Powered by Techcity

Hải Dương khai hội tôn vinh truyền thống hiếu học xứ Đông và văn hóa đọc Việt Nam

Ngày 24/3, tại Văn miếu Mao Điền, Hải Dương, đã diễn ra lễ khai hội truyền thống Văn miếu Mao Điền và khai mạc Ngày hội sách và văn hóa đọc Việt Nam xuân Giáp Thìn – 2024.

Hải Dương tôn vinh truyền thống hiếu học xứ Đông và văn hóa đọc Việt Nam
Các đại biểu cắt băng khai mạc ngày hội sách và văn hóa đọc. (Nguồn: Mekong ASEAN)

Lễ hội truyền thống Văn miếu Mao Điền là dịp để các thế hệ người Hải Dương hôm nay tỏ lòng tri ân với các bậc Đại khoa, nguyện kế tục và phát huy giá trị của di tích và tôn vinh truyền thống hiếu học xứ Đông xưa, Hải Dương nay.

Sự kiện do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương phối hợp với UBND huyện Cẩm Giàng tổ chức. Lễ hội thu hút đông đảo các đại biểu, nhân dân; đại diện các trường học trong và ngoài tỉnh; đại diện một số dòng họ; các em học sinh, sinh viên cùng du khách thập phương.

Lễ khai hội Văn miếu Mao Điền và lễ khai mạc Ngày hội sách và văn hoá đọc năm 2024 đã cùng được tổ chức nhằm tôn vinh đạo học, trọng trí tuệ, trí nhân, trọng người hiền tài của xứ Đông xưa, Hải Dương nay. Tại sự kiện, các đại biểu đã cắt băng khánh thành khai mạc Ngày hội sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Lễ hội truyền thống Văn miếu Mao Điền năm 2024 diễn ra từ ngày 23-24/3 (tức thứ 7 và chủ nhật 14-15/2 âm lịch). Tiếp theo, từ ngày 25 – 27/3 (từ 16-18/2 âm lịch) diễn ra thi đấu Giải cờ tướng Hội nhà báo tỉnh Hải Dương lần thứ XXVIII. Các nghi lễ và hoạt động đều diễn ra tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Văn miếu Mao Điền, thôn Mậu Tài, xã Cẩm Điền.

Trong những ngày diễn ra lễ hội sẽ có các hoạt động như trưng bày chuyên đề “Văn miếu Mao Điền xưa và nay”, chuyên đề “Giới thiệu thân thế sự nghiệp đức thánh Khổng Tử và các vị đại khoa phối thờ tại di tích”; trưng bày chủ đề “Trường thi Hương trấn Hải Dương tại Mao Điền” với các hình ảnh thi cử nho học, thể lệ thi tại khu vực phía đông nhà tiền tế Văn miếu; hoạt động thư pháp, trưng bày triển lãm thư pháp Hán Việt của các nhà thư pháp tỉnh tại gác Chuông sân Bái đường; trưng bày hoa lan; triển lãm sách và trưng bày gian hàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP huyện Cẩm Giàng…

Hải Dương tôn vinh truyền thống hiếu học xứ Đông và văn hóa đọc Việt Nam
Ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đánh trống khai hội. (Nguồn: Mekong ASEAN)

Văn miếu Mao Điền từ lâu đã trở thành thiết chế văn hoá, giáo dục, khuyến học của tỉnh Hải Dương. Hàng năm, vào dịp tháng 2 và tháng 8 âm lịch tại đây diễn ra lễ hội và lễ dâng hương, nhằm tôn vinh truyền thống khoa bảng, thể hiện sự trân trọng lịch sử.

Phát biểu tại lễ khai hội, ông Nguyễn Văn Công, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội điểm lại ý nghĩa lịch sử của Văn miếu Mao Điền.

Văn miếu Mao Điền tọa lạc tại thôn Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã có lịch sử gần 600 năm và được biết đến là Văn miếu lớn thứ 2 cả nước (sau Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội). Văn miếu Mao Điền nguyên là Văn miếu trấn Hải Dương xưa, khởi dựng vào thời Lê Sơ (thế kỷ XV), tại xã Vĩnh Lại, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng (nay là xã Vĩnh Hưng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) để thờ Khổng Tử. Năm Cảnh Thịnh 9 (1801), để thuận tiện cho việc quản lý của bản trấn, triều đình đã chuyển Văn miếu từ xã Vĩnh Lại về sáp nhập với trường thi Hương ở tổng Mao Điền, tạo nên một trung tâm văn hóa, giáo dục lớn.

Trải qua nhiều cuộc binh lửa, biến thiên và mưa nắng thời gian, sau khi được phục dựng và đại trùng tu, tu bổ vào các năm được đẩy mạnh vào các năm 1801, 1806, 1823 và 1825, 1990, 1994, 1995, 1999, 2001, Văn miếu Mao Điền sau nhiều cuộc đại trùng hưng và đặc biệt cuộc đại trùng tu năm 2002 – 2004 mang lại cho di tích một diện mạo mới xứng đáng là quần thể di tích và danh thắng lớn, nổi bật trong bản đồ du lịch Hải Dương, là niềm tự hào của người xứ Đông về truyền thống khoa bảng, góp phần tôn thêm diện mạo văn hóa Hải Dương ở thời kỳ đổi mới.

Văn miếu Mao Điền được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia năm 1992 và xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt năm 2017.

Văn miếu Mao Điền là nơi thờ Đức Thánh Khổng Tử – ông tổ của Nho giáo và phối thờ 8 vị Đại khoa tiêu biểu cho các triều đại, các lĩnh vực là người con quê hương Hải Dương và các danh nhân có liên quan sâu sắc với mảnh đất Hải Dương như: Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An; Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi; Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh; Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh; Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; Thần toán Việt Nam, Thượng thư Vũ Hữu; Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm; Nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ.

“Công lao và tài đức của các danh nhân mãi mãi là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo, đồng thời nhắc nhớ chúng ta hãy luôn quan tâm tới sự nghiệp giáo dục – đào tạo và bồi dưỡng nhân tài”, ông Nguyễn Văn Công nhấn mạnh.

Hải Dương tôn vinh truyền thống hiếu học xứ Đông và văn hóa đọc Việt Nam
Các đại biểu tham quan gian trưng bày sách tại buổi lễ. (Nguồn: Mekong ASEAN)

Nguồn: https://baoquocte.vn/hai-duong-khai-hoi-ton-vinh-truyen-thong-hieu-hoc-xu-dong-va-van-hoa-doc-viet-nam-265562.html

Cùng chủ đề

‘Cá ao’ bơi ra biển lớn, có làm thì mới có sai

TPO – Khi đọc xong cuốn sách “Có làm mới có sai” của tác giả Noburu Koyama, Lê Thị Thu Hồng,  hiểu ra rằng trên con đường đi đến thành công, không có chỗ cho những người nhút nhát, rụt rè, lo sợ, chưa làm đã nản, chưa thử đã vội buông. Thực ra phải làm mới có thất bại, có thất bại mới có thành công. Sáng nay, 12/9, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức lễ...

Bỏ việc, mở hiệu sách vì con

Vợ chồng chị Nguyễn Hương Lan cùng con gái lớn chia sẻ niềm vui đọc sách tại hiệu sách của gia đình – Ảnh: T.ĐIỂU Tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Pháp, có nhiều năm kinh nghiệm trong vai trò quản trị tài chính cấp cao, một ngày năm 2017, chị Nguyễn Hương Lan quyết định rẽ ngang, mở một hiệu sách thiếu nhi ngoại văn nhỏ. Ngã rẽ này bắt nguồn sâu xa từ một thời trẻ...

Cùng tác giả

Góp phần quảng bá văn hoá, vẻ đẹp Hà Nội

* Chọn ra mắt sản phẩm mới “Cô gái Hà Nội” vào dịp xuân mới Ất Tỵ, bạn muốn gửi gắm điều gì ở sản phẩm này?- MV (video ca nhạc) “Cô gái Hà Nội” lấy bối cảnh những...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi,

Với khí thế tấn công thần tốc, đánh tiêu diệt nhanh, bằng sức mạnh áp đảo, đêm mùng 4, rạng ngày mùng 5 tết Kỷ Dậu, đội quân Tây Sơn tấn công đồn Ngọc Hồi dưới sự đốc chiến...

Du lịch Hà Nội tưng bừng trong kỳ nghỉ Tết

Nhiều điểm đến thu hút kháchKỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay thời tiết thuận lợi, nắng nhẹ và ấm áp nên hoạt động du xuân, vui chơi Tết của người dân và du khách đã rộn ràng ngay...

Mã Nam ở Vườn thú Hà Nội

Trong hành trình khám phá thế giới động vật nơi đây, du khách sẽ không khỏi bất ngờ, thích thú bởi một “bé” hà mã có tên Mã Nam sinh ra tại Vườn thú Hà Nội luôn lũn cũn...

Ngày Xuân nói chuyện mừng thọ

Kính lão, trọng thọXuân Ất Tỵ này, cụ bà Nguyễn Thị Tít (thôn Đoài, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh) như được nhân lên niềm vui khi chính quyền xã tổ chức mừng đại thọ 100 tuổi tại UBND...

Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi,

Với khí thế tấn công thần tốc, đánh tiêu diệt nhanh, bằng sức mạnh áp đảo, đêm mùng 4, rạng ngày mùng 5 tết Kỷ Dậu, đội quân Tây Sơn tấn công đồn Ngọc Hồi dưới sự đốc chiến...

Gửi trọn niềm tin, đong đầy khát vọng

1. Nhìn lại 95 năm lịch sử dân tộc ta có Đảng, chúng ta tự hào về hành trình đã qua. Việt Nam không chỉ có tên trên bản đồ thế giới mà cơ đồ, tiềm lực, uy tín...

Tự hào những “đại sứ” gìn giữ hòa bình

Quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, nữ quân nhân “mũ nồi xanh” đã góp phần quảng bá hình...

Thời điểm đòi hỏi bản lĩnh, trách nhiệm và phát huy niềm tự hào Hà Nội

Bảy định hướng lớn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộcTại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, diễn ra vào ngày 4-12-2024, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn...

MTTQ Việt Nam tiếp tục đổi mới, cùng đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Thứ ba, kế thừa và phát huy thành công của việc huy động nguồn lực xã hội làm nhà đại đoàn kết cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc,...

Quận Ba Đình dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Anh hùng liệt sĩ

Đoàn đại biểu đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm Bắc Sơn và dâng hương tưởng nhớ liệt tổ liệt tông tại Hoàng thành...

Sự bứt phá đi lên của Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng

Trong thành tựu chung của Thành phố Hà Nội, có sự đóng góp quan trọng của HĐND thành phố. HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục là điểm sáng, tiêu biểu trong hoạt động của HĐND các tỉnh, thành...

Nỗ lực hơn nữa để đất nước sánh vai các cường quốc năm châu

Chúng ta phải tập trung mọi nguồn lực để thực hiện Di chúc của Bác Hồ, đó là: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước...

Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Xuân Ất Tỵ 2025 đã về trên mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến. Nhân dịp đón xuân mới, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có bài viết "Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới". Báo Hànộimới trân trọng giới thiệu bài viết này...

Tin nổi bật

Tin mới nhất