Powered by Techcity

Khai thác giá trị trò chơi, trò diễn dân gian để phát triển du lịchBiến tiềm năng thành trải nghiệm độc đáo, thu hút du khách


Vì thế, việc khai thác TCTDDG trở thành một sản phẩm du lịch là cần thiết, qua đó góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, gia tăng trải nghiệm cho du khách, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đồng thời quay trở lại bảo tồn giá trị của TCTDDG trong đời sống đương đại.

tro-dua.jpg
Trò đua cua độc đáo ở Cồn Chim (Trà Vinh) giúp du khách gia tăng trải nghiệm. Ảnh: Linh Tâm

“Bản thông điệp” truyền tải tín ngưỡng, văn hóa

Trong kho tàng văn hóa dân gian, TCTDDG chiếm một vị trí quan trọng tạo nên diện mạo văn hóa truyền thống dân tộc. Không chỉ là một bộ phận cấu thành làm nên phần “hội” tươi vui trong các lễ hội truyền thống dưới hình thức vui chơi giải trí, TCTDDG còn là “bản thông điệp” chuyển tải các giá trị nhân văn, giá trị văn hóa – lịch sử, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc và có tính giáo dục con người hướng đến chân – thiện – mỹ. Đồng thời, việc tổ chức TCTDDG trong các lễ hội đầu xuân ở Việt Nam còn tạo nên những yếu tố hấp dẫn để thu hút khách du lịch.

Các TCTDDG đều bắt nguồn từ những sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn với tập quán sản xuất nông nghiệp được hình thành từ hàng ngàn năm trước. Mỗi TCTDDG đều mang tính biểu trưng cho những giá trị văn hóa khác nhau. Nếu như trò diễn dân gian là hình thức biểu diễn nghệ thuật phản ánh đời sống văn hóa tín ngưỡng, lịch sử của cộng đồng và thường gắn với các nghi lễ… thì trò chơi dân gian lại là cấu phần không thể thiếu trong phần “hội” của các lễ hội hay được các em thiếu nhi chơi hằng ngày.

Được lưu truyền qua nhiều thế hệ, TCTDDG ở Việt Nam rất đa dạng, phong phú và được phân bố ở khắp các vùng, miền, tỉnh, thành. Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, chỉ riêng vùng Đồng bằng sông Hồng đã có khoảng 60 TCTDDG, phổ biến như đấu vật, kéo co, cờ người, chọi gà, cướp phết, pháo đất, và các loại hình nghệ thuật dân gian như quan họ, chèo, chầu văn, ca trù, múa rối nước…

Trong số đó, có không ít TCTDDG đã được ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như hội diều làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng), nghệ thuật múa rối nước làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh) của Hà Nội; nghệ thuật múa rối nước và hát trống quân (huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương)… Nhiều TCTDDG còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại như nghi lễ và trò chơi kéo co, thực hành then của người Tày, Nùng, Thái; nghệ thuật hát xoan (Phú Thọ)…

Tuy nhiên, trước những tác động của làn sóng đô thị hóa nông thôn và hiện đại hóa đất nước, các TCTDDG đứng trước nguy cơ bị mai một, biến dạng. Vì thế, việc đưa TCTDDG vào phục vụ phát triển du lịch ngoài mục đích đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng trải nghiệm cho du khách, tăng sức hấp dẫn của điểm đến để thu hút du khách trong nước, quốc tế còn nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của TCTDDG một cách hiệu quả.

“Chất keo” gắn kết cộng đồng

Những năm qua, nhiều địa phương đã kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành đưa TCTDDG trở thành một trải nghiệm hấp dẫn trong chương trình tour. Điển hình nhất là đô thị cổ Hội An. Tại đây, ngoài việc tham quan phố cổ, thưởng thức ẩm thực, du khách còn được tham gia các trò chơi dân gian như bịt mắt đập nồi, hô hát bài chòi, thi đẩy gậy, gấp lá dừa… Các trò chơi này thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách, là “chất keo” gắn kết cộng đồng, đồng thời giúp du khách hiểu thêm về đời sống tinh thần, phong tục tập quán của người Hội An.

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực còn gìn giữ và đưa nhiều trò chơi dân gian vào phục vụ du lịch. Tại ấp Cồn Chim (xã Hòa Minh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh), du khách như được trở về tuổi thơ với các trò chơi nhảy dây, bắn bi, ném lon, đặc biệt là trò đua cua độc nhất vô nhị. Còn tại An Giang, du khách khi đến với Lễ Kỳ yên đình Bình Thủy (xã Bình Thủy, huyện Châu Phú) sẽ được hòa mình vào không khí náo nhiệt của hội đua thuyền hay trò chơi cờ tướng, chọi gà tre…

Tại Hà Nội, mùa lễ hội kéo dài suốt 3 tháng đầu năm. Trong lễ hội không thể thiếu các trò chơi dân gian như đấu vật, nhảy bao bố, chọi gà, cờ người… Bên cạnh đó là những trò diễn gắn với tín ngưỡng dân gian như trò kéo co ngồi ở đình Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên), trò kéo mỏ trong lễ hội đền Vua Bà (xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn), trò “con đĩ đánh bồng” trong hội làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì)…

Các lễ hội này không chỉ thu hút người dân trong khu vực mà còn cả du khách thập phương. Đặc biệt, mùa lễ hội năm 2025, lần đầu tiên, Zakhar Dzmitrychenka, vận động viên người Belarus đã “càn quét” khắp các hội làng ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận trong các hội thi đấu vật khiến nhiều người tò mò theo chân anh đến các sới vật.

Chia sẻ về lý do tham gia các lễ hội này, đô vật Zakhar Dzmitrychenka cho biết, ngoài mục đích giao lưu với các vận động viên địa phương, anh cũng muốn hòa mình vào không khí sôi động của các lễ hội truyền thống và tìm hiểu sâu hơn về các phong tục tập quán của người Việt. Điều này cho thấy tiềm năng du lịch lễ hội gắn với các TCTDDG có thể được khai thác trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Nhận diện để phát triển

Tuy nhiên, trên thực tế, việc khai thác các giá trị của TCTDDG để phát triển du lịch, tạo nên những sản phẩm du lịch đặc sắc chưa được các ban, ngành, chính quyền địa phương cùng doanh nghiệp du lịch và người dân quan tâm.

Theo Viện trưởng Viện Phát triển Du lịch châu Á Phạm Hải Quỳnh, hiện nay, các doanh nghiệp mới chỉ chú trọng đến việc xây dựng các tour tuyến, sản phẩm du lịch lễ hội, du lịch tâm linh trong đó chú trọng đến các nghi thức cúng lễ mà ít quan tâm đến việc hướng dẫn du khách tham gia các TCTDDG. Nguyên nhân là do khách nội địa chủ yếu thích đến các đình, đền, chùa để lễ bái chứ không phải đi “chơi hội”. Còn khách ngoại quốc thì gặp nhiều rào cản về ngôn ngữ và văn hóa để hiểu hết được ý nghĩa của các TCTDDG nên khó có thể tham gia.

Một lý do khác khiến các TCTDDG tuy đa dạng nhưng khó phát triển là bởi sự trùng lặp ở nhiều địa phương. Nghiên cứu cho thấy, những TCTDDG có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố có cách chơi, cách diễn giống nhau dễ khiến du khách cảm thấy nhàm chán. Bên cạnh đó, tính mùa vụ và công tác quảng bá, xúc tiến TCTDDG chưa được các địa phương quan tâm, khiến các doanh nghiệp lữ hành thiếu thông tin để xây dựng sản phẩm du lịch có liên quan đến TCTDDG.

Đề cập đến vai trò của các tuyến du lịch đối với các TCTDDG, Giám đốc Công ty Du lịch Travelogy Việt Nam Vũ Văn Tuyên nêu quan điểm, cần xây dựng các tuyến du lịch theo chủ đề như “Trải nghiệm TCTDDG”, “Khám phá lễ hội dân gian” hay “Học kỳ giáo dục văn hóa dân gian” dành cho du khách, trong đó có học sinh. Các tuyến du lịch này tập trung vào trải nghiệm các TCTDDG, tìm hiểu lịch sử và ý nghĩa của từng trò chơi, trò diễn kết hợp với tham quan các di tích lịch sử nhằm tạo nên những trải nghiệm bổ ích, hấp dẫn du khách.

Còn TS Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho rằng, cần nghiên cứu, nhận diện giá trị lịch sử, văn hóa và ý nghĩa của TCTDDG đối với đời sống đương đại. Từ đó, tìm cách diễn giải cho khách du lịch, giúp họ hiểu hơn và tương tác với TCTDDG. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc của chính quyền địa phương, doanh nghiệp lữ hành và cả cộng đồng.

Ngoài ra, cần nhận diện, kiểm kê các TCTDDG, loại bỏ những yếu tố ngoại lai, chỉ giữ lại những yếu tố gốc để tránh sự trùng lặp sản phẩm giữa các địa phương. Cộng đồng phải là người làm việc này để bảo vệ TCTDDG của mình. Có như vậy mới tạo nên những sản phẩm, trải nghiệm độc đáo, thu hút khách du lịch.

Để khai thác các TCTDDG gắn với phát triển du lịch một cách hiệu quả, theo nhiều chuyên gia du lịch, cần triển khai đồng bộ 4 giải pháp về: Cơ chế chính sách; phát triển sản phẩm, thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch; ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; đầu tư, liên kết phát triển du lịch dựa trên việc phát huy giá trị TCTDDG. Đây là 4 trụ cột quan trọng không chỉ giúp phát huy giá trị TCTDDG gắn với phát triển du lịch mà còn thúc đẩy phát triển dòng sản phẩm du lịch văn hóa – một trong những loại hình du lịch quan trọng theo định hướng của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/khai-thac-gia-tri-tro-choi-tro-dien-dan-gian-de-phat-trien-du-lich-bien-tiem-nang-thanh-trai-nghiem-doc-dao-thu-hut-du-khach-696759.html

Cùng chủ đề

Giữ gìn di sản ẩm thực Hà Nội

Chương trình được UBND quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản văn hóa tổ chức, nhằm tôn vinh chủ thể và lan tỏa giá trị...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng

Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm.Phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất giữa ý Đảng và lòng dânĐọc diễn văn kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng bộ Đà Nẵng và...

Không gian hồ Gươm xưa và nay

Thời Lý - Trần, hồ Gươm nằm ở phía bắc của hồ Lục Thủy. Hồ nằm ngoài đê, trải dài đến tận đầu phố Lò Đúc. Đê cùng lũy bao quanh kinh thành Thăng Long, bắt đầu từ Hàng Than qua Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào,...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 29-3-2025

Tổng kết Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội: Phát triển Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, kết nối toàn cầuSáng 28-3, tại Bảo tàng Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU của...

Cùng tác giả

Giữ gìn di sản ẩm thực Hà Nội

Chương trình được UBND quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản văn hóa tổ chức, nhằm tôn vinh chủ thể và lan tỏa giá trị...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng

Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm.Phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất giữa ý Đảng và lòng dânĐọc diễn văn kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng bộ Đà Nẵng và...

Không gian hồ Gươm xưa và nay

Thời Lý - Trần, hồ Gươm nằm ở phía bắc của hồ Lục Thủy. Hồ nằm ngoài đê, trải dài đến tận đầu phố Lò Đúc. Đê cùng lũy bao quanh kinh thành Thăng Long, bắt đầu từ Hàng Than qua Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào,...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 29-3-2025

Tổng kết Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội: Phát triển Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, kết nối toàn cầuSáng 28-3, tại Bảo tàng Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU của...

Cùng chuyên mục

Hơn 200 khách Iran đến Hà Nội trên chuyến bay charter đầu tiên

Chuyến bay charter đầu tiên từ Iran đến Hà Nội do Công ty Cổ phần Quản lý điểm đến châu Á (ASIA DMC) phối hợp với Công ty cùng tập đoàn là HG Aviation, Meraj Airlines và các đối...

Đẩy mạnh quảng bá du lịch Lai Châu tại Hà Nội

Hiện nay, Lai Châu đang triển khai dự án đường nối cao tốc Lai Châu - Lào Cai với Hà Nội; dự án hầm đường bộ trên quốc lộ 4D nối xã Sơn Bình (huyện Tam Đường, tỉnh Lai...

Đổi mới sản phẩm du lịch theo xu hướng toàn cầu

Sự kiện do Sở Du lịch thành phố Hà Nội và Ban Thư ký Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu (TPO) tổ chứcTăng cường liên kết, hợp tácTạ hội nghị bà Kang Da-eun, Tổng...

Đón đầu dòng khách quốc tế cao cấp

Với chính sách mở rộng miễn thị thực cho các thị trường quốc tế của Chính phủ, các địa phương đã bắt tay xây dựng sản phẩm chất lượng cao với kỳ vọng thu hút thêm lượng khách quốc...

Hà Nội – Thái Nguyên: Phát triển tuyến du lịch xanh

Bên cạnh khai thác những bản du lịch cộng đồng gắn với thiên nhiên và văn hóa các dân tộc, Thái Nguyên cũng khai thác hiệu quả hoạt động trải nghiệm du lịch tại các đồi chè ở Tân...

Khai thác giá trị trò chơi, trò diễn dân gian để phát triển du lịch Bài học thành công từ Nhật Bản

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc khai thác giá trị của trò chơi dân gian đã trở thành một xu hướng nổi bật, giúp thu hút du khách và tạo nên những trải nghiệm độc đáo, khác biệt.Nhật...

Hơn 7,3 triệu lượt khách đến Hà Nội trong Quý I

Ngày 25-3, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, trong tháng 3, lượng khách đến Thủ đô tiếp tục tăng. Khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu lượt khách, tăng nhẹ 6,2% so với cùng kỳ năm...

Đón đầu khách du lịch “thời bão giá”

Đánh giá xu hướng du lịch trong năm 2025, PGS.TS Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn cho rằng, sau dịch Covid-19, xu hướng du lịch có nhiều thay...

Tin nổi bật

Tin mới nhất