Powered by Techcity

Khai mạc trưng bày “Hoàng đế Lê Thái Tổ – Người khai sáng vương triều Hậu Lê”


Với phương pháp trưng bày hiện đại, kết hợp giữa truyền thuyết, lịch sử, kết quả khai quật khảo cổ học…nội dung trưng bày chuyên đề giới thiệu về Bình Định Vương Lê Lợi và cuộc khởi  nghĩa Lam Sơn; sự kiện Hoàng đế Lê Thái Tổ đăng quang và tiến hành tái thiết đất nước…Qua đó cung cấp thêm những tư liệu, hình ảnh về cuộc đời sự nghiệp của đức Vua Lê Thái Tổ và vương triều Hậu Lê, góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử công trình tưởng niệm Vua Lê Thái Tổ trong không gian văn hóa hồ Gươm.

Sáng 18/11/2024, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Công trình tưởng niệm Đức Vua Lê Thái Tổ, số 16 phố Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Ban Quản lý Di tích danh thắng (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ – Người khai sáng vương triều Hậu Lê”.

Các đại biểu tham dự buổi lễ

Tới dự buổi lễ có các đại biểu: Đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội; đồng chí Nguyễn Lan Hương – Ủy viên ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố; PGS.TS Đỗ Văn Trụ – Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam; TS Nguyễn Văn Đoàn – Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam; TS Nguyễn Anh Minh –  Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; đồng chí Đỗ Đình Hồng- Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; đồng chí Đào Xuân Dũng – Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; các nhà khoa học, đại diện lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; đại diện Quận ủy- HĐND- UBND- Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm…

Đồng chí Đỗ Đình Hồng- Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phát biểu khai mạc trưng bày chuyên đề

Chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2024), hướng tới Đại hội Đảng bộ các cấp và đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo Ban Quản lý Di tích danh thắng tổ chức trưng bàu chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ – Người khai sáng vương triều Hậu Lê” nhằm tri ân, tưởng nhớ công lao và những đóng góp của anh hùng dân tộc đức Vua Lê Lợi.

Phát biểu khai mạc trưng bày, đồng chí Đỗ Đình Hồng- Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết: Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm) là di tích quan trọng trong quần thể di tích Quốc gia đặc biệt lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 9-12-2013, trực tiếp do Ban Quản lý di tích danh thắng Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý. Di tích nằm bên bờ hồ Hoàn Kiếm, được xây dựng vào thời Nguyễn do Kinh lược sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải xây dựng năm 1896, để tưởng nhớ công lao của Anh hùng dân tộc Lê Lợi đã đánh thắng giặc Minh, mở ra nền độc lập thái bình thịnh trị cho quốc gia Đại Việt và ghi dấu truyền thuyết trả gươm báu cho rùa vàng ở hồ Hoàn Kiếm. Truyền thuyết này được lưu truyền qua nhiều thế hệ và trở thành biểu tượng tinh thần yêu nước, ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam anh hùng…

Các đại biểu thành kính làm lễ dâng hương

Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề và tham quan trưng bày chuyên đề

Hoàng đế Lê Thái Tổ (1385-1433) tên húy là Lê Lợi – Anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, người sáng lập vương triều Hậu Lê. Ông sinh ra và lớn lên tại vùng đất Lam Sơn (nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ rõ tư chất thông minh, dũng lược, đức độ hơn người. Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín mở hội thề Lũng Nhai. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định Vương, được Nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng. Dưới sự lãnh đạo tài tình của chủ tướng Lê Lợi, nghĩa quân Lam Sơn ngày càng phát triển lớn mạnh, trở thành đội quân tinh nhuệ có tổ chức, kỷ luật và gắn bó chặt chẽ với Nhân dân. Sau 10 năm chiến đấu gian khổ, “nếm mật nằm gai”, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã toàn thắng, giang sơn thu về một mối. Ngày 15 tháng 4 năm Mậu Tuất (1428), Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, lập ra vương triều Hậu Lê. Trong thời gian trị vì, Vua Lê Thái Tổ đã định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đào tạo nhân tài, đặt cấm vệ quân, dựng quan chức, lập phủ huyện, khôi phục kinh tế, phục hồi sản xuất, ban bố ruộng đất bằng chính sách quân điền… điều này đã mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ, thịnh trị cho Quốc gia Đại Việt – Triều đại phát triển rực rỡ và tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Một góc không gian trưng bày

 

Quang cảnh buổi lễ

Với phương pháp trưng bày hiện đại, kết hợp giữa truyền thuyết, lịch sử, kết quả khai quật khảo cổ học…nội dung trưng bày chuyên đề giới thiệu về Bình Định Vương Lê Lợi và cuộc khởi  nghĩa Lam Sơn; sự kiện Hoàng đế Lê Thái Tổ đăng quang và tiến hành tái thiết đất nước; di sản thời Lê và dấu tích một số công trình kiến trúc, hiện vật, sơ đồ, bản đồ tiêu biểu thời Hậu Lê; Một số hoạt động tôn vinh, tri ân, phát huy giá trị di tích tưởng niệm Vua Lê Thái Tổ và các di tích tiêu biểu- dấu ấn Thăng Long – Hà  Nội trong không gian văn hóa Hồ Gươm, đặc biệt là hoạt động trải nghiệm tái hiện cảnh Vua Lê Thái Tổ ngự thuyền rồng trả gươm báu cho rùa thần trên hồ Lục Thủy (Hồ Hoàm Kiếm) tại chương trình trải nghiệm tour đêm “Ngọc Sơn – Đêm huyền bí”…Qua đó cung cấp thêm những tư liệu, hình ảnh về cuộc đời sự nghiệp của đức Vua Lê Thái Tổ và vương triều Hậu Lê, góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử công trình tưởng niệm Vua Lê Thái Tổ trong không gian văn hóa hồ Gươm.

 

Đức Minh





Nguồn: https://sovhtt.hanoi.gov.vn/khai-mac-trung-bay-hoang-de-le-thai-to-nguoi-khai-sang-vuong-trieu-hau-le/

Cùng chủ đề

Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT), ngày 18/11, tại Hà Nội, UBKT Trung ương đã họp Kỳ thứ 51. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm UBKT Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung. Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; sau...

Trường ĐH Kinh tế – ĐHQGHN đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Ngày 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gợi mở ba vấn đề lớn với ngành giáo dục, trong đó có ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, phổ cập kiến thức chuyển đổi số, phát triển đội ngũ nhà giáo về cả lượng và chất. Cũng nhân dịp...

Các chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị gì?

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Thông tin chuyên sâu về kinh tế quý 3 của Việt Nam và tác động kinh tế xã hội của chính sách Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức sáng 18/11, tại Hà Nội. Thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm từ 10-11% tổng thu ngân sách nhà nước Do có thuế suất cao, nên...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam làm gì để tránh quá tải?

Khách đông quá tải Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1.11. Ngay trong ngày đầu tiên, có khoảng 8.000 lượt khách. Những ngày tiếp theo, lượng khách liên tục tăng cao. Trả lời Lao Động, Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng – Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, tính đến ngày 14.11, bảo tàng mở cửa 9 ngày, đón hơn 128.500 lượt...

Quận Hai Bà Trưng hoàn thành và hoàn thành vượt mức 18/19 chỉ tiêu nghị quyết đại hội

Theo dự thảo mới nhất, chủ đề của đại hội là “Phát huy truyền thống anh hùng, ý chí, khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị quận gương...

Cùng tác giả

Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT), ngày 18/11, tại Hà Nội, UBKT Trung ương đã họp Kỳ thứ 51. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm UBKT Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung. Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; sau...

Trường ĐH Kinh tế – ĐHQGHN đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Ngày 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gợi mở ba vấn đề lớn với ngành giáo dục, trong đó có ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, phổ cập kiến thức chuyển đổi số, phát triển đội ngũ nhà giáo về cả lượng và chất. Cũng nhân dịp...

Các chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị gì?

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Thông tin chuyên sâu về kinh tế quý 3 của Việt Nam và tác động kinh tế xã hội của chính sách Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức sáng 18/11, tại Hà Nội. Thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm từ 10-11% tổng thu ngân sách nhà nước Do có thuế suất cao, nên...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam làm gì để tránh quá tải?

Khách đông quá tải Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1.11. Ngay trong ngày đầu tiên, có khoảng 8.000 lượt khách. Những ngày tiếp theo, lượng khách liên tục tăng cao. Trả lời Lao Động, Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng – Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, tính đến ngày 14.11, bảo tàng mở cửa 9 ngày, đón hơn 128.500 lượt...

Quận Hai Bà Trưng hoàn thành và hoàn thành vượt mức 18/19 chỉ tiêu nghị quyết đại hội

Theo dự thảo mới nhất, chủ đề của đại hội là “Phát huy truyền thống anh hùng, ý chí, khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị quận gương...

Cùng chuyên mục

Cởi mở cơ chế, đổi mới tư duy

Hànộimới Cuối tuần ghi nhận một số ý kiến của chuyên gia văn hóa, nhà quản lý và đạo diễn điện ảnh về vấn đề này.PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo...

Tổ chức Hội nghị – Hội thảo “65 năm sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa”

Hội nghị – Hội thảo “65 năm sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa” dự kiến sẽ diễn ra tại Hà Nội vào tháng 12 tới. Hội nghị – Hội thảo  do Cục Di sản văn hóa chủ trì (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm tổng kết 65 năm sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát huy giá...

Kiến tạo vị thế mới cho điện ảnh Thủ đô Hà Nội

“Nhân vật” đặc biệt nhìn từ một bộ phimTrong khuôn khổ Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, có một sự kiện liên quan tới điện ảnh khá thú vị, đó là tọa đàm “Cu li không...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 18-11-2024

Hà Nội cắt điện, nước công trình vi phạm: Khoanh vùng, xác định rõ đối tượng áp dụngDự thảo nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội đưa ra quy định áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch...

Sản phẩm văn hóa, du lịch độc đáo

Hấp dẫn từ những sáng tạo mới lạNhững ngày này, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ), nay là Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, luôn thu hút đông đảo...

Kiến tạo vị thế mới cho điện ảnh Thủ đô T

Tuy nhiên, những gì đã thấy ở hai sự kiện nói trên cũng đặt ra cho những người làm điện ảnh hôm nay câu hỏi: Điều gì đang là trở lực chính của điện ảnh Hà Nội khi số...

Hà Nội cổ kính và hiện đại trong triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024”

Đây là triển lãm nghệ thuật của nhóm gồm 14 nghệ sĩ đã gắn bó với nhau nhiều năm, cùng tham gia hoạt động nghệ thuật, sáng tác về quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Trong đó,...

Bi sắt Hà Nội lấy lại vị thế

Kết quả này cũng là động lực tiếp thêm sự tự tin cho các nhà quản lý bộ môn và giúp đánh giá lực lượng, đầu tư đường dài, chuẩn bị cho những mục tiêu xa hơn...Thành công nhờ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất