Powered by Techcity

HSBC: Việt Nam là vẫn là điểm đến của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ngày 8/8, bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu Ngân hàng HSBC công bố báo cáo “Vietnam at a glance – FDI” nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến ưa chuộng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Nhiều lợi thế cạnh tranh

Chuyên gia HSBC nhận định trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã vươn mình trở thành một cứ điểm sản xuất lớn và hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu đã tăng hơn 13% bình quân hàng năm từ 2007, chiếm lĩnh chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Từ trước tới nay, các dòng vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu đến từ Hàn Quốc, đáng chú ý nhất là của Samsung. Trong năm 2023, các công ty sản xuất Trung Quốc cũng đã đẩy mạnh đầu tư, với gần 20% vốn FDI đăng ký mới. Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm ước đạt 10,84 tỷ USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất trong 5 năm qua.

Tính từ đầu năm tới nay, doanh nghiệp FDI sản xuất đăng ký mới tăng 36% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn một số năm trước đó. Tỉnh Bắc Ninh hút hơn 30% tổng vốn đăng ký trong tháng 6 và 7, do Tập đoàn Amkor đẩy mạnh đầu tư dự án bán dẫn tại tỉnh này thêm 1,07 tỷ USD.

Theo HSBC, sự quan tâm của các tập đoàn đa quốc gia đối với Việt Nam tăng mạnh nhờ nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến chi phí cạnh tranh và các chính sách hỗ trợ FDI.

So sánh chi phí lao động trong khu vực châu Á, mức lương nhân công sản xuất ở Việt Nam thấp hơn dù người dân có trình độ giáo dục phổ thông vững vàng.

Các chi phí khác, chẳng hạn như năng lượng cần thiết cho vận hành nhà máy, dầu diesel vốn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp đều cho thấy lợi thế cạnh tranh về giá.

Ngoài ra, Việt Nam đã đạt được tiến độ đáng kể trong việc thiết lập những thỏa thuận kinh tế khác nhau với các đối tác thương mại, như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Những bước tiến này đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài.

fdi.JPG
Dòng vốn FDI vào Việt Nam đã bùng nổ từ năm 2007

Một phần nguyên nhân của môi trường đầu tư thuận lợi có thể lý giải là nhờ sự hỗ trợ tích cực từ phía chính phủ thông qua hệ thống thuế. Việt Nam có vị thế cạnh tranh so với các quốc gia khác nhờ mức thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định 20%. Một số doanh nghiệp có thể tận dụng các đợt miễn và giảm thuế kéo dài để giảm thêm mức thuế suất thực tế phải chịu.

Tính đến hiện tại, các yếu tố hấp dẫn đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư và giúp Việt Nam hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thực tế, mức độ tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đã tăng mạnh qua các năm, hiện tại có thể sánh với Singapore. Mặc dù vậy, sự gia tăng hội nhập lại chủ yếu diễn ra thông qua liên kết ngược nhiều hơn. Việt Nam hiện tại được định vị là trung tâm nhập khẩu đầu vào trung gian phức tạp cho khâu lắp ráp cuối cùng, minh chứng là tỷ lệ nội địa hóa thấp trong ngành hàng điện tử.

Duy trì dòng vốn mạnh mẽ

Để duy trì dòng vốn đầu tư mạnh mẽ, chuyên gia HSBC cho rằng điều quan trọng là Việt Nam phải vươn lên trong chuỗi giá trị sản xuất và nâng phần giá trị cộng thêm nội địa trong những hàng hóa này.

So với mức tăng mạnh của xuất khẩu hàng điện tử tiêu dùng, tỷ trọng của Việt Nam trong xuất khẩu vi mạch tích hợp (IC) toàn cầu tăng trưởng với tốc độ chậm hơn. Sự thiếu hụt nhân công có trình độ chuyên môn kỹ thuật dẫn đến những khó khăn trong phát triển năng lực sản xuất chất bán dẫn. Điều này thôi thúc chính phủ phải tìm cách mở rộng nguồn nhân lực ngành bán dẫn trong những năm tới.

z4437798510669_005494eed765fdeef4937b78dd9e567b_1.jpg
Để duy trì dòng vốn đầu tư mạnh mẽ, chuyên gia HSBC cho rằng điều quan trọng là Việt Nam phải vươn lên trong chuỗi giá trị sản xuất và nâng phần giá trị cộng thêm nội địa trong những hàng hóa này. (Ảnh: Vietnam+)

Ngoài ra, sự thiếu hụt nhân công có chuyên môn cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác, chẳng hạn như logistics và vận tải hàng hải. Bên cạnh mở rộng và nâng cao giáo dục nghề nghiệp ở cấp độ quốc gia, cần thêm nhiều sáng kiến nhằm hỗ trợ khuyến khích sự tham gia của các công ty nước ngoài với nền kinh tế trong nước có thể giúp tăng lợi ích của các dòng vốn FDI ngày càng phức tạp.

Mặt khác, các yếu tố bên cạnh cân nhắc về thuế, chẳng hạn như chất lượng cơ sở hạ tầng, cũng cần được tích cực giải quyết.

Các biện pháp như tận dụng số hóa để quy trình thương mại được thông suốt, đảm bảo năng lượng ổn định và “xanh” cũng như tạo điều kiện cho vận chuyển hàng hóa thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng có khả năng ảnh hưởng đến những quyết định đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia trong những năm tới.

“Điều đáng khích lệ là đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy nhiều kiến thức và quy trình sản xuất phức tạp thâm nhập vào Việt Nam. Năm 2022, Samsung thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Hà Nội nhằm phát triển thêm năng lực sản xuất, đồng thời bắt đầu sản xuất một số thành phần bán dẫn. Trong khi đó, Apple cũng gia tăng tầm ảnh hưởng ở Việt Nam, phân bổ nguồn lực phát triển sản phẩm cho iPad,” chuyên gia HSBC nhấn mạnh.

81c05b9c3687e6d9bf96.jpg
HSBC kỳ vọng hiệu ứng cơ sở không thuận lợi sẽ sớm giảm đi, đẩy lạm phát xuống thấp nằm trong khoảng 3,6% cho cả năm 2024. (Ảnh: Vietnam+)

Đối với một số lĩnh vực khác, phía HSBC đánh giá trong tháng Bảy, thương mại của Việt Nam tiếp tục phục hồi, với xuất khẩu tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, dễ dàng vượt qua kỳ vọng của thị trường.

Trong khi đó, lạm phát tiếp tục tiến sát đến trần 4,5% của Ngân hàng Nhà nước. Lạm phát toàn phần tăng 0,5% so với tháng trước do giá hàng hóa vẫn còn cao và các yếu tố biến động khác như mức đóng bảo hiểm y tế cao hơn. Kết quả là lạm phát so với cùng kỳ năm trước ở mức 4,4%, gần như tương đương với kỳ vọng của thị trường. Mặc dù vậy, HSBC kỳ vọng hiệu ứng cơ sở không thuận lợi sẽ sớm giảm đi, đẩy lạm phát xuống thấp nằm trong khoảng 3,6% cho cả năm 2024.

Tựu trung lại, với áp lực giá được kiểm soát tương đối và lĩnh vực trong nước cần thêm thời gian để vững vàng hơn, HSBC kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách điều tiết và giữ lãi suất chính sách ổn định trong suốt thời gian dự báo, ở mức 4,50%. Điều này có khả năng giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2024 ở mức 6,5%./.

(Vietnam+)

Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/hsbc-viet-nam-la-van-la-diem-den-cua-dong-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-post969466.vnp

Cùng chủ đề

Sự kiện trọng đại khi Việt Nam lần đầu đăng cai lễ ký Công ước của Liên Hợp Quốc

Ngày 24/12 tại New York, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức lễ ký Công ước. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, đây là “thành quả xứng đáng” sau gần 5 năm Việt Nam cùng các nước thành viên Liên Hợp Quốc nỗ lực “đàm phán không mệt mỏi”. Là văn kiện đầu tiên về tội...

Cả nước đón Giáng sinh rộn rã, khách Tây khen ‘Quá tuyệt vời’

Nhiều người đến phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chụp ảnh từ chiều 24-12 – Ảnh: HỒNG QUANG Từ chiều 24-12, trời Hà Nội rét ngọt cùng với tiết trời khô ráo tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ra đường tận hưởng không khí Giáng sinh. Lúc 17h30, các tuyến phố quanh khu vực Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm) bắt đầu đông đúc. Không gian được trang hoàng bởi đặc trưng lễ Giáng sinh kèm theo sắc đỏ...

Khách trầm trồ với dàn vũ khí tối tân ở triển lãm quốc phòng

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng vạn du khách đến chiêm ngưỡng những vũ khí, khí tài tân tiến của Việt Nam và quốc tế. Hôm nay 21.12 là ngày đầu tiên Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đón nhân dân tham quan tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Từ sáng sớm hàng nghìn người đã có mặt ở cổng vào, xếp hàng đợi tới giờ mở cửa. Ảnh: Hải Nguyễn Tâm...

Địa chỉ đỏ phát huy giá trị lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút đông đảo du khách, đặc biệt nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024). Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là "địa chỉ đỏ" thu hút người dân và du khách trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Thanh Hải Những ngày này, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đón...

The Diplomat: ‘Bệ phóng’ đưa Việt Nam thành trung tâm công nghệ khu vực

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn NVIDIA (Hoa Kỳ) chứng kiến Lễ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Đây là đánh giá trong bài viết đăng ngày 6/12 trên trang mạng The Diplomat – tạp chí tin tức quốc tế về chính trị, xã hội và...

Cùng tác giả

Thúc đẩy nguồn lực của cộng đồng kiều bào cho sự phát triển bền vững đất nước

Sáng 25/12, Hội thảo kỷ niệm 65 năm kết nối kiều bào với đất nước và 20 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW về công tác người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện do Ủy ban Nhà nước về NVNONN tổ chức; với sự tham dự của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ, nguyên lãnh đạo Ủy ban cùng lãnh...

Hà Nội xem xét tiến độ lên quận của 4 huyện trong năm 2025

Ngày 20-12, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội ký ban hành Chương trình số 35-CTr/TU về Chương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ...

Sự kiện trọng đại khi Việt Nam lần đầu đăng cai lễ ký Công ước của Liên Hợp Quốc

Ngày 24/12 tại New York, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức lễ ký Công ước. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, đây là “thành quả xứng đáng” sau gần 5 năm Việt Nam cùng các nước thành viên Liên Hợp Quốc nỗ lực “đàm phán không mệt mỏi”. Là văn kiện đầu tiên về tội...

Đại tướng Nguyễn Quyết và những kinh nghiệm quý báu trong xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại

Ông là vị Bí thư Thành ủy trẻ tuổi nhất, lãnh đạo Hà Nội ở một thời điểm lịch sử quan trọng với dấu ấn đậm nét trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng Tháng Tám năm...

Xuân Phả, điệu múa và tích trò cổ nghìn năm ở xứ Thanh

Sức sống trường tồn của một trò diễn Phàm đã là người sống ở đất Xuân Trường thì không ai là không biết đến trò diễn dân gian Xuân Phả và thuộc lòng truyền thuyết về sự ra đời của điệu múa cổ. Chuyện kể là, trên đường dẫn nghĩa quân đi dẹp loạn sứ quân của Ngô Xương Xí ở Bình Kiều Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay)- sứ quân cuối cùng trong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy nguồn lực của cộng đồng kiều bào cho sự phát triển bền vững đất nước

Sáng 25/12, Hội thảo kỷ niệm 65 năm kết nối kiều bào với đất nước và 20 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW về công tác người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện do Ủy ban Nhà nước về NVNONN tổ chức; với sự tham dự của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ, nguyên lãnh đạo Ủy ban cùng lãnh...

Hà Nội xem xét tiến độ lên quận của 4 huyện trong năm 2025

Ngày 20-12, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội ký ban hành Chương trình số 35-CTr/TU về Chương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ...

Sự kiện trọng đại khi Việt Nam lần đầu đăng cai lễ ký Công ước của Liên Hợp Quốc

Ngày 24/12 tại New York, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức lễ ký Công ước. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, đây là “thành quả xứng đáng” sau gần 5 năm Việt Nam cùng các nước thành viên Liên Hợp Quốc nỗ lực “đàm phán không mệt mỏi”. Là văn kiện đầu tiên về tội...

Đại tướng Nguyễn Quyết và những kinh nghiệm quý báu trong xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại

Ông là vị Bí thư Thành ủy trẻ tuổi nhất, lãnh đạo Hà Nội ở một thời điểm lịch sử quan trọng với dấu ấn đậm nét trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng Tháng Tám năm...

Xuân Phả, điệu múa và tích trò cổ nghìn năm ở xứ Thanh

Sức sống trường tồn của một trò diễn Phàm đã là người sống ở đất Xuân Trường thì không ai là không biết đến trò diễn dân gian Xuân Phả và thuộc lòng truyền thuyết về sự ra đời của điệu múa cổ. Chuyện kể là, trên đường dẫn nghĩa quân đi dẹp loạn sứ quân của Ngô Xương Xí ở Bình Kiều Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay)- sứ quân cuối cùng trong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ...

Cử tri Chương Mỹ kiến nghị tăng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn

Tại buổi tiếp xúc, đại biểu Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ thay mặt Tổ đại biểu HĐND thành phố Hà Nội - đơn vị bầu cử số 13, báo cáo kết quả kỳ họp thứ...

Qua giai đoạn khó khăn, ngành thép ‘sáng cửa’ phục hồi trong năm 2025

Phục hồi từ mức đáy Quý II, quý III vừa qua ngành thép trầm lắng trở lại, nhưng nhìn chung vẫn giữ được nhịp tăng trưởng ổn định hơn so cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, cuối quý III đầu quý IV, ngành thép đón nhận “lực đỡ” quan trọng đến từ “sức nóng” của ngành thép Trung Quốc. Năm 2024, ngành thép đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên, với thách thức còn đang hiện...

Cử tri quận Hoàn Kiếm mong muốn triển khai nhanh Đề án giãn dân phố cổ

Thay mặt tổ đại biểu HĐND thành phố, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri và cho biết, đây là những ý kiến sâu sắc, trách nhiệm. ...

Hà Nội tập trung tuyên truyền 7 sự kiện lớn của Thủ đô và đất nước

Hướng dẫn nêu rõ mục đích tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân Thủ đô về truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân...

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’. Tại hội thảo, ông Hoàng Văn Tâm, Trưởng nhóm Biến đổi khí hậu, Vụ Tiết kiệm Năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã trình bày Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc phạm vi quản lý của Bộ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất