tăng giá trước cả tăng lương

Chưa bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương; tiếp tục thực hiện các loại phụ cấp hiện hành; tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (30% – mức cao nhất trong lịch sử tăng lương), bên cạnh đó, theo đề xuất của Chính phủ, dự kiến từ ngày 1/7/2024, mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội được điều chỉnh tăng đến 15%. Khi đề xuất được thông qua đây sẽ là mức tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cao nhất từ trước đến nay.

người tiêu dùng mua thịt heo tại siêu thị WinMart Thăng Long
Người tiêu dùng mua thịt heo tại siêu thị WinMart Thăng Long (ảnh Nguyễn Hạnh)

Mức lương cơ sở tăng và một số điều chỉnh mới trong chính sách tiền lương được áp dụng từ ngày 1/7 tới đây đem lại niềm vui đối với nhiều công nhân viên chức, người lao động nhưng kèm theo đó là nỗi lo tăng giá. Chị Thu Hòa – quận Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ, thị trường đã rục rịch tăng giá nhẹ, các mặt hàng thịt heo, gạo đều điều chỉnh tăng giá theo diễn biến chung của giá thị trường.

“Giá trứng cách đây nửa tháng khoảng 25.000 – 27.000 đồng/chục thì nay lên 32.000 – 33.000 đồng/chục. Thịt heo cũng lên mức trung bình 120.000 – 130.000 đồng/kg tùy loại. Giá gạo cũng nhích lên vài ba giá. Cứ mỗi thứ tăng lên một chút cũng tạo gánh nặng không nhỏ với người tiêu dùng, nhất là những người lao động phổ thông trong bối cảnh thị trường việc làm vẫn chưa mấy sáng sủa”, chị Thu Hòa thông tin.

“Giá cả tăng chung đâu có chọn người”, chị Minh Trang – lao động tự do chia sẻ: “Chúng tôi làm trong một công ty tư nhân về dệt may. Tăng lương ai cũng muốn nhưng với những người làm công việc ăn lương khoán như chúng tôi, việc tăng lương là không dễ bởi mấy năm nay, đầu ra sản phẩm rất khó khăn, công ty cố duy trì công việc cho người lao động đã là may mắn lắm rồi”.

Không nằm trong các đối tượng được tăng lương nên chị Minh Trang cũng như nhiều người lao động tự do khác vô cùng lo lắng vì lo ngại các khoản chi phí sinh hoạt của gia đình bị đội lên khi lương tăng. Điều mà họ mong mỏi lúc này đó là các cơ quan Nhà nước sẽ có những biện pháp quyết liệt để kiểm tra, ngăn chặn tình trạng “bão giá”.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho hay, thực tế nhiều năm nay, phản ứng thông thường của thị trường là lương tăng thì giá cũng tăng theo, thậm chí giá cả thị trường còn tăng trước khi chính sách tăng lương có hiệu lực và sau khi tăng lương, giá lại tiếp tục có lần điều chỉnh tăng một lần nữa .

Tình trạng giá tăng theo lương thường tập trung vào những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và ở những giai đoạn, thời điểm hệ thống phân phối còn mỏng, nguồn cung hàng hóa của doanh nghiệp hạn chế, dễ đứt gãy, khả năng điều tiết, can thiệp thị trường yếu nên mới có tình trạng đầu cơ, nâng giá…

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu loại trừ yếu tố tâm lý đầu cơ, tăng lương không phải là nguyên nhân chính, trực tiếp làm gia tăng lạm phát. Tuy nhiên, tăng lương cơ sở lần này ở mức cao nên cũng không loại trừ nhiều đối tượng lợi dụng chính sách này để đẩy giá hàng hóa, dịch vụ tăng cao.

Bảo đảm ý nghĩa chính sách tăng lương, bình ổn thị trường

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, bình quân 5 tháng đầu năm nay, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2023. Trong mức tăng này, có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, chỉ có 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm (nhóm viễn thông, giảm 1,46% so với cùng kỳ năm 2023). Trong đó, đáng chú ý là nhóm giáo dục tăng 8,7%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,87%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,49%.

Đợt cải cách tiền lương từ 1/7 tới đây được rất nhiều công chức, viên chức, người lao động trông chờ, bởi mức lương hiện nay chỉ đáp ứng các điều kiện sống cơ bản. Việc cải cách tiền lương với mức tăng khoảng hơn 30% cho công chức, viên chức trở thành một trong những niềm vui với rất nhiều người làm công ăn lương.

Tuy nhiên, niềm vui đó sẽ trọn vẹn nếu không có nỗi lo thường trực, đó là giá cả tăng theo lương. Nếu giá cả thị trường tăng quá cao thì đối tượng công chức, viên chức và người nghỉ hưu, đối tượng chính sách xã hội, người có công, nhất là lao động nghèo lại gặp khó khăn vì tăng lương không theo kịp giá cả thị trường.

Liên quan đến vấn đề này, tại họp báo thường kỳ quý II/2024 của Bộ Tài chính vào ngày 18/6, bà Lê Thị Tuyết Nhung – Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) – thông tin, Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá đã, đang và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường; đồng thời chủ động dự báo, tính toán và cập nhật kịch bản lạm phát để tham mưu với cấp có thẩm quyền xây dựng kịch bản điều hành giá tổng thể, cũng như triển khai các giải pháp cụ thể.

