Powered by Techcity

Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng

Thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, đa dạng hưởng ứng ngày 15/3 – Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, góp phần đưa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi vào cuộc sống.

Người tiêu dùng mua sắm hàng hóa tại siêu thị Big C Thăng Long.

Trên cơ sở Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 mới được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, thành phố Hà Nội đang triển khai Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2024 trên toàn địa bàn. Chương trình năm nay có chủ đề “Thông tin minh bạch – Tiêu dùng an toàn” với nhiều điểm mới, nhằm tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, nhất là những chính sách kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Theo Sở Công thương Hà Nội, chương trình Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng năm nay có ba hoạt động chính, diễn ra sau Lễ phát động hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam”. Cụ thể, Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng” diễn ra từ ngày 24 đến 28/4 tại khu vực quảng trường La Mã – An Bình City (quận Bắc Từ Liêm) với quy mô 160 gian hàng. Các doanh nghiệp tham gia phải niêm yết rõ thông tin sản phẩm, giá bán, nguồn gốc xuất xứ, tính năng và hướng dẫn sử dụng, đồng thời, giải đáp thắc mắc cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, sẽ thực hiện các hoạt động tri ân vì người tiêu dùng như miễn phí dùng thử sản phẩm, tổ chức các hoạt động giao lưu kết nối…

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam đã được triển khai hơn 13 năm qua, nhưng vẫn còn nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp chưa nắm rõ, chưa hiểu đúng và chấp hành nghiêm. Bên cạnh đó, Luật mới sửa đổi sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2024 với nhiều quy định đã được điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung cho phù hợp vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn. Vì vậy, năm nay, Sở Công thương Hà Nội tiếp tục trọng tâm vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới các đối tượng liên quan. Trong năm 2024, sở sẽ đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, màn hình led, loa tuyên truyền trên một số tuyến phố, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ…, cung cấp các cẩm nang hỗ trợ, tài liệu, kiến thức hữu ích cho các Hội, Hiệp hội, doanh nghiệp liên quan. Đồng thời, Tổng đài tư vấn sẽ tổ chức tư vấn, giải đáp hỗ trợ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tiếp nhận các cuộc khiếu nại của người tiêu dùng khi bị xâm phạm quyền lợi và hỗ trợ kết nối đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết khiếu nại.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam Vũ Văn Trung cho biết, các quy định pháp lý trong luật lần này đã cụ thể hơn, chi tiết hơn. Do đó, khi luật có hiệu lực sẽ bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng chặt chẽ hơn. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh cũng nhận thức được những hình thức kinh doanh chộp giật, thiếu minh bạch sẽ dần bị loại bỏ. Người tiêu dùng cần có ý thức tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Cẩn trọng trong quá trình lựa chọn, thanh toán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Bản thân người tiêu dùng cần mạnh dạn lên tiếng đề xuất, khiếu nại khi gặp vấn đề bị xâm phạm quyền lợi để tham gia góp phần phát hiện, xử lý và xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh. “Chúng tôi luôn khuyến khích, vận động người tiêu dùng lên tiếng tự bảo vệ quyền lợi của mình. Có như vậy, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội mới biết và có cơ sở để vào cuộc”, ông Vũ Văn Trung nhấn mạnh.

Quyền Giám đốc Sở Công thương Trần Thị Phương Lan cho biết, năm 2023, Sở Công thương đã chủ trì, phối hợp các đơn vị thanh tra, kiểm tra 472 cuộc liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng trong các lĩnh vực như điện, nước, mua bán căn hộ chung cư… Đường dây nóng của thành phố, của Sở Công thương đã giải quyết kịp thời, thỏa đáng 29 đơn kiến nghị phản ánh của người tiêu dùng; tiếp nhận và giải đáp 12.453 cuộc qua tổng đài 024.1081 về Luật Bảo vệ người tiêu dùng và các quyền lợi của người tiêu dùng, nghĩa vụ của doanh nghiệp… “Chúng tôi luôn định hướng, xác định trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cung ứng của mình, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng. Cùng với cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị-xã hội như Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, hội, hiệp hội doanh nghiệp… cũng cần tiếp tục vào cuộc mạnh mẽ để phối hợp bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua sắm ■

Cùng chủ đề

Tiếp nhận hàng chục nghìn cuộc gọi về quyền lợi người tiêu dùng

Chiều 14/3, Sở Công thương Hà Nội đã phát động Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2024. Các đại biểu nhấn nút phát động Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2024. Chương trình năm nay được triển khai với nhiều điểm mới nhằm tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật đến người tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô. Trong đó có Lễ phát động hưởng ứng “Ngày Quyền của...

Hà Nội phát động Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2024

Năm 2023, Hà Nội đã giải quyết kịp thời, thỏa đáng 29 đơn kiến nghị phản ánh của người tiêu dùng. Chiều 14-3, Sở Công Thương Hà Nội phát động Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2024. Các đại biểu nhấn nút phát động Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2024. Theo Sở Công Thương, năm 2023, Đường dây nóng của thành phố, của Sở Công Thương Hà Nội đã giải quyết...

Cùng tác giả

Khai thác di sản ẩm thực cần chuyên nghiệp

Hoàn Kiếm là trung tâm du lịch của Thủ đô, với phố cổ, hồ Gươm được xem là những nơi khách du lịch “phải đến” khi có mặt tại Hà Nội. Đây cũng là nơi hội tụ những nét đẹp ẩm thực, nhưng việc khai thác giá trị ẩm thực còn không ít hạn chế. Do đó, Hoàn Kiếm đang từng bước “chuẩn hóa”, chuyên nghiệp hóa việc khai thác giá trị ẩm thực một cách bền vững, chú...

Trở về thời bao cấp qua Chương trình quảng bá Du lịch đêm Hà Nội

Chương trình quảng bá Du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch” tổ chức cuối tuần này sẽ giúp khách du lịch được tham gia trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc, nhất là những hoạt động “trở về” thời bao cấp. Khách du lịch được trải nghiệm thời bao cấp khi tham gia chương trình. Cuối tuần này, không gian đảo Ngọc (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) sẽ trở thành một không gian của văn hóa, nghệ...

Robot sẽ nấu “phở số” ở Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024

Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024 hứa hẹn đem đến nhiều hoạt động thú vị, trong đó có “phở số” do robot hỗ trợ chế biến và phục vụ. Với chủ đề “Hà Nội kết nối năm châu”, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 được diễn ra từ ngày 29.11.2024 đến hết ngày 01.12.2024, với sự tham gia đông đảo của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố và các tỉnh, thành...

Khách Tây sợ hãi khi lần đầu ăn chả rươi, cà cuống ở Hà Nội

YouTuber người Mỹ có trải nghiệm đáng nhớ khi ăn thử chả rươi, cà cuống... và loạt món ăn đường phố kỳ lạ tại Việt Nam. Sonny Side là vlogger người Mỹ, chủ kênh Best Ever Food Review Show có 11 triệu người theo dõi trên YouTube. Với niềm đam mê bất tận dành cho ẩm thực, anh thường xuyên đăng tải trải nghiệm nếm thử các món ăn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Sonny đã có trải nghiệm...

Quán phở gà ta có nước dùng ninh 24 tiếng, ngày bán 60kg phở

Nằm trên con phố Huỳnh Thúc Kháng, quán phở (Đống Đa, Hà Nội) chinh phục thực khách nhờ phần gà ta chắc, ngọt thịt. Bát phở gà ta ăn kèm quẩy. Ảnh: Minh Thương Chị Nguyễn Thị Vị (Đống Đa, Hà Nội) - chủ quán Phở Gà Ta cho biết: “Tôi dùng hoàn toàn gà ta để nấu phở vì thịt gà ta có độ dai mềm, thơm và ngọt thịt. Nước dùng của phở gà chỉ bỏ một chút ít mì chính...

Cùng chuyên mục

Khai thác di sản ẩm thực cần chuyên nghiệp

Hoàn Kiếm là trung tâm du lịch của Thủ đô, với phố cổ, hồ Gươm được xem là những nơi khách du lịch “phải đến” khi có mặt tại Hà Nội. Đây cũng là nơi hội tụ những nét đẹp ẩm thực, nhưng việc khai thác giá trị ẩm thực còn không ít hạn chế. Do đó, Hoàn Kiếm đang từng bước “chuẩn hóa”, chuyên nghiệp hóa việc khai thác giá trị ẩm thực một cách bền vững, chú...

Trở về thời bao cấp qua Chương trình quảng bá Du lịch đêm Hà Nội

Chương trình quảng bá Du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch” tổ chức cuối tuần này sẽ giúp khách du lịch được tham gia trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc, nhất là những hoạt động “trở về” thời bao cấp. Khách du lịch được trải nghiệm thời bao cấp khi tham gia chương trình. Cuối tuần này, không gian đảo Ngọc (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) sẽ trở thành một không gian của văn hóa, nghệ...

Robot sẽ nấu “phở số” ở Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024

Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024 hứa hẹn đem đến nhiều hoạt động thú vị, trong đó có “phở số” do robot hỗ trợ chế biến và phục vụ. Với chủ đề “Hà Nội kết nối năm châu”, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 được diễn ra từ ngày 29.11.2024 đến hết ngày 01.12.2024, với sự tham gia đông đảo của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố và các tỉnh, thành...

Khách Tây sợ hãi khi lần đầu ăn chả rươi, cà cuống ở Hà Nội

YouTuber người Mỹ có trải nghiệm đáng nhớ khi ăn thử chả rươi, cà cuống... và loạt món ăn đường phố kỳ lạ tại Việt Nam. Sonny Side là vlogger người Mỹ, chủ kênh Best Ever Food Review Show có 11 triệu người theo dõi trên YouTube. Với niềm đam mê bất tận dành cho ẩm thực, anh thường xuyên đăng tải trải nghiệm nếm thử các món ăn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Sonny đã có trải nghiệm...

Quán phở gà ta có nước dùng ninh 24 tiếng, ngày bán 60kg phở

Nằm trên con phố Huỳnh Thúc Kháng, quán phở (Đống Đa, Hà Nội) chinh phục thực khách nhờ phần gà ta chắc, ngọt thịt. Bát phở gà ta ăn kèm quẩy. Ảnh: Minh Thương Chị Nguyễn Thị Vị (Đống Đa, Hà Nội) - chủ quán Phở Gà Ta cho biết: “Tôi dùng hoàn toàn gà ta để nấu phở vì thịt gà ta có độ dai mềm, thơm và ngọt thịt. Nước dùng của phở gà chỉ bỏ một chút ít mì chính...

Quán phở ngày bán hết hàng yến thịt gà ở Hà Nội

Quán phở trên đường Thanh Bảo (Ba Đình, Hà Nội) là địa chỉ quen thuộc của nhiều thực khách mỗi khi muốn “đổi gió” ăn phở gà, bún thang… Phở gà trộn luôn được nhiều thực khách yêu thích. Ảnh: Hải Ly Biến tấu từ món phở truyền thống, phở trộn là một trong những món ăn được nhiều thực khách ở Hà Nội yêu thích. Chị Nguyễn Hương An (Ba Đình, Hà Nội), chủ quán phở gà bà Ba chia sẻ: “Phở gà trộn là món ăn...

Chí Trung bật mí quán phở gà gia truyền 3 đời ở Hà Nội

Nghệ sĩ Chí Trung tiết lộ quán phở quen trên phố Hòa Mã, Hà Nội, với thịt gà ta chất lượng khó nơi nào có. Ông thích gọi phở gà ít bánh, thêm phao câu. Sau khi về hưu, NSƯT Chí Trung tích cực đăng tải, cập nhật những khoảnh khắc đời thường của bản thân lên mạng xã hội. Trên kênh TikTok của mình, nam diễn viên gây chú ý khi giới thiệu quán phở quen đã ăn nhiều năm nằm...

Quán bún riêu “quý tộc” độc nhất vô nhị ở Hà Nội

Với không gian độc lạ, quán bún riêu nằm cuối ngõ Lương Sử còn thu hút đông đảo thực khách vì hương vị và cách phục vụ chỉn chu. Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xôn xao hình ảnh quán bún riêu với kiểu trang trí mang nét cổ điển, gợi nhắc đến một nhà hàng cho giới quý tộc xưa. Đó chính là quán Bún Ziu Gánh - cô Yến, một địa chỉ quen thuộc của người sành ăn...

Quán cà phê capybara đầu tiên ở Hà Nội đông kín khách

Quán cà phê capybara mới mở cửa một tháng nhưng thu hút đông đảo giới trẻ ghé thăm nhờ trải nghiệm tương tác với chuột lang nước đáng yêu. Capybara có tên tiếng Việt là chuột lang nước, loài chuột lớn nhất thế giới ngày nay. Loài này nổi tiếng với danh hiệu “hoa hậu thân thiện” hay “vận động viên bơi lội xuất sắc” trong thế giới động vật. Capybara ăn cây cỏ, thường sống theo nhóm, con trưởng thành có...

Quán phở trong căn nhà cấp 4 hơn 30 năm đắt khách ở Hà Nội

Nằm ngay đầu đường Quan Nhân, quận Thanh Xuân, quán phở Dũng chưa bao giờ vắng khách trong suốt hơn 30 năm mở bán. Quán phở từ lâu đã trở thành địa chỉ ruột của nhiều thực khách "mê phở" tại Hà thành. Ông Hoàng Quang Dũng - chủ quán, là một người rất mê phở. Thuở nhỏ, ông không có điều kiện ăn phở thường xuyên. Đến khi trưởng thành, ông làm công việc phụ bếp cho một quán phở có tiếng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất