Powered by Techcity

Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững


Đầu tư và tài trợ cho văn hóa, bởi thế, không chỉ giúp bảo tồn di sản văn hóa, mà còn tạo nguồn lực để hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

van-hoa.jpg
Khán giả cuồng nhiệt tại concert “Anh trai vượt ngàn chông gai”. Ảnh: BTC

“Cú hích” vào thị trường văn hóa sáng tạo

Những tuần vừa qua, liên tục các concert và liveshow âm nhạc đã được tổ chức, thu hút đông đảo người tham dự. Từ các ban nhạc quốc tế nổi tiếng tới Việt Nam biểu diễn hay các concert “anh trai” Việt làm “điên đảo” bao trái tim người hâm mộ đều trong tình trạng “cháy vé” dù giá bán cao. Trên mạng xã hội, vô số người chia sẻ cảm nghĩ, hình ảnh về niềm hạnh phúc khi được “đu idol”. Đặc biệt hơn, các chương trình này không chỉ thu hút các fan tuổi teen, mà còn khiến rất nhiều khán giả trung niên cũng mê mải, hào hứng.

Có thể nói không ngoa rằng những sự kiện đó đang là một cú hích vào thị trường văn hóa Việt, cụ thể hơn là với ngành nghệ thuật biểu diễn, cho thấy một mảnh đất màu mỡ với các nhà đầu tư. Một bộ phận người Việt bắt đầu có thói quen sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để thưởng thức một chương trình văn hóa nghệ thuật, cùng với đó là Việt Nam đã dần trở thành “điểm đến” trong những chuyến lưu diễn của những ban nhạc nổi tiếng thế giới. Và, càng có nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật được tổ chức trên “sân nhà” thì sẽ càng tạo ra sự cạnh tranh, giúp các chương trình được tổ chức chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn, từ đó nâng cao vị thế công nghiệp giải trí nước nhà, góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch, đồng thời nâng tầm thưởng thức văn hóa của công chúng.

Song, để các nhà đầu tư thực sự bước vào “gieo trồng” trên mảnh đất công nghiệp văn hóa ở Việt Nam thì yếu tố “tiềm năng” mới chỉ là khởi đầu. Theo TS Nguyễn Thế Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch): “Trong những năm qua, hoạt động văn hóa nghệ thuật ngày càng phong phú đa dạng, chất lượng và đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc đầu tư, tài trợ cho văn hóa không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Chúng ta cần xây dựng một môi trường thuận lợi với những chính sách rõ ràng và cụ thể để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, từ đó hình thành các quỹ hỗ trợ văn hóa bền vững nhằm phát triển văn hóa một cách đồng bộ, hiệu quả”.

Thực tế trong những năm qua, các dự án đầu tư cho văn hóa từ khu vực tư nhân phần lớn vẫn là dự án nhỏ bởi cơ chế về thủ tục hành chính, tiếp cận nguồn vốn, chính sách thuế, chi phí mặt bằng… còn nhiều vướng mắc khiến các nhà sản xuất chưa đủ quyết tâm đầu tư mạnh mẽ và lâu dài. Việc triển khai các dự án đầu tư và tài trợ cho văn hóa hiện còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân được chỉ ra, theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), là do thiếu bộ khung pháp lý rõ ràng, chính sách huy động nguồn lực cho văn hóa chưa đủ thông thoáng, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa còn thiếu đồng bộ dẫn đến việc phát huy các nguồn lực chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các ấn phẩm sách báo và các hội thảo khoa học trong lĩnh vực này cũng khiến các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các nhà đầu tư tiềm năng gặp khó trong việc tìm kiếm thông tin chuyên sâu, khiến cho việc tiếp cận kiến thức bị hạn chế, giảm cơ hội kết nối và hợp tác giữa các bên, các sáng kiến và dự án tiềm năng không được phát triển hoặc triển khai thiếu hiệu quả.

van-hoa-1.jpg
Năm 2024, Lễ hội âm nhạc Gió mùa phải tạm dừng do khó khăn về nguồn lực tài chính. Ảnh: Monsoon Music Festival

Mô hình nào cho Việt Nam?

TS.KTS Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Thời gian vừa qua, với các hoạt động về hỗ trợ văn nghệ sĩ, hỗ trợ hoạt động văn hóa nghệ thuật trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, chúng tôi hoàn toàn không thu phí. Điều đó giúp giới nghệ sĩ có điều kiện triển khai các dự án. Tôi tin rằng với Luật Thủ đô có hiệu lực từ 1-1-2025 tới đây, chúng ta sẽ triển khai được nội dung về hợp tác công – tư, về nhượng quyền khai thác công trình hạ tầng, từ đó thúc đẩy các nhà đầu tư và tài trợ cho văn hóa hơn nữa”.

Trên thế giới, rất nhiều quốc gia đã thành công trong vận dụng các mô hình đầu tư và tài trợ cho văn hóa nhằm tạo nên một hệ sinh thái văn hóa phong phú, đa dạng. Đó có thể là hợp tác công – tư, là xây dựng các quỹ đầu tư, hỗ trợ văn hóa từ nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng, hay tổ chức phi chính phủ như Quỹ văn hóa quốc gia Hoa Kỳ, Quỹ xổ số văn hóa Anh, Quỹ nghệ thuật Hàn Quốc… Các quốc gia này cũng triển khai nhiều chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút sự tham gia đầu tư, tài trợ cho văn hóa nghệ thuật của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó là nhiều hoạt động khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống, xây dựng các chương trình giáo dục nghệ thuật trong trường học nhằm nuôi dưỡng khán giả trẻ và phát triển thế hệ nghệ sĩ tương lai.

Ở nước ta, năm 2023, Quỹ bảo tồn di sản Huế đã ra mắt. Đây là quỹ quốc gia, do Chính phủ thành lập. Quỹ được tiếp nhận nguồn ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hỗ trợ, từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác. Thực tế đã cho thấy sức mạnh của việc huy động nguồn lực cộng đồng qua mô hình quỹ di sản văn hóa khi chỉ hơn một năm kể từ ngày “chào đời”, đến nay quỹ này đã huy động được gần 8 tỷ đồng. Sự thành công của Quỹ bảo tồn di sản Huế đã đưa đến nhiều đề xuất thành lập quỹ văn hóa, quỹ di sản ở các địa phương. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để xây dựng một quỹ văn hóa phát triển bền vững thì cần duy trì nguồn lực ổn định cho quỹ thông qua việc đa dạng hóa các nguồn tài trợ. Bên cạnh yêu cầu về chính sách quản lý và sử dụng quỹ phải chuyên nghiệp, hiệu quả, minh bạch thì việc nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò và ý nghĩa của quỹ cũng rất quan trọng. Một quỹ văn hóa được vận hành tốt không chỉ góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống mà còn thúc đẩy sáng tạo và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng ban Văn hóa, Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam, cho hay: “Trong bốn năm vừa qua, chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu cho 9 quốc gia ở Đông Nam Á, qua đó có một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý để thúc đẩy dòng đầu tư tài chính cho các mô hình tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa sáng tạo”. Theo bà Thanh Hường, hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp đều đánh giá cao nguồn đầu tư của nhà nước nhưng đầu tư phi tài chính được cho rằng quan trọng hơn và quyết định sự sống còn cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa. Khuyến nghị thứ hai, quan trọng nhất là cung cấp hạ tầng thiết yếu bởi đa số doanh nghiệp văn hóa sáng tạo tập trung ở các thành phố lớn và khó khăn lớn nhất về tài chính là chi phí thuê mặt bằng để có thể duy trì hoạt động ở các khu vực trung tâm. Do đó, sự tài trợ tốt nhất từ khu vực công đối với các doanh nghiệp văn hóa sáng tạo là sự hỗ trợ có tính ổn định và lâu dài về mặt bằng. Khuyến nghị thứ ba là tạo điều kiện cho việc đơn giản hóa thủ tục cấp phép và các khung quy định quản lý. Và khuyến nghị thứ tư là đề nghị khối khu vực công có những nghiên cứu về thị trường và các phân tích về ngành liên tục được cập nhật để tư vấn về thực trạng, định hướng và xu hướng phát triển. Giá trị của việc nghiên cứu phải khách quan minh bạch và đi từ khu vực công hoặc khu vực phi lợi nhuận, không nghiêng về một tập đoàn hay nhóm lợi ích nào.

Đầu tư cho văn hóa không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn tạo ra những giá trị tinh thần lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, cần tránh đầu tư một cách dàn trải, thiếu tập trung, không đồng bộ. Nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng: “Đầu tư cho văn hóa cần có mục tiêu cụ thể và đánh giá hiệu quả đầu tư một cách khách quan. Nếu không đánh giá đúng, chúng ta sẽ không thể xây dựng chiến lược phù hợp và khó xác định chính xác những mục tiêu cũng như khu vực đầu tư. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng, dù nhà nước đã và đang đầu tư nhưng những người làm văn hóa, nghệ sĩ vẫn cảm thấy thiếu thốn, và không có cơ hội tiếp cận hay sử dụng những nguồn lực đầu tư đó”.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/thuc-day-dau-tu-cho-van-hoa-huong-toi-cac-muc-tieu-phat-trien-ben-vung-688265.html

Cùng chủ đề

Vàng nhẫn áp sát vàng miếng

Tại thời điểm khảo sát lúc 11h ngày 23/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 82,3-84,3 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán là 2,0 triệu đồng. Giá vàng 9999 hôm...

Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc

Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốcBộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện phải chịu trách nhiệm về tình trạng thiếu thuốc, đặc biệt là người đứng đầu cơ sở y tế. Thuốc chữa bệnh vẫn thiếu Trong buổi gặp mặt báo chí do Bộ Y tế tổ chức chiều 20/12, ông Nguyễn Tường Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế), đã phản...

Khách trầm trồ với dàn vũ khí tối tân ở triển lãm quốc phòng

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng vạn du khách đến chiêm ngưỡng những vũ khí, khí tài tân tiến của Việt Nam và quốc tế. Hôm nay 21.12 là ngày đầu tiên Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đón nhân dân tham quan tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Từ sáng sớm hàng nghìn người đã có mặt ở cổng vào, xếp hàng đợi tới giờ mở cửa. Ảnh: Hải Nguyễn Tâm...

Triển lãm Quốc phòng có thể mở cửa tham quan thêm ngày 23.12

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có thể kéo dài thời gian đón khách tham quan một số gian hàng, thay vì đến hết ngày 22.12 như kế hoạch ban đầu. Bệ phóng SP73-VT được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Ảnh: Hải Nguyễn Theo nguồn tin riêng của Lao Động, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có thể đón nhân dân tham quan một số gian hàng đến hết 23.12. Năm nay,...

4 quán phở sâu trong ngõ mà nườm nượp khách ở phố cổ Hà Nội

Mặc dù nằm trong những ngõ nhỏ nhưng những quán phở này lại là điểm đến quen thuộc của những "tín đồ" sành ăn. Phở Oanh ngõ Thọ Xương Quán phở Nam Định của vợ chồng bà Oanh đã được "cha truyền con nối" qua 3 thế hệ. Vốn chỉ là một xe rong bán phở của ông nội, vợ chồng bà đã nối nghiệp bố mở quán phở trong ngõ nhỏ Thọ Xương. Sau bao nhiêu năm, bí kíp nấu phở của gia...

Cùng tác giả

Vàng nhẫn áp sát vàng miếng

Tại thời điểm khảo sát lúc 11h ngày 23/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 82,3-84,3 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán là 2,0 triệu đồng. Giá vàng 9999 hôm...

Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc

Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốcBộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện phải chịu trách nhiệm về tình trạng thiếu thuốc, đặc biệt là người đứng đầu cơ sở y tế. Thuốc chữa bệnh vẫn thiếu Trong buổi gặp mặt báo chí do Bộ Y tế tổ chức chiều 20/12, ông Nguyễn Tường Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế), đã phản...

Chủ nhân của 5 sản phẩm thêu tay OCOP và tâm huyết gìn giữ nghề

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng- Giám đốc Hợp tác xã thêu tay Mỹ Đức (trái) giới thiệu cách thêu. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Thế rồi quãng hơn 20 năm trước nghề thêu tay ở đây dần bị mai một. Thị trường tiêu thụ khó khăn, việc làm ít, thu nhập bấp bênh nên đa số người dân Đồng Tâm không thể trụ lại với nghề thêu. Chị Nguyễn Thị Hằng tâm sự: “Em biết cầm kim trước khi biết cầm bút...

Triển khai thi hành Luật Thủ đô từ 1-1-2025

Để bảo đảm việc triển khai Luật Thủ đô hiệu quả, kịp thời và đúng tiến độ, kể từ ngày 1-1-2025 - ngày Luật Thủ đô chính thức có hiệu lực, đối với công tác xây dựng các văn...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Cùng chuyên mục

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 23-12-2024

Tinh gọn bộ máy đi đôi với bố trí đúng người, đúng việcKhông chỉ huy động được nhiều nguồn lực thực hiện hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, trong năm 2024, Hội Nạn nhân chất độc da...

Triển lãm “Thiên Quang”: Kể câu chuyện về văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống Thăng Long – Hà...

Chiều 22/12, tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm nghệ thuật đương đại “Dấu Xưa Văn Hiến” năm thứ 3 với chủ đề “Thiên Quang”. Đây là mùa triển lãm thứ ba trong chuỗi dự án nghệ thuật “Dấu Xưa Văn Hiến”, tiếp nối thành công của hai mùa trước: “Dấu Xưa Văn Hiến” (2022) và “Soi Bóng Thăng Long” (2023). Triển lãm...

Thơ múa cảm tác từ tranh dân gian Đông Hồ

Trước đó, “Họa tình nhân gian” cũng đã giành được Huy chương vàng tại Liên hoan Múa quốc tế 2024 tổ chức từ ngày 17 đến 21-8-2024 ở Thừa Thiên Huế.Tác phẩm thơ múa “Họa tình nhân gian” là...

Tín hiệu tích cực của võ cổ truyền Hà Nội

Đây là tín hiệu tích cực giúp các nhà quản lý võ cổ truyền Hà Nội tự tin xây dựng đội tuyển chất lượng cao, hướng tới mục tiêu mới tại các giải quốc gia cũng như quốc tế.Sân...

Hình tượng giàu cảm hứng

Đa diện hình ảnh Bộ đội Cụ HồBộ phim truyền hình “Không thời gian” phát sóng trên kênh VTV1 đang thu hút đông đảo khán giả. Tác phẩm do Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Danh Dũng đạo diễn, khắc...

Quận Ba Đình kỷ niệm ngày hóa Đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế

Sáng 21-12, tại Di tích đền núi Sưa, quận Ba Đình tổ chức lễ kỷ niệm ngày hóa Đức Thánh Thượng Đẳng Phúc Thần - Huyền Thiên Hắc Đế.Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ...

Góc nhìn độc đáo về người lính

Chính đời sống tinh thần phong phú của người lính đã trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác nên những giai điệu mộc mạc, chân thành, thể hiện ý chí kiên cường, tâm tư và tình cảm...

Bứt phá phát triển công nghiệp văn hóa từ tư duy đổi mới, sáng tạo

Khai thác thế mạnh này chính là quá trình kết tinh những giá trị, hồn cốt dân tộc từ trong quá khứ cho đến hiện tại để dệt nên tương lai tươi sáng. Nói cách khác, đây chính là...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 21-12-2024

Bảo đảm cho nhân dân Thủ đô đón năm mới vui tươi, an toànNgày 20-12, Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến quý IV-2024 với lãnh đạo các...

Triển lãm 80 năm Văn hóa – Văn nghệ quân đội: “Bản hùng ca chiến sĩ

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết tin tưởng rằng, triển lãm sẽ là một “địa chỉ đỏ” thắp sáng lên tâm hồn mỗi người dân Việt Nam về tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về tinh thần...

Tin nổi bật

Tin mới nhất