Powered by Techcity

Hút du khách đến Đồng bằng sông Cửu Long

[

Sản phẩm trùng lặp, thiếu hấp dẫn

Du lịch được xác định là thế mạnh của các tỉnh ĐBSCL nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, sở hữu kho tàng văn hóa giàu bản sắc, từ đó phát triển sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch xanh, du lịch nông nghiệp, biển đảo chất lượng cao. Thế nhưng lượng du khách chọn nơi này làm điểm đến không như mong đợi.

Số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia cho thấy, trong năm 2023, tổng số khách đến ĐBSCL đạt gần 45 triệu lượt, nhưng lượng khách quốc tế chỉ đạt gần 1,9  triệu lượt. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, ĐBSCL chỉ đón được gần 30 triệu lượt khách, trong đó có trên 1,3 triệu lượt khách quốc tế.

Du khách tham quan điểm du lịch Cồn Chim (Trà Vinh). Ảnh: Hoài Nam
Du khách tham quan điểm du lịch Cồn Chim (Trà Vinh). Ảnh: Hoài Nam

Phân tích nguyên nhân khiến du lịch ĐBSCL chưa hút khách, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Hà Nội Nguyễn Mạnh Thản nêu rõ, hiện các sản phẩm du lịch chủ yếu dựa vào thiên nhiên, thiếu đầu tư dài hạn và thiếu tính liên kết chuỗi giá trị đang là những điểm yếu, thách thức lớn của du lịch ĐBSCL.

“Tại một số địa phương cơ sở vật chất ở mức sơ khai. Do vậy, mức độ “lôi kéo” du khách kéo dài thời gian lưu trú thấp. Điều này dẫn đến tổng thu từ du khách không cao, thị trường thiếu ổn định”-ông Thản phân tích.

Thông tin những yếu kém trong việc thu hút khách của du lịch ĐBSCL, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội du lịch ĐBSCL Lê Thanh Phong thừa nhận, mặc dù các tỉnh miền ĐBSCL có khí hậu ôn hòa, rất cuốn hút khách du lịch nước ngoài, nhất là những du khách đến từ xứ lạnh nhưng chưa có sản phẩm đặc trưng cho từng địa phương để lại ấn tượng cho du khách có thể quay lại vào những kỳ nghỉ tiếp theo.

Không chỉ có vậy, đa phần các đơn vị, hộ gia đình tổ chức hoạt động du lịch chưa chuyên nghiệp. Đồng thời còn lúng túng trong quản lý, vận hành, khai thác tiềm năng, chưa chú trọng việc xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Khách du lịch tham quan Cồn Sơn (Cần Thơ). Ảnh: Hoài Nam
Khách du lịch tham quan Cồn Sơn (Cần Thơ). Ảnh: Hoài Nam

Đồng tình với ý kiến này, dưới góc độ doanh nghiệp lữ hành Giám đốc Chi nhánh Vietravel Cần Thơ Lê Đình Minh Thy cho biết,  vì phát triển khá muộn nên ĐBSCL vẫn là một trong những “vùng trũng của du lịch” và chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề lớn nhất của du lịch ĐBSCL là sản phẩm gần như không hấp dẫn và trùng lặp, nguồn nhân lực hạn chế. “Nhiều du khách quốc tế sau khi đến ĐBSCL du lịch đã phản hồi sẽ không quay lại lần thứ hai vì chưa có tour thực sự hấp dẫn”-bà Thi thông tin.

Để du lịch Đồng bằng sông Cửu Long hút khách

Các chuyên gia cho rằng, để khắc phục những khó khăn này qua đó du lịch ĐBSCL hút khách, các địa phương cần xác định rõ thế mạnh cũng như “tệp” khách cần khai thác, từ đó xây dựng tour phù hợp.

Hiến kế giúp du lịch ĐBSCL thu hút khách, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội Nguyễn Mạnh Thản nêu rõ, các tỉnh cần xây dựng tour, điểm du lịch chuyên biệt, sản phẩm đặc trưng của riêng từng địa phương. “Chẳng hạn tỉnh Bến Tre nên đẩy mạnh khai thác các loại hình dịch vụ, di tích lịch sử văn hóa,  các giá trị ẩm thực chế biến từ dừa trong phục vụ du khác qua đó định vị thương hiệu của địa phương”- ông Thản nêu ví dụ.