Trong đó, tập trung vào các giải pháp như theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp; đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với các mặt hàng chiến lược. Chú trọng, tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp lễ; chuẩn bị sớm phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường.

Về phía Bộ Công Thương cũng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân, nhất là trong các dịp cao điểm lễ, Tết, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Đồng thời, phối hợp với các Bộ ngành trong việc tham mưu điều hành giá các mặt hàng do nhà nước quản lý giá, trong đó có mặt hàng xăng dầu nhằm bảo đảm cung ứng xăng dầu trên thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát chung theo mục tiêu của Chính phủ.

Bảo đảm ý nghĩa chính sách tăng lương, bình ổn thị trường, ngày 22/6/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương rà soát, báo cáo, đề xuất cụ thể lộ trình gắn với mức độ và dự kiến thời điểm thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý (dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; điện; dịch vụ giáo dục…); Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và các cơ quan liên quan để đánh giá kỹ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng và mục tiêu, kịch bản kiểm soát lạm phát cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6/2024.

Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thống kê, các cơ quan, địa phương liên quan đẩy mạnh triển khai công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, cập nhật kịch bản điều hành giá chi tiết, cụ thể, kịp thời cho các tháng còn lại trong năm để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp phù hợp, kịp thời; Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống, phấn đấu khoảng 4%;

Chủ động đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện công tác quản lý, điều hành giá của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Ban chỉ đạo điều hành giá chỉ đạo xử lý theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với việc kiểm soát giá cả, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến như: với mặt hàng xăng dầu, lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng…

Đối với mặt hàng điện, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các mặt hàng xem xét điều chỉnh giá, cần rà soát kỹ các yếu tố hình thành giá, đánh giá kỹ tác động đối với kinh tế – xã hội, mặt bằng giá để chủ động có phương án điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét phương án điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt hàng giá thị trường theo đúng quy định với mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế. Thủ tướng cũng giao các Bộ, ngành liên quan xử lý nghiêm trường hợp tung tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường.

Tình trạng “lương chưa tăng, giá đã tăng” là vấn đề đã xảy ra nhiều lần trước đây, dẫn đến việc tăng lương nhưng không tạo tác động thực chất cho các đối tượng hưởng lương. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, trong nhiều năm trở lại đây, Chính phủ, bản thân thị trường và người dân đã có thích ứng để không bị tác động đến tâm lý khi thực hiện tăng lương. Và với những giải pháp chủ động hiện nay của Chính phủ và các cơ quan quản lý, hi vọng, đợt điều tăng lương sẽ đem lại niềm vui trọn vẹn cho người lao động.

Nguồn: https://congthuong.vn/khong-de-noi-lo-tang-gia-truoc-them-tang-luong-327850.html

Cùng chủ đề

6 ‘ông lớn’ Nhà nước về lại Bộ Công Thương, hợp nhất, đổi tên hàng loạt cục, vụ, viện

Tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Quang Huy báo cáo về tiến độ thực hiện của Bộ Công Thương. Theo đó, ngày 4/12/2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3191/QĐ-BCT thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng ban. Ngày 10/12/2024, Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương đã họp, có sự tham dự của Ban Tổ chức Trung...

Tên gọi, chức năng nhiệm vụ dự kiến của các bộ ngành sau tinh gọn

Theo định hướng, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ hợp nhất và có tên gọi mới – Ảnh: NAM TRẦN Đó là kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ vừa được Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình ký, yêu cầu phải hoàn thiện các báo cáo để trình Ban Chỉ đạo Trung ương trước ngày 31-12-2024.  Các bộ ngành chủ động rà soát, xây dựng đề án...

Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ

Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần ThơTheo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ là loại hình đường sắt thường, đang được triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến đầu tư trước năm 2030. Ảnh minh họa. Chính phủ vừa có báo cáo số 815/BC – CP gửi Quốc hội để giải...

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (DDGS) về hợp tác phát triển lĩnh vực năng lượng, nhiên liệu sinh học. Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Trần Đình Thành phần tham dự có các đại điện của Vụ Thị trường trong nước, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, ông Ryan LeGrand, Chủ...

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Cụ thể, công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp ngành Công...

Cùng tác giả

30 thí sinh tham gia hội thi tuyên truyền, hướng nghiệp tuyển sinh quân sự

Tham gia hội thi có 30 thí sinh là các đồng chí chỉ huy, trợ lý kiêm nhiệm làm công tác tuyển sinh quân sự hoặc thực hiện công tác tuyên truyền, hướng nghiệp tuyển sinh quân sự thuộc...

10 dấu ấn của Tập đoàn Hòa Phát 2024

Đẩy mạnh sản xuất thép chất lượng cao, đảm bảo tiến độ dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, củng cố vị thế thị phần số 1 ngành thép Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, tích cực thực hiện an sinh xã hội…là những dấu ấn tiêu biểu của Tập đoàn Hòa Phát năm 2024. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên vào tháng 3/2024, Chủ tịch HĐQT Trần...

Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn

Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốnKế hoạch tăng vốn của Đầu tư Nam Long chưa công bố chi tiết về tỷ lệ phát hành. Tuy nhiên, ngay khi nội dung lần lấy ý kiến bằng văn bản được hé lộ là tờ trình tăng vốn, cổ phiếu NLG đã có nhịp giảm mạnh, gần 10%. Theo nghị quyết của Hội đồng quản trị thông qua việc tổ chức lấy...

Phu nhân Tổng Bí thư gặp mặt thân mật đầu năm mới với Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội

Ngay từ những ngày đầu, các hoạt động của AWCH luôn nhận được sự ủng hộ của Bộ Ngoại giao và của phu nhân Lãnh đạo cấp cao qua các thời kỳ. Sau gần 10 năm hoạt động, AWCH...

Luôn cố gắng để mang tới cho khán giả nhiều cảm xúc

Từ nhỏ, anh đã được bố và ông nội truyền cho tình yêu nghệ thuật. Những sáng tác của anh gắn liền với quê hương, mang âm hưởng dân ca xứ Nghệ nhưng rất mới về giai điệu, ca...

Cùng chuyên mục

30 thí sinh tham gia hội thi tuyên truyền, hướng nghiệp tuyển sinh quân sự

Tham gia hội thi có 30 thí sinh là các đồng chí chỉ huy, trợ lý kiêm nhiệm làm công tác tuyển sinh quân sự hoặc thực hiện công tác tuyên truyền, hướng nghiệp tuyển sinh quân sự thuộc...

10 dấu ấn của Tập đoàn Hòa Phát 2024

Đẩy mạnh sản xuất thép chất lượng cao, đảm bảo tiến độ dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, củng cố vị thế thị phần số 1 ngành thép Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, tích cực thực hiện an sinh xã hội…là những dấu ấn tiêu biểu của Tập đoàn Hòa Phát năm 2024. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên vào tháng 3/2024, Chủ tịch HĐQT Trần...

Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn

Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốnKế hoạch tăng vốn của Đầu tư Nam Long chưa công bố chi tiết về tỷ lệ phát hành. Tuy nhiên, ngay khi nội dung lần lấy ý kiến bằng văn bản được hé lộ là tờ trình tăng vốn, cổ phiếu NLG đã có nhịp giảm mạnh, gần 10%. Theo nghị quyết của Hội đồng quản trị thông qua việc tổ chức lấy...

Phu nhân Tổng Bí thư gặp mặt thân mật đầu năm mới với Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội

Ngay từ những ngày đầu, các hoạt động của AWCH luôn nhận được sự ủng hộ của Bộ Ngoại giao và của phu nhân Lãnh đạo cấp cao qua các thời kỳ. Sau gần 10 năm hoạt động, AWCH...

Quận Ba Đình xây dựng 4.169 mô hình “Dân vận khéo”

Sáng 8-1, Quận ủy Ba Đình tổ chức tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của các ban Đảng và Văn phòng Quận ủy, Trung tâm Chính trị, các ban chỉ đạo quận;...

Hà Nội tăng cường phân cấp, ủy quyền theo quy định của Luật Thủ đô

Để triển khai thi hành Luật Thủ đô đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả trên địa bàn thành phố, gắn kết chặt chẽ với việc tổ chức thực hiện Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô...

SHB và Tasco ký kết hợp tác toàn diện

SHB và Tasco sẽ hợp tác toàn diện, hiệu quả, tương xứng với tiềm năng của hai đơn vị; cùng nhau tạo ra những sản phẩm dịch vụ có giá trị cao dành cho khách hàng, cộng đồng và xã hội. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Công ty Cổ phần Tasco (Tasco) đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện. Theo đó, hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ, tận dụng tối...

Đưa dạy thêm, học thêm vào quỹ đạo tích cực

Đồng thời, Thông tư mới cũng được kỳ vọng sẽ khắc phục được những tiêu cực của việc dạy thêm, học thêm cả trong và ngoài nhà trường, góp phần hạn chế tình trạng lạm dụng dạy thêm, học thêm như hiện nay. Điểm đáng chú ý của Thông tư số 29 là siết cả việc dạy thêm, học thêm cả trong và ngoài nhà trường. Trong đó, hạn chế các đối tượng được học thêm trong nhà trường, là...

Tin tức sáng 8-1: Đề nghị xây Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và khu vực tại Đà Nẵng

Sông Sài Gòn chảy qua TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH Đề nghị xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và khu vực tại Đà Nẵng Tin tức từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết bộ này đang lấy ý kiến hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. CẬP NHẬT GIÁ VÀNG Dự thảo tờ trình nêu rõ một số nhóm...

Đề nghị xây Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và khu vực tại Đà Nẵng

Sông Sài Gòn chảy qua TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH Đề nghị xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và khu vực tại Đà Nẵng Tin tức từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết bộ này đang lấy ý kiến hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Dự thảo tờ trình nêu rõ một số nhóm chính sách trong đề nghị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất