Powered by Techcity

Hiện thực hóa mục tiêu bằng giải pháp khả thi


Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để sản phẩm du lịch – văn hóa không chỉ giúp tăng chất lượng, sức hấp dẫn của điểm đến mà còn tạo được nguồn thu, giải bài toán kinh tế? Đó đang là nỗi trăn trở mà Thành phố Hà Nội và các đơn vị nghệ thuật, lữ hành, điểm đến du lịch – văn hóa muốn tìm ra giải pháp khả thi để hiện thực hóa mục tiêu.

du-lich.jpg
Chương trình “Người thầy của muôn thế hệ học trò” do Nhà hát Kịch Việt Nam trình diễn tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám vào ngày 30-12-2024. Ảnh: Hoàng Quyên

Phó Chủ tịch Liên chi hội Lữ hành Việt Nam, Chủ tịch Câu lạc bộ Du lịch bền vững Phùng Quang Thắng:
Chú ý bồi dưỡng nguồn nhân lực tại chỗ

o-thang.jpg

Tôi từng tham gia hợp tác với tư cách là chuyên gia tư vấn du lịch, cùng cán bộ tại một số điểm đến khảo sát và xây dựng sản phẩm tour đêm. Đó là sản phẩm “Đêm thiêng liêng” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò, tour “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” tại di sản Hoàng thành Thăng Long, tour văn học “Chữ tâm chữ tài” tại Bảo tàng Văn học Việt Nam. Để tăng trải nghiệm cho du khách, các điểm đến cần có những hoạt cảnh phù hợp để du khách tiếp cận kiến thức lịch sử, văn hóa dễ dàng và hứng thú hơn so với khi tìm hiểu các chuyên đề trưng bày thông thường. Các trích đoạn tác phẩm nghệ thuật cho thấy thử nghiệm này là đúng đắn, giúp tăng sức hấp dẫn đối với du khách.

Cái khó của những đơn vị quản lý điểm đến là phải cân đối bài toán thu – chi hợp lý để đáp ứng được yêu cầu đổi mới sáng tạo, hấp dẫn nhưng không quá tốn kém. Hiện nay, phần lớn các đơn vị quản lý điểm đến đang dần phải tự chủ tài chính, không dễ để thực hiện sản phẩm mới với mức chi phí đầu tư lớn khi chưa có đủ cơ sở đánh giá kỹ càng về độ hấp dẫn đối với du khách.

Do đó, nhiều đơn vị đã nỗ lực sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ để xây dựng sản phẩm mới. Chẳng hạn, Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò “nhờ” cán bộ, nhân viên của mình vào các vai diễn phù hợp với hoạt cảnh. Một số đơn vị khác “mượn” sinh viên các trường nghệ thuật. Đó là giải pháp tạm thời khá hiệu quả, trước mắt giúp các đơn vị xây dựng sản phẩm mới với mức chi phí không quá lớn, từ đó thu nhận phản hồi của du khách và đề ra chiến lược đầu tư sâu hơn. Tuy nhiên, cách làm này đòi hỏi các điểm đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nhân sự tại chỗ.

Đạo diễn Hoàng Công Cường:
Cần có chiến lược cụ thể trong việc chia sẻ đầu tư

cong-cuong.jpg

Hà Nội là trung tâm văn hóa, nghệ thuật của cả nước, sở hữu rất nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đồng thời Thủ đô cũng là nơi làm nghề của rất nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân. Đây là nguồn lực sáng tạo vô cùng to lớn, là nền tảng và điều kiện phát triển công nghiệp văn hóa mà các tỉnh, thành phố khác khó có được.

Tôi từng tham gia trong vai trò tổng đạo diễn nhiều chương trình nghệ thuật lớn của Hà Nội, như Ngày hội Văn hóa vì hòa bình nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, và cũng phối hợp với một số điểm di tích của Hà Nội để xây dựng sản phẩm, góp ý một số yếu tố biểu diễn phù hợp tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Gần đây, tôi tham gia xây dựng, tổ chức sản xuất chương trình “Bước chân di sản”, kết hợp trình diễn thời trang áo dài, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh các điểm đến văn hóa – du lịch đáng chú ý của Hà Nội như Làng gốm sứ Bát Tràng (năm 2023), Nhà hát Lớn Hà Nội (năm 2024). Đây là những chương trình được thực hiện với nguồn kinh phí hoàn toàn xã hội hóa, mang lại giá trị nghệ thuật, góp phần quảng bá điểm đến cho Hà Nội cũng như thu hút người xem. Tôi cho rằng, giá trị của điểm đến cần phải được tôn vinh với cách làm mới, mang tính sáng tạo để mang đến sự hấp dẫn cho du khách, đặc biệt là giới trẻ.

Hiện nay, rất nhiều nơi nhờ tìm ra cách đưa nghệ thuật biểu diễn vào hoạt động du lịch mà thu được hiệu quả nhất định, định vị được thương hiệu điểm đến. Tuy vậy, bên cạnh những dự án thành công cũng có một số dự án thiếu hiệu quả. Vấn đề không phải vì chương trình không hay, mà là do khâu quảng bá chưa hấp dẫn, chưa kết nối tốt với các đơn vị lữ hành để tạo nguồn khách ổn định. Do đó, việc kiến tạo môi trường kết nối chặt chẽ giữa những người làm văn hóa và du lịch cần được quan tâm nhiều hơn, trong đó cần chú ý đúng mức tới việc chia sẻ đầu tư, chia sẻ lợi ích một cách hợp lý, công bằng. Ngoài ra, cũng cần có chiến lược truyền thông hiệu quả, khả thi.

Công nghiệp văn hóa là con đường dài, ở đó cần có sự phối hợp chặt chẽ, chủ động của các bên liên quan, trong trường hợp này là các ban quản lý điểm đến và đơn vị lữ hành.

Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á Phạm Hải Quỳnh:
Phát huy lợi thế của cộng đồng

hai-quynh.jpg

Nhìn ra nhiều nước trên thế giới, để thu hút du khách, có thể thấy hoạt động biểu diễn nghệ thuật là một phần không thể thiếu trong sản phẩm du lịch, văn hóa. Nhiều nước tổ chức sân khấu thực cảnh quy mô lớn, đầu tư công phu, qua đó tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn mà bất cứ du khách nào đến tham quan cũng muốn được thưởng thức.

Tại Việt Nam, đã có nhiều địa phương xây dựng sản phẩm biểu diễn được đầu tư hoành tráng, kỳ công, chẳng hạn như chương trình thực cảnh “Ký ức Hội An” tại Quảng Nam, “Tinh hoa Bắc Bộ” tại Hà Nội… Đó là những sản phẩm văn hóa – du lịch rất cần thiết để tạo thương hiệu cho điểm đến, tăng sức hút với du khách. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, không phải ở đâu và lúc nào chúng ta cũng có đủ nguồn lực về tài chính, về quy hoạch đô thị, kiến trúc để có thể xây dựng được những chương trình nghệ thuật thực cảnh lớn và công phu với mức chi phí “khủng”. Bởi thế, cần tính toán hợp lý trong việc xây dựng những chương trình nghệ thuật hoành tráng, chất lượng cao. Mục tiêu cần hướng tới không chỉ là thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng, của du khách, mà còn mang lại nguồn thu về tài chính, tạo được dòng tiền thường xuyên từ hoạt động du lịch, đó mới là đích đến của chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa.

Tôi cho rằng, khi chưa có đủ điều kiện đầu tư lớn thì cần tận dụng tối đa nguồn lực tại chỗ. Hà Nội có nhiều lợi thế về di sản, là nơi tập trung đông lực lượng nghệ nhân, nghệ sĩ, cộng đồng sáng tạo; phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng. Bởi thế, Thủ đô cần có chiến lược phát huy sức mạnh cộng đồng một cách hiệu quả hơn để phát triển công nghiệp văn hóa. Với chương trình biểu diễn nghệ thuật tại các điểm du lịch, giải pháp hợp lý là tận dụng nguồn diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên, huy động sự sáng tạo của những người trẻ và người dân bản địa để tăng sức hấp dẫn cho các điểm đến.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/khi-nghe-thuat-cat-canh-cung-du-lich-hien-thuc-hoa-muc-tieu-bang-giai-phap-kha-thi-690962.html

Cùng chủ đề

Chỉ số CPI năm 2025 sẽ ở mức 4

Chính sách điều hành giá linh hoạt giúp CPI năm 2024 đạt mục tiêu Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV/2024 tăng 2,87% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS. Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp...

400 người mặc cổ phục, diễu hành quanh phố cổ mừng xuân Ất Tỵ

Hàng trăm người mặc trang phục truyền thống diễu hành qua các phố cổ trong hoạt động văn hóa Tết Việt ngày 19/1. Ngày 19/1, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình văn hóa “Tết Việt – Tết Phố”, mở màn với khoảng 400 người mặc cổ phục diễu hành từ Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ) qua các di tích, danh thắng bên...

Israel thông báo thời gian lệnh ngừng bắn ở Gaza có hiệu lực, Hamas thả con tin

Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022. Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax: 84-24-38234169, Email: Liên hệ quảng cáo: © Copyright 2022 “Báo Thế giới & Việt Nam”, All rights reserved. ® Không được...

Vườn hoa đào Bắc đua sắc trên cao nguyên Pleiku

Vườn hoa đào của vợ chồng bà Nguyễn Thị Thỏa tại phường Yên Thế, TP Pleiku, Gia Lai, đang bung nở rực rỡ – Ảnh: TẤN LỰC Cây hoa đào theo chân người miền Bắc di cư lên Tây Nguyên để mỗi độ xuân về bung nở rực rỡ trên đất trời cao nguyên nắng gió. Cây hoa đào “di cư” theo dấu chân người xa xứ Trong khu vườn rộng tụt sâu cuối hẻm 729 Phạm Văn Đồng, phường Yên Thế...

Thủ tướng làm việc với lãnh đạo doanh nghiệp Việt tiêu biểu tại Séc và châu Âu

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Séc, sáng 19-1, tại thủ đô Praha, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo các doanh nghiệp tiêu biểu của...

Cùng tác giả

Chỉ số CPI năm 2025 sẽ ở mức 4

Chính sách điều hành giá linh hoạt giúp CPI năm 2024 đạt mục tiêu Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV/2024 tăng 2,87% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS. Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp...

400 người mặc cổ phục, diễu hành quanh phố cổ mừng xuân Ất Tỵ

Hàng trăm người mặc trang phục truyền thống diễu hành qua các phố cổ trong hoạt động văn hóa Tết Việt ngày 19/1. Ngày 19/1, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình văn hóa “Tết Việt – Tết Phố”, mở màn với khoảng 400 người mặc cổ phục diễu hành từ Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ) qua các di tích, danh thắng bên...

Israel thông báo thời gian lệnh ngừng bắn ở Gaza có hiệu lực, Hamas thả con tin

Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022. Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax: 84-24-38234169, Email: Liên hệ quảng cáo: © Copyright 2022 “Báo Thế giới & Việt Nam”, All rights reserved. ® Không được...

Vườn hoa đào Bắc đua sắc trên cao nguyên Pleiku

Vườn hoa đào của vợ chồng bà Nguyễn Thị Thỏa tại phường Yên Thế, TP Pleiku, Gia Lai, đang bung nở rực rỡ – Ảnh: TẤN LỰC Cây hoa đào theo chân người miền Bắc di cư lên Tây Nguyên để mỗi độ xuân về bung nở rực rỡ trên đất trời cao nguyên nắng gió. Cây hoa đào “di cư” theo dấu chân người xa xứ Trong khu vườn rộng tụt sâu cuối hẻm 729 Phạm Văn Đồng, phường Yên Thế...

Thủ tướng làm việc với lãnh đạo doanh nghiệp Việt tiêu biểu tại Séc và châu Âu

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Séc, sáng 19-1, tại thủ đô Praha, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo các doanh nghiệp tiêu biểu của...

Cùng chuyên mục

Khi nghệ thuật “cất cánh” cùng du lịch Tạo lực đẩy bền vững cho công nghiệp văn hóa

Tuy đã có những dấu ấn nhất định, góp phần định hình thương hiệu cho du lịch Hà Nội, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, nhưng kết quả bền vững chỉ xuất hiện khi các...

Khai trương tuyến phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết (quận Đống Đa)

Tối 18-1, quận Đống Đa chính thức khai trương tuyến phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết.Sau khi ấn nút khai trương tuyến phố ẩm thực, các đại biểu và du khách đã tham quan, thưởng thức các món ăn...

Hà Nội trong tốp 50 Thành phố tuyệt vời nhất thế giới 2025

Theo Time Out, Hà Nội có nhiều điểm tham quan nổi tiếng và trải nghiệm văn hóa độc đáo. Đi bộ quanh khu phố cổ, du khách không chỉ được thưởng thức phở, bún chả, nem rán và nhiều...

Kỳ vọng bùng nổ thị trường du lịch Tết Ất Tỵ

Sẵn sàng đón kháchChào đón du khách đến với thành phố mang tên Bác trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị nhiều sự kiện, quảng bá với thông điệp “Thành...

9 góc check in đẹp nhất ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sở hữu nhiều góc chụp ảnh đẹp không thể bỏ qua giữa không gian đương đại theo lối kiến trúc tối giản mà đầy ấn tượng. Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 11 năm 2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trở thành điểm đến hút đông đảo du khách tới tham quan. Mỗi ngày, đặc biệt vào hai ngày...

Ứng Hòa – miền di sản hấp dẫn

Điểm đến di sản hấp dẫn Khoảng 10 năm trước, làng nghề làm tăm hương ở thôn Cầu Bàu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) còn khá xa lạ với nhiều người dân và du khách. Thế nhưng...

“Chạm” vào quá khứ ở Sukhothai

“Cái nôi” của văn hóa TháiSukhothai từng là một phần của đế chế Khmer nhưng đã tách ra thành một vương quốc độc lập vào năm 1238. Dù chỉ tồn tại trong vòng 2 thế kỷ (1238 - 1438),...

Hà Nội nằm trong tốp 10 điểm đến thú vị trong dịp Tết Nguyên đán 2025 của Booking.com

1. Tìm về chốn bình yên với hoạt động cắm trại, chèo SUP tại Đà LạtThành phố Hồ Chí Minh - xếp vị trí thứ 5 trong các điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất. Thành phố Hồ Chí...

Ngôi nhà Di sản Mã Mây áp dụng thí điểm hệ thống vé điện tử

Từ ngày 02/1/2025, Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đưa vào vận hành thí điểm hệ thống vé điện tử “Trực tuyến - Liên thông - Đa phương thức”. Hệ thống do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) hỗ trợ triển khai tại các khu di tích, điểm tham quan. Ngôi nhà Di sản số 87 phố...

Số hóa di tích giúp quảng bá di sản, thúc đẩy du lịch

Hà Nội đang trong lộ trình chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực, trong đó, số hóa di tích là một trong những ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị. Số hóa còn đặc biệt có ý nghĩa trong quảng bá di sản, thúc đẩy du lịch. Nhiệm vụ này đang được các địa phương khẩn trương triển khai. Đến nay, có những quận, huyện, thị xã hoàn thành...

Tin nổi bật

Tin mới nhất