Chợ  nổi Cái Rằng (Cần Thơ) thu hút khách quốc tế tham quan, trải nghiệm. Ảnh: Hoài Nam
Chợ  nổi Cái Rằng (Cần Thơ) thu hút khách quốc tế tham quan, trải nghiệm. Ảnh: Hoài Nam

Dưới góc độ doanh nghiệp, Tổng Giám đốc Công ty CP đầu tư du lịch Hà Nội Nhữ Thị Ngần cho rằng, chính quyền địa phương nên phối kết hợp với doanh nghiệp, chuyên gia du lịch tổ chức khảo sát tiềm năng thế mạnh,  qua đó lập quy hoạch xây dựng tour đặc trưng của địa phương.

Trà Vinh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc được Nhà nước xếp hạng, ẩm thực của tỉnh Trà Vinh cũng rất đa dạng, phong phú với nền ẩm thực lâu đời của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, tạo nên những nét riêng biệt với nhiều món ngon nổi tiếng. “Đây là tiềm năng lớn để Trà Vinh phát triển loại hình du lịch văn hóa Khmer, tâm linh, từ đó tạo nên sản phẩm khác biệt so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL”-bà Ngần hiến kế.

Đại diện CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội Nguyễn Hữu Cường cho biết, nhằm hỗ trợ du lịch BĐSCL hút khách, CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội đã tổ chức các chuyến famtrip khảo sát tiềm năng thế mạnh địa phương. Thông qua hoạt động này nhiều công ty du lịch Thủ đô tổ chức tour du lịch khám phá khu vực ĐBSCL.

Tuy nhiên để hút khách đặc biệt là du khách quốc tế đến với ĐBSCL ngành hàng không nên tăng tần suất các chuyến bay giữa các địa phương. Đồng thời giảm thuế, phí dịch vụ sân bay cho những chuyến bay quốc tế thuê bao đến Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng, qua đó tạo cơ hội cho doanh nghiệp tổ chức các hoạt động kích cầu vào mùa thấp điểm.

”Việc khách quốc tế đến ĐBSCL tăng trưởng sẽ kéo theo nguồn thu từ du lịch tăng cao, tăng nộp ngân sách nhà nước, bù đắp phần chi phí mà ngành hàng không đã cắt giảm phí dịch vụ sân bay”-ông Cường phân tích.

Khách du lịch tham quan Cồn Sơn (Cần Thơ). Ảnh: Hoài Nam
Khách du lịch tham quan Cồn Sơn (Cần Thơ). Ảnh: Hoài Nam

Để hỗ trợ ngành du lịch ĐBSCL xây dựng tour tuyến đặc trưng, Giám đốc Sở VHTT&DL Trà Vinh Dương Hoàng Sum đề nghị, thời gian tới Cục Du lịch Quốc gia tổ chức những lớp tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho các hộ dân các tỉnh ĐBSCL tham gia phát triển loại hình du lịch cộng đồng, nông nghiệp, sinh thái…

Đồng thời mong muốn TP Hà Nội và các tỉnh ĐBSCL đẩy mạnh kết nối xây dựng tour, tuyến và trao đổi khách. Đặc biệt, Sở Du lịch Hà Nội truyền đạt kinh nghiệm xây dựng, khai thác tiềm năng du lịch địa phương, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo, lớp tập huấn nghiệp vụ.

Nhằm hỗ trợ các tỉnh miền ĐBSCL nâng cao chất lượng du lịch, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang  khẳng định, thời gian tới đơn vị sẽ song hành với các địa phương ĐBSCL trong việc đào tạo, tập huấn về xây dựng sản phẩm, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng làm du lịch cho cộng đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ của Hà Nội còn đòi hỏi chính các địa phương ĐBSCL cần vào cuộc trong việc hợp tác với Hà Nội đưa ứng dựng công nghệ số trong việc xây dựng những sản phẩm du lịch thông minh, qua đó cung cấp cho du khách dịch vụ, tiện ích, trải nghiệm thông qua các nền tảng công nghệ số. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch thông qua các chương trình FM du lịch Hà Nội, trang website, nền tảng mạng xã hội.

 

Cùng chủ đề

Phố ẩm thực Tống Duy Tân – Điểm đến thu hút khách du lịch tại Hà Nội

Sau khi được cải tạo, chỉnh trang, tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến khám phá ẩm thực Hà Nội. Tối 10/1, tại phố ẩm thực Tống Duy Tân, diễn ra Lễ khánh thành Dự án chỉnh trang tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - Ngõ Hàng Bông. Dự án Cải tạo, xây dựng cổng chào phố...

Ngôi nhà Di sản Mã Mây áp dụng thí điểm hệ thống vé điện tử

Từ ngày 02/1/2025, Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đưa vào vận hành thí điểm hệ thống vé điện tử “Trực tuyến - Liên thông - Đa phương thức”. Hệ thống do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) hỗ trợ triển khai tại các khu di tích, điểm tham quan. Ngôi nhà Di sản số 87 phố...

Số hóa di tích giúp quảng bá di sản, thúc đẩy du lịch

Hà Nội đang trong lộ trình chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực, trong đó, số hóa di tích là một trong những ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị. Số hóa còn đặc biệt có ý nghĩa trong quảng bá di sản, thúc đẩy du lịch. Nhiệm vụ này đang được các địa phương khẩn trương triển khai. Đến nay, có những quận, huyện, thị xã hoàn thành...

Du lịch Hà Nội khởi đầu ấn tượng từ đầu năm 2025

Tổng thu từ khách du lịch tại Hà Nội trong dịp Tết Dương lịch 2025 ước đạt 594 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Những kết quả khởi sắc ngày đầu năm mới là tiền đề để du lịch Hà Nội hướng tới mục tiêu cao hơn trong cả năm 2025. Ước tính kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm 2025, công suất sử dụng phòng bình quân khối khách sạn, căn hộ du lịch hạng 4-5 sao tại...

Đón khách nườm nượp, du lịch Hà Nội khởi sắc đầu năm 2025

Trong dịp Tết Dương lịch 2025, Hà Nội ước đón 160.000 lượt khách, doanh thu đạt khoảng 594 tỉ đồng, tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đón năm mới 2025 tại Hà Nội. Ảnh: Tô Thế Theo Sở Du lịch Hà Nội, ước tính khoảng 160.000 lượt khách, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 28.400 lượt khách, tăng 67%. Khách du lịch nội địa ước đạt...

Cùng tác giả

Gắn phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với xây dựng con người Phú Xuyên thanh lịch, văn minh

Trong lĩnh vực giáo dục, huyện tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, đến nay, đã có 73/86 trường công lập đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y...

Gắn phát triển văn hoá, xã hội với xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huyện Phú Xuyên đã có nhiều chuyển biến rõ nét trong lĩnh vực...

“Hành trình Huỳnh Phương Đông” – chân dung một chiến sĩ, họa sĩ tài năng

Sáng 11-4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông tổ chức triển lãm “Hành trình Huỳnh Phương Đông” nhân kỷ niệm...

Lắng nghe, tiếp thu ý kiến cử tri 4 huyện phía Nam Thủ đô

Tham dự buổi tiếp xúc có các đại biểu: Ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; bà Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật...

Cùng chuyên mục

Lắng nghe, tiếp thu ý kiến cử tri 4 huyện phía Nam Thủ đô

Tham dự buổi tiếp xúc có các đại biểu: Ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; bà Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật...

Những thành tựu từ công tác “dân vận khéo” ở Gia Lâm

Nhiều mô hình điển hìnhNăm 2024, Huyện đoàn - Hội đồng Đội huyện Gia Lâm đã hưởng ứng, thực hiện chương trình “Điều ước của em” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Đây là hoạt động...

Hà Nội lưu ý làm rõ đặc trưng trong Đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Đây là một trong những nội dung được nêu trong Thông báo số 2116-TB/KL ngày 10-4-2025 về Kết luận Hội nghị giao ban trực tuyến giữa Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội với...

Tổng thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 759.042 triệu đồng

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Phùng Khắc Sơn cho biết, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn quý I-2025 đạt khoảng 12.148.145 triệu đồng, bằng 25,3% kế hoạch năm và tăng...

Tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí

Mô hình này được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng, trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đăng...

Hà Nội rà soát vị trí việc làm, biên chế thực hiện phân cấp, ủy quyền

Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp được quy định tại các luật kịp thời, nghiêm túc, đồng...

Vững tin hội nhập và tự cường

1. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định muốn hòa bình và phát triển thì phải mở cửa với bên ngoài, hợp tác với các quốc gia khác, trong...

Quận Ba Đình sẽ hoàn thành sắp xếp lại các phường trước 31-5-2025

Trong quý I-2025, bên cạnh những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, cấp ủy Đảng, chính quyền từ quận tới cơ sở triển khai nhiều nhiệm vụ mới, phát sinh trong quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn...

Đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương lớn về sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tại hội nghị, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương đã thông tin về kết quả thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30-12-2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định...

Đảng viên trẻ gương mẫu, tiên phong

Mỗi đảng viên trẻ làm một việc tốtThấm nhuần quan điểm “Xây dựng Đoàn vững mạnh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước”, thời gian qua, Đoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất