
Hội thảo nhằm bổ sung, làm rõ về vùng cửa sông Nhuệ cổ; phân tích, đánh giá vị trí, quy mô, vai trò của thành cổ Ô Diên trong quá trình tồn tại ở thế kỷ thứ VI; tiếp tục bổ sung, làm rõ, sáng tỏ hơn thân thế, cuộc đời, sự nghiệp, đóng góp của danh nhân Tô Hiến Thành.
Hội thảo cũng hướng tới đề xuất giải pháp phát huy giá trị di sản văn hóa liên quan đến Thành cổ Ô Diên, Nhà nước Vạn Xuân, danh nhân Tô Hiến Thành ở vùng đất Đan Phượng nói riêng, Đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Cùng với đó là công tác tu bổ, tôn tạo di tích và định hướng trong công tác tu bổ, tôn tạo di tích; công tác lập và quy hoạch cụm di tích.

Cùng với đó, hội thảo làm cơ sở khoa học để huyện thực hiện tốt hơn công tác quản lý, bảo tồn, tu bổ, tôn tạo, quy hoạch và phát huy giá trị cụm di tích gắn với phát triển du lịch của huyện, để nơi đây thực sự trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố. Huyện Đan Phượng cũng mong muốn qua đây kết nối, khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng của huyện với Thủ đô…
Qua thảo luận, lắng nghe ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà nghiên cứu, huyện Đan Phượng có thêm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, xây dựng Công viên lịch sử, văn hóa Tô Hiến Thành tại xã Hạ Mỗ.
Nguồn: https://hanoimoi.vn/hoi-thao-ve-dau-tich-song-nhue-co-thanh-o-dien-va-danh-nhan-to-hien-thanh-dien-ra-ngay-19-2-693417.